Nuôi lươn không bùn trong hồ xi măng là sáng tạo của bà con nông dân, tuy nhiên để nuôi đạt hiệu quả cao, người nuôi cần lưu ý sau:
Chọn nơi làm hồ nuôi là hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lượng nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo xả nước. Hình dáng kích thước hồ tùy theo quy mô nuôi mà quyết định, bể nhỏ có thể vài mét vuông, từ 10 - 30 m2 là thích hợp, phòng không cho lươn bò đi, cấp thoát nước thuận tiện. Có thể tận dụng hồ chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn.
Nếu xây hồ nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm, chiều cao khoảng 1 m, diện tích từ 6 - 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 2 - 4 m để dễ dàng chăm sóc. Đáy hồ nên lát bằng gạch hoặc tráng xi măng thật láng để tránh làm sây sát lươn trong quá trình nuôi. Tốt nhất nên chia thành 3 ngăn: ngăn cho lươn sinh sống (lớn nhất), ngăn thứ hai (nhỏ hơn) cho lươn đẻ và cho ăn, ngăn thứ ba dùng để thu hoạch. Trường hợp nuôi trong hồ có phủ bùn thì xây ngăn lớn nhất phủ một lớp bùn non và thân chuối, cách đáy bể 30 cm có lỗ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn thứ
hai xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và quanh bên có đắp đất sét và đất thịt thành bờ rộng 0,5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn thứ ba kín và thông với ngăn hai bằng một ống có đường kính 20 cm và có lỗ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng chảy tràn phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài. Nếu nước sâu quá, lươn sẽ vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể nên sẽ chậm lớn.
Theo khuyến cáo của Trung tâm thủy sản TP.HCM, lươn không ưa ánh sáng, nên khi bố trí hồ nuôi phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột. Giữ mức nước cao khoảng 0,2 - 0,3 m, phía trên có ống thoát nước có bịt lưới để nước có thể thoát ra ngoài và tránh lươn bò đi khi nước dâng lên tràn. Bố trí vài bóng đèn nhỏ cách mặt nước 30 - 40 cm thu hút côn trùng rớt trên mặt nước làm thức ăn bổ dưỡng cho lươn và còn bảo vệ hồ nuôi. Vào những lúc trời mưa, lươn thường tìm đường thoát đi, vì vậy nên bao lưới quanh hạn chế lươn bò trốn. Ngoài ra còn phải phòng địch hại như mèo, chuột, chim.
Sau khi trải qua thời gian thuần dưỡng, lươn đã quen với điều kiện nuôi nhốt, việc bố trí thức ăn được tiến hành từng bước như sau: Nên cho lươn ăn vào buổi tối và chọn loại thức ăn lươn ưa thích như giun đất (12% trọng lượng lươn). Sau 10 - 15 ngày, có thể cho ăn theo khẩu phần 5 - 8% trọng lượng lươn nuôi. Thời điểm cho ăn thích hợp nhất: từ 15 - 17 giờ. Theo dõi mức ăn của lươn để hạn chế thức ăn thừa, 1 - 2 giờ sau khi cho lươn ăn nên kiểm tra và vớt bỏ phần thức ăn thừa.
ANH ĐỨC - Khoa học phổ thông, 21/05/2019
Nhấn vào đây để xem các thông tin kỹ thuật nuôi lươn
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.