• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng bệnh tổng hợp cho thuỷ sản trong mùa hè

1. Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Thủy sản tỉnh kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cá tại xã Lạc Vệ (Tiên Du).

- Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao.

- Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất có hiệu quả như chế phẩm Vườn Sinh Thái (sử dụng theo quy trình hướng dẫn. Hạn chế dùng kháng sinh và hóa dược, nếu dùng thường xuyên thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao.

- Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa để hạn chế các chất thải hữu cơ vào trong ao. Việc dùng bạt che phủ bờ ao nuôi tôm cũng nhằm đạt được mục đích này. Nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc, đặc biệt cần thiết khi nuôi ở các vùng cửa sông, nơi có hàm lượng lớn phù sa trong nước.

- Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.

2. Quản lý độ trong

Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, CO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao, hàm lượng ôxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và ôxy về ban đêm, gây sốc cho tôm cá. Để có độ trong thích hợp và ổn định, người nuôi cần:

- Dùng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi.

- Định kỳ dùng vôi CaCO3 hay CaMg(CO3)2 để ổn định pH đảm bảo sự phát triển ổn định của tảo phù du trong suốt vụ nuôi.

- Dùng chế phẩm vi sinh (Vườn Sinh Thái, EM) cung cấp thường xuyên và đầy đủ muối dinh dưỡng và CO2 cho tảo phát triển ổn định.

- Khi độ trong quá thấp do tảo phù du phát triển mạnh, cần thay một phần nước hoặc tắt máy sục khí cho tảo dồn vào góc ao theo chiều gió.

3. Quản lý pH

Độ pH nước tăng cao hay xuống thấp không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thuỷ sản nuôi mà còn gây chết khu hệ thủy sinh trong ao, gây tàn tảo và tác động xấu tới môi trường, sức khỏe thủy sản. Độ pH nước ao còn ảnh hưởng đến tính độc của các loại khí NH3 và H2S tới đời sống của thủy sản nuôi.

4. Quản lý lượng khí Amoniac (NH3)

Sự tồn tại của khí NH3 trong hệ thống nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất lợi cho đời sống của vật nuôi. Có thể ức chế quá trình đào thải và ứ đọng NH3 trong cơ thể dẫn đến đầu độc sinh vật nuôi. Trường hợp nặng có thể gây chết, nhẹ có thể gây sốc. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh như chế phẩm Vườn Sinh Thái…, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao.

- Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính ôxy hóa cao để khử một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, BKC, H2O2 …)

Khi cần thiết cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới để giảm khẩn cấp hàm lượng NH3 trong ao nuôi.

5. Quản lý khí Sulfua hydro (H2S)

Để tránh hiện tượng tôm cá bị sốc hay chết do H2S, trong nuôi trồng thủy sản có một số biện pháp sau:

- Tăng cường hoạt động đảo nước, sục khí để H2S có thể thoát ra ngoài.

- Khi nuôi tôm cá tại những rừng ngập mặn, cần vét hết chất thải, bùn sau mỗi chu kỳ nuôi, đầm nén kỹ đáy ao.

- Khi có dấu hiệu tôm cá bị ngộ độc do H2S, có thể thay nước khẩn cấp để cứu đàn vật nuôi, sau đó tìm cách khử nguồn gốc sinh ra loại khí độc này.

Nguyễn Tuấn (Theo Tài liệu Khuyến nông) - Báo Bắc Ninh, 22/06/2018

Nhấn vào đây để xem tất cả các bài viết về nuôi thủy sản mùa nắng, nóng

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang