• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Các yếu tố cần thiết để nuôi cá không dùng kháng sinh

Gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đã liên tục cảnh báo về dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green và chất chuyển hoá Leuco Malachite Green. Ngành Nông nghiệp tỉnh và các ngành chuyên môn đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho hầu hết các cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc thú y trong tỉnh để cảnh báo việc nghiêm cấm kinh doanh các loại thuốc có hoạt chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành để giám sát tình hình kinh doanh và sử dụng thuốc cấm trong nuôi trồng thuỷ sản. Theo các nhà chuyên môn ngành thuỷ sản cho biết: do bà con ngư dân nuôi cá chưa đúng kỹ thuật, ít quan tâm đến môi trường cá nuôi nên cá bị bệnh nhiều buộc lòng bà con ngư dân sử dụng thuốc để phòng trị bệnh, lợi dụng tình hình này nhiều hộ kinh doanh đã đưa một số loại thuốc hạn chế sử dụng rẽ tiền, có dư lượng chất độc hại cao để bán cho ngư dân sử dụng nhằm thu lợi cao, đã làm cho chất lượng cá nuôi không đạt yêu cầu.

Một vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để nuôi cá hạn chế thấp nhất đến không dùng kháng sinh trong mô hình cá nuôi hiện nay. Rất nhiều ý kiến, nhiều cách nuôi cá được nhiều nhà khoa học và giới chuyên môn ngành thuỷ sản đưa ra khuyến cáo trong bà con ngư dân. Bộ phận kỹ thuật của Cty Liên doanh Anova Bio thì cho biết: Sau mỗi vụ nuôi đáy ao đều tồn đọng 1 lớp bùn đen rất dầy có chứa nhiều độc chất, muốn nuôi vụ mới cần phải xử lý sạch bằng vôi bón sương vào nền đáy và phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Sau khi cấp nước vào ao, bà con ngư dân có thể dùng Sundine 57 với liều lượng 1 lít/1.000 m3 nước tạt đều ao. Cá giống phải được giám sát trước khi bắt thả vào ao nuôi, để tránh trường hợp một số cơ sở ương giống dùng kháng sinh trong quá trình nuôi thúc trước khi xuất bán. Trước khi đặt cá giống bà con ngư dân yêu cầu cơ sở ương giống sử dụng Antido trộn vào thức ăn với liều 5g/1ký thức ăn trước 5 ngày bắt cá giống nhằm hạn chế shook khi vận chuyển. Đối với cá tra cở thích hợp là 2,5cm, mật độ thả từ 30 đến 40 con/m2, cần bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá và chúng có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường nuôi mới, bà con ngư dân có thể dùng sản phẩm Cetafish với liều lượng 5g 1ký thức ăn.

Do bà con ngư dân áp dụng nhiều loại thức ăn cho mô hình nuôi cá, đôi khi bà con không kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa tồn dư đáy ao làm cho môi trường nuôi cá ngày càng dơ là điều kiện phát sinh dịch bệnh. Cá thả được 1 tháng tuổi bà con ngư dân nên thường xuyên xử lý đáy ao, định kỳ 10 ngày bà con ngư dân có thể sử dụng Zeofish với liều lượng 3 ký/1000m3 nước tạt đều ao. Cá 2 tháng tuổi trở lên đến cuối kỳ nuôi bà con ngư dân có thể tăng dần số lượng Zeofish tạt vào ao lên từ 4 đến 5 ký/1.000 m3 nước, nếu ao nào quá dơ có thể tăng đến 6 ký/1000 m3 nước.

Trong suốt quá trình nuôi bà con ngư dân có thể trộn thêm men vi sinh đường ruột vào thức ăn cho cá, sẽ giúp cá tiêu hoá hết thức ăn, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi và đặc biệt khi cá khoẻ mạnh các chất thải của cá ít sẽ hạn chế dơ nền đáy. Bà con ngư dân có thể dùng sản phẩm Probio fish liều lượng 100g/25 – 30 ký thức ăn.

Một trong những vấn đề mà bà con ngư dân phải hết sức quan tâm đó là sự xuất hiện của tảo trong giai đoạn cuối kỳ nuôi cá, nếu tảo phát triển nhiều trước tiên sẽ làm cho nước trong ao thiếu dưỡng khí cá thường nổi đầu hoặc tìm nơi có dòng nước để ngốp, ngoài ra lượng tảo lớn sẽ là một trong những tác nhân làm cho thịt cá có màu vàng làm giảm chất lượng cá nuôi của mình. Kỹ sư Nguyễn Kiến Phong, Cty Liên doanh Anova cho biết để có thể khắc phục lượng tảo phát triển, bà con ngư dân có thể dùng Avaxide với liều lượng 1 lít/1000 m3 nước tạt định kỳ 15 ngày/lần. Nếu cá tra thịt vàng bà con ngư dân có thể sử dụng Novitol với liều lượng từ 2 đến 3 gram/1 ký thức ăn, cho ăn thường xuyên đến khi thu hoạch cá sẽ đạt chất lượng cao.

Do vậy một số yếu tố cần thiết để nuôi cá được khoẻ mạnh bà con ngư dân cần quan tâm đó là chuẩn bị ao cho tốt, chọn giống khoẻ mạnh đồng cở, thường xuyên quan tâm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho môi trường cá nuôi sạch sẽ. Một trong số các yếu tố cần thiết trên và tuỳ vào điều kiện sinh thái của mô hình nuôi cá của mình, bà con ngư dân có thể tham khảo, thử nghiệm để có thể áp dụng đạt hiệu quả cao nhất, đây cũng là mong muốn của hầu hết bà con ngư dân nuôi trồng thuỷ sản hiện nay cho mô hình nuôi cá của mình thành công.

Trung Liêm - WAG, 17/5/2005

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang