• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản 

Đó là SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản như lươn, ếch, ba ba, cá lóc. Trong các loài cá nước ngọt có lẽ cá mè trắng, cá rô phi có sức sinh sản tương đối cao.  

Cá rô phi nuôi 3 – 4 tháng đã sinh đẻ, cỡ cá 10cm có 90 – 1000 trứng. Một năm đẻ 8 – 9 lần, thời gian ấp nuôi 15 – 20 ngày, ấp trứng 3 – 4 ngày ở trong miệng rồi nở ra cá con. Nhiệt độ 5 – 110C, trước đây đã thử nghiệm và theo dõi kết quả ở xã Thanh Phương (Hà Tây), lúc đầu nuôi 3kg cá rô phi sau 3 năm thu được 10 tấn, còn ở Rạng Đông (Ninh Bình) từ 25 kg cá rô phi qua 5 năm thu được 130 tấn.

 Cá mè trắng 1kg cá bố mẹ cho đẻ theo phương pháp nhân tạo thu được 7,5 – 10 vạn trứng, đem ấp sau 21 ngày nở thành 2 –3 vạn con cá bột (cỡ 7 – 8mm) nuôi tiếp 1 –2 tháng thu được 1 vạn đến 1,5 vạn cá giống. Con cá cái cỡ 4–6kg/con đẻ được 40 – 50 vạn trứng, đã cho đẻ tái phát dục 3 –4 lứa/năm. Cá hương trung bình một ngày lớn tăng 1,2mm, cá mè giống trung bình tăng 5g/ngày.  

Như vậy là nuôi cá rô phi, cá mè trắng từ chỗ cho chúng ăn bằng phân hữu cơ, phân vô cơ, lá dầm... bón xuống ao gây sinh vật phù du làm thức ăn cho cá, rồi cho đẻ SX ra cá bột, cá hương, cá giống để làm thức ăn cho các đặc sản nước ngọt.  

Hiện nay phong trào nuôi ếch, ba ba, lươn, cá lóc... đang mở rộng, trừ một số gia đình ở các chợ nông thôn hay các bến cá ở vùng ven biển dễ mua cá vụn "đầu thừa đuôi thẹo" của cá làm thức ăn cho các loài đặc sản trên, còn các nơi khác nhiều khi rất bị động về giải quyết nguồn thức ăn bằng động vật tươi cho các loài nuôi.  

Ngoài việc nuôi cá rô phi, mè trắng còn phải có kế hoạch nuôi các loại động vật phù du như Daphnia, ấu trùng muỗi, nuôi giun và các loài động vật khác, đồng thời SX thức ăn bằng chế biến tổng hợp. Có như vậy mới chủ động được nguồn thức ăn nuôi các đặc sản nước ngọt và các loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

 NNVN, 10/10/2003

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang