• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi cá ghép – một hình thức xử lý giúp giảm thiểu ô nhiểm môi trường nước bằng phương pháp sinh học

Có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý các chất thải hữu cơ. Tiêu biểu là việc sử dụng hệ sinh vật để phân hủy hoặc hấp thụ/hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ từ chất thải sản xuất và sinh hoạt. Có thể nêu lên một số phương pháp sau:

- Sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải, phổ biến là việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

- Sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ 

Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn.

Nguồn nước ô nhiễm hữu cơ chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng. Người ta sử dụng các loại thực vật như tảo, rong, sinh vật phù du hay các loài cây thủy sinh khác (rau, bèo, ..)  để hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1 – Chính là động vật ăn thực vật. Các loài ăn phù du và thực vật trong nuôi cá ghép là các loài cá tai tượng, sặc rằng, cá hường, rô phi… Như vậy nuôi cá ghép là cung cấp các loài cá sao cho chúng có thể tham gia vào chuỗi thức ăn trong thủy vực vừa giúp xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa vừa tạo ra sinh khối để tăng năng suất sản xuất của thủy vực (trong đó có năng suất cá nuôi). 

Nuôi cá ghép nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn hiện diện trong ao nuôi ở mọi tầng nước. Vì vậy, trong quá trình nuôi, muốn chọn loài cá ghép với nhau trong cùng một ao, bà con cần chú ý đến đặc điểm sinh học của các loài cá thả nuôi bao gồm chúng sống ở tầng nước nào, tầng đáy, tầng giữa hay tầng mặt; Chúng ăn loại thức ăn nào: ăn thực vật, ăn động vật hay ăn phiêu sinh (động thực vật nổi)… Khi ghép, tránh ghép 2 loài có tính ăn giống nhau ví dụ cá lóc và cá tai tượng đều là cá ăn động vật và sống tầng đáy. Cá trắm cỏ và tai tượng đều ăn thực vật và sống từ tầng giữa lên tầng trên. Cá sặc rằng và rô phi đều ăn tảo và phiêu sinh vật, sống tầng trên… để tránh chúng tranh giành thức ăn, và làm cho cá nuôi không phân bố đều trong ao. Nếu có ghép 2 loài có cùng tính ăn và vùng phân bố thì chia mật độ cho hợp lý. Ví dụ có thể thả 10 % cá ăn tảo và phiêu sinh thì nếu chọn 2 loài, mỗi loài thả 5 % mật độ.

Nguyên tắc ghép là có đủ 3 loài ăn động vật, thực vật và phiêu sinh và sống ở cả 3 tầng nước từ trên mặt xuống dưới đáy. Như vậy, khi cung cấp thức ăn cho cá ăn động vật, thức ăn dư thừa và chất thảy của cá ăn động vật sẽ làm phát triển tảo và phiêu sinh trong ao. Lúc này Tảo và phiêu sinh lại là thức ăn cho 2 loài còn lại. Nhờ đó, nuôi cá ghép giúp xử lý môi trường nước bằng phương pháp sinh học, hạn chế ô nhiễm rất hiệu quả. Đồng thời bà con không lãng phí nguồn thức ăn có sẳn trong ao. Tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, tính hiệu quả nuôi của các loài cá nuôi, mà bà con chọn các loài để ghép cho phù hợp.

Ngọc Lê - Khuyến nông TPHCM, 12/2014

Xem tất cả các thông tin kỹ thuật về nuôi xen, nuôi ghép tôm - cá - cua

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang