• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiềm năng nuôi tôm sú ở vùng nước lợ có nồng độ muối thấp

Tiềm năng nuôi tôm sú ở vùng nước lợ có nồng độ muối thấp

Preliminary Observation on Culture of Penaeus monodon in Low-Saline Waters 

Abstract: The feasibility of semi-intensive culture of Penaeus monodon in low saline environment was investigated by comparing the growth and production in low (0.16 - 6.52 ppt) and high (4.60 - 19.42 ppt) saline areas at two stocking densities (10.5 and 16 individuals/m2). After 135 days of culture, yield of shrimp in low and high stocking densities was 1 563.37 kg/ha and 2 274 kg/ha, respectively, in low saline ponds, and 1 173.00 kg/ha and 1 974.00 kg/ha, respectively, in high saline ponds. Food conversion ratio (FCR, 1.31 - 1.58) and specific growth rate (SGR 21.04 - 21.19%) were higher in low saline ponds as compared to high saline ponds (FCR, 1.35 - 1.68; SGR, 19-22 - 19.88%). Growth of shrimp was satisfactory in low saline ponds even when salinity decreased after 60 days of culture to almost freshwater level (0.16 ppt) indicating the viability of semi-intensive culture of P. monodon in low saline environment. 

Khả năng nuôi bán thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) trong môi truờng nước có nồng độ mặn thấp đã được nghiên cứu bằng cách so sánh sự tăng trưởng và năng suất trong các khu vực nuôi với nồng độ muối thấp (0.16-6.52ppt) và nồng độ muối cao (4.6-19.42ppt) ở hai mật độ thả nuôi (10.5 và 16 con/m2). 

Sau 135 ngày nuôi, năng suất của tôm với mật độ thả nuôi thấp và cao là 1563.37kg/ha và 2274/ha kg theo thứ tự tương ứng trong các ao nuôi với nồng độ muối thấp là 1173kg/ha và 1974kg/ha đối với các ao nuôi ở nồng độ muối cao. 

Tỷ lệ hoán chuyển thức ăn (hệ số thức ăn =FCR= 1.31-1.68), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR (Specific growth rate) = 21.04-21.19%) đạt cao hơn trong những ao nuôi ở nồng độ muối thấp khi so sánh với các ao nuôi ở nồng độ muối cao (FCR= 1.35-1.68; SGR=19.22-19.88%). 

Sự tăng trưởng của tôm là rất tốt trong các ao nuôi ở nồng độ muối thấp ngay cả khi nồng độ muối giảm xuống tới mức gần như nước ngọt sau 60 ngày nuôi (0.16ppt) cho thấy khả năng thực tiễn của nuôi bán thâm canh Tôm sú (P. monodon) trong môi trường có nồng độ muối thấp.

Từ lâu người ta cho rằng một phạm vi nồng độ muối trong khoảng 15-22ppt là tối ưu cho việc nuôi tôm sú trong các vùng ven biển có nồng độ muối cao. Nhưng người ta nhìn chung đã chấp nhận rằng tôm sú P. monodon có thể sinh trưởng rất tốt trong điều kiện gần như nước ngọt. Một nghiên cứu sơ bộ đã được tiến hành để xác định sự tăng trưởng và năng suất của tôm sú P. monodon trong các thủy vực nước có nồng độ muối thấp và cao. Phương pháp nuôi trong thực tiễn được áp dụng cho hai vùng là tương tự như nhau bao gồm: phơi ao, cày xới đáy ao và bón vôi với liều lượng 500kg/ha sau đó lấy nước vào ao nhờ vào thủy triều tới độ sâu 50 cm, sử dụng bánh dầu cây mohua (Bassia latifolia) với liều 400kg/ha để diệt tạp và hậu ấu trùng tôm được thả một tháng sau khi sử dụng thuốc diệt cá. Việc thả giống được tiến hành với hậu ấu trùng tôm sú (trọng lượng trung bình đạt 0.02g) ở hai mật độ thả nuôi (10.5 và 16 con/m2). Thức ăn bổ sung chứa 38-40% protein (đạm), 5% chất béo và 3% chất xơ được rải vào ao với tỷ lệ nằm trong khoảng 2-20% lượng sinh khối hiện có (khối lượng tôm có trong ao) với tỷ lệ cho ăn cao hơn ở những giai đoạn đầu của quá trình nuôi. Số lượng thức ăn được điều chỉnh dựa vào sự ước lượng lược sinh khối tôm trong ao (trọng lượng cá thể trung bình x tỷ lệ sống) và kiểm tra sàng ăn. Trọng lượng trung bình (ABW=Average Body Weight) được ước lượng bằng cách xem xét trọng lượng bình quân của 500 tôm được thu mẫu bằng chài từ những khu vực khác nhau trong ao. Tỉ lệ sống được ước lượng bằng cách cân nhắc số lượng bình quân của tôm cho một lần chài trong khoảng diện tích bao trùm trung bình 10m2 và diện tích của ao như đã được đề nghị bởi Saha và cộng tác viên.

Tôm được thu hoạch sau 135 ngày nuôi và năng suất cũng được ước lượng. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt được tính toán hai tuần một lần theo cách tính của Dash và Patnailk (1994). Các thông số về chất lượng nước như là nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và nồng độ muối được kiểm soát hàng ngày vào buổi sáng, độ trong được đo vào buổi trưa theo phương pháp chuẩn (APHA 1981). Vào mỗi tuần trăng (khi nước triều lớn) nước ao được thay bằng nước triều từ 20-25% và độ sâu 85 cm được duy trì trong ao. Kết quả cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa về các đặc điểm thủy lý thủy hóa của nước trong cả hai môi trường (nước có độ mặn thấp và cao) ngoại trừ về nồng độ muối. Biên độ nhiệt vào buổi sáng nằm trong phạm vi từ 27.9 - 31.6oC và 28.2 - 30.2oC trong các vùng nước có nồng độ muối thấp và cao theo thứ tự tương ứng. Trong khi đó pH mang tính kiềm trong suốt thời gian nuôi, biến động từ 8.11 - 8.67 trong các ao có nồng độ muối thấp và 8.16 - 8.58 trong các ao có nồng độ muối cao. Lượng oxy hòa tan trung bình biến động trong khoảng 4.64 - 6.40ppm và 5.03 - 6.14 ppm trong các ao nước lạt (nồng độ muối thấp) và mặn (nồng độ muối cao) theo thứ tự. Độ trong đo bằng đĩa Secchi trong các ao là 24.21 43.40cm trong ao nước lạt và 24.35 - 51.75 cm trong các ao nước mặn. Nồng độ muối (trung bình của cả hai ao) của các ao nước lạt nằm trong phạm vi 0.19 - 6.39ppt mà độ mặn này khác biệt có ý nghĩa thống kê (t=3.56; P<0.01) với vùng có nồng độ muối cao hơn (4.69 - 19.21ppt). Trọng lượng trung bình của tôm sú khi thu hoạch sau 135 ngày nuôi đạt cao hơn (2.64g và 28.43g) trong các ao nuôi nước lạt so với nuôi trong các ao nước mặn (25.98g và 27g). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của tôm trong tất cả các ao tăng một cách ổn định tới 45 ngày nuôi, sau dó giảm xuống và tăng trở lại từ 60 ngày nuôi trở đi. Điều này có thể phản ánh thực tế rằng tôm ấu trùng nhìn chung phụ thuộc vào thức ăn thực vật nổi ở giai đoạn đầu sau đó chúng thuần hóa từ từ với thức ăn bổ sung (thức ăn viên). Sự tăng trưởng giảm xuống trong suốt giai đoạn chuyển tiếp này. SGR ở c hai mật độ thả nuôi trong các ao nuôi nước mặn đạt cao hơn so với các ao nuôi nước lạt từ ngày nuôi thứ 30. Điều này có thể là do bị nh hưởng bởi sự phát triển được quan sát thấy của lab-lab trong các ao có nồng độ muối cao hơn mà những lab-lab này được tôm sú sử dụng cho tới khi chúng đạt kích thước 10 cm (khoảng 7g). Sau đó, tỷ lệ sống bị giảm xuống mạnh mẽ trong các ao nuôi được quản lý đối với lab-lab. SGR của tôm là 21.19 và 21.04 trong các vùng nuôi nước lạt và 19.22; 19.88 ở các vùng nuôi nước mặn với giá trị đầu là trong các ao nuôi có mật độ thả thấp hơn. Tỷ lệ sống thấp của tôm có liên quan đặc biệt tới SGR trong tất cả các ao ở mức độ thống kê có ý nghĩa 1%. Năng suất thực thu sau 135 ngày nuôi là 1563.37 - 2274.4kg/ha trong các ao nuôi có nồng độ muối cao hơn và 1173 - 1944 kg/ha trong các ao nuôi ở nồng độ muối cao hơn với giá trị đầu là của mật độ thả nuôi thấp hơn. Hệ số thức ăn trung bình (được ghi nhận mỗi hai tuần một lần) là 1.31 và 1.58 trong các ao nuôi nước lạt và 1.35; 1.68 trong các ao nuôi nước mặn với giá trị đầu là ở mật độ thả nuôi thấp hơn. Điều này phản ánh hiệu quả hoán chuyển thức ăn cao hơn trong môi trường nuôi nước lạt. Sự kết luận là tăng trưởng và năng suất của tôm sú thì không những có khả năng thực thi ở môi trường có nồng độ muối thấp mà còn tốt hơn so với nuôi trong môi trường có nồng độ muối cao. Gura và cộng tác viên (1993) quan sát được sự tăng trưởng lên tới 26.3g sau 135 ngày nuôi ở mật độ th 3 con/m2 và phạm vi nồng độ muối của ao nuôi từ 4 -10.8 ppt. Họ cho rằng tôm có thể tăng trưởng trong môi trường lạt hơn nữa, vượt quá giới hạn của nồng độ muối thấp. Manik và cộng tác viên (1978) báo cáo rằng sự tăng trưởng của tôm sú là có thể trong môi trường nước lạt, cho thấy một khả năng chịu đựng rộng về nồng độ muối của loài (rộng muối). 

 

S.B. Saha, S.B. Bhattacharyya and A. Choudhury, Naga, the ICLARM quaterly, Vol. 22, No. 1, Jan-March 1999.

S.B. Saha is a Senior Scientific Officer of Bangladesh Fisheries Research Institute, Rangamati - 4500, Bangaldesh; S.B. Bhattacharyya is Farm Manager, Mari-Gold Aqua, Haroa, 24-Parganas (N), WB, India and A. Choudhury is General Secretary, S.D. Marine Biological Research Institute, Bamankhali, Sagar Island -743 373, 24-Parganas (S), WB, India. 

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin nuôi tôm độ mặn thấp

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi tôm


 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang