• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi tôm sú nước ngọt: Cần hoạch kỹ nếu muốn mở rộng diện tích

Một số nông dân trong vùng ngọt hoá ở các huyện Vĩnh LợI, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đã tự nghiên cứu và nuôi thử nghiệm tôm sú trên ruộng lúa. Ban đầu vài ba hộ, sau thấy có kết quả, các hộ xung quanh cùng nhau tổ chức nuôi. Đến nay diện tích nuôi tôm sú trong vùng nước ngọt toàn tỉnh Bạc Liêu đã lên đến 2.099 ha và đang có chiều hướng gia tăng. Nông dân các tỉnh: Trà Vinh, Cà Mau cũng đang rầm rập làm theo mô hình này.

Nuôi như thế nào?

Nông dân Nguyễn Công Trứ, ấp Chăkdot, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu nói: Gia đình tôi có 6,5 công đất. Từ năm 1998 đến nay, mỗi năm tôi nuôi 2 vụ tôm sú và trồng một vũ lúa. Nuôi tôm sú vụ 1 từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, vụ 2 từ tháng 3 đến tháng 6 am lịch. Vụ lúa trồng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch.

Trước khi nuôi, chúng tôi đào mương bao xung quanh ruộng, mặt mương rộng 3 m, chiều cao từ đáy mương bao đến mặt ruộng là 1m. Chiều cao từ mặt ruộng đến mặt bờ bao 0,6m. Các vụ kế tiếp, trước mỗi vụ nuôi vét sạch lớp bùn đáy mương bao. Bừa trục gốc rạ trên mặt ruộng. Lấy nước vào mặt ruộng 20cm và giử lại 5-7 ngày để làm mục gốc rạ và xổ rửa phèn. Sau đó phơi ruộng 5-7 ngày, chỉ phơi vừa ráo mặt ruộng. Hai ngày trước khi lấy nước vào ruông lần thứ 2 rải vôi bột với lượng 100kg/ công. Nước lầy vào ruộng sao cho mức nước trên mặt ruộng là 40cm, dùng nhóm thuốc có hiệu lực diệt cua, tép để diệt tạp. Dùng phân bón, hoá chất để gây màu nước. Khi nước có màu xanh vỏ đậu, thả giống từ khu ương sang.

Con giống mua về chưa thích nghi với độ mặn thấp của nước trong ruộng nên phải thuần giống, thời gian thuần là 24 giờ, sau đó thả tôm vào khu ương diện tích 500m vuông và chuẩn bị ruộng. Tôm được giử ở khu ương 7-15 ngày, cho tôm ăn thức ăn tự chế: 300g cá đã bỏ xương, hấp chín cho 40.000 con/ ngày, cũng có lúc thay bằng thức ăn công nghiệp400g/ ngày, mỗi ngày cho ăn 6 lần. Thả tôm ra ruộng mật độ thả 6 con/ mét vuông cho ăn thức ăn công nghiệp theo sự hướng dẫn ghi ở ngoài bao bì. Dựa vào thức ăn ở trong sàn để tính toán lượng thức ăn mỗi ngày.

Kiểm tra pH thường xuyên mỗi ngày , nếu pH tăng cao thay 25% nước mới, nếu pH thấp ải vôi 20kg/công. Định kỳ 25 ngày gây màu nước một lần, thường gây màu nước sau khi cấp nước.Trong quá trình nuôi ít thay nước, chủ yếu là cấp thêm nước mới.

Với cách nuôi như trên, bình quân mỗi vụ thu 350kg tôm (trong 6,5 công ruộng), kích cỡ thu hoạch từ 28-35 con/kg. Trừ chi phí 20 triệu đông, lãi từ 18-20 triệu đồng/ vụ nuôi. Nhiều nông dân khác cũng làm tương tự, quy trình tóm tắt như sau:

- Chuẩn bị ao: Trước khi nuôi đào mương bao quanh. Đối với mương cũ vét sạch lớp bùn đáy, cấp nước ngâm từ 5-10ngày rồi xổ để rửa phèn. Phơi ruộng từ 5-10ngày. Tiếp tục cấp nước, xử lý nước, gây màu nước rồi mới tiến hành thả tôm. Mật độ thả từ 5-6 con/mét vuông.

- Chăm sóc, quản lý: Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, nhiều hộ bổ sung vitamin tổng hợp, dầu mực để kích thích tôm bắt mồi, mau lớn. Giữ pH nước luôn ổn định từ 7,5 đến 8,5. Chưa thấy tôm có biểu hiện bệnh gì mới, nhìn chung tôm ít bị bệnh.

- Thời gian nuôi hơn 3 tháng, kích cỡ tôm thu hoạch trung bình 30con/kg.

Cần quy hoạch kỹ

Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân, hiệu ttrưởng Trường Đại Học An Giang nói: Muốn nuôi tôm nước ngọt trên vùng đất trồng lúa phải quy hoạch kỹ. Nếu cứ để mỗi hộ nông dân thuần hóa giống trên mảnh đất của mình thì sẽ rãi mặn ra khắp nơi, hậu quả sẽ như thế nào?

Chúng ta có thể mở rộng mô hình này nếu được quy hoạch tốt. Khi làm nhớ chú ý đến đầu tư vốn và mở rộng diện tích. Nếu đầu tư cao, mở rộng diện tích lớn, sản lượng làm ra nhiều, tôm dễ bị rớt giá, sẽ khó lấy lại vốn. ở An Giang, lúc đầu các hộ nuôi cá tra ít, giá cá 11.000 - 12.000 đồng/kg. Bây giờ nhiều hộ nuôi nên giá chỉ còn 5000 - 6000đồng/kg.

Hiện nay nông dân nuôi tôm sú nước ngọt thu được kết quả tốt là vì làm, diện tích còn ít nên môi trường chưa bị ô nhiễm. Không nên căn cứ vào diện tích nhỏ rồi nâng lên thành diện tích lớn và cũng đừng vì giá lúa thấp quá mà chúng ta bỏ cây lúa. Nông dân nên làm một vụ tôm, một vụ lúa. Làm tôm, ô nhiễm môi trường mỗi ngày trở nên trầm trọng hơn, nếu kết hợp trồng lúa sẽ làm cho môi trường thay đổi và phục hồi lại. Trong mùa lúa, nên kết hợp thả tôm càng xanh, mô hình lúa + tôm càng xanh sống ất khỏe.

Việc nông dân nuôi tôm ở độ mặn thấp hơn 2 - 3 phần ngàn, ít thay nước thì không ảnh hưởng đến việc trồng lúa. Đặc tính của cây lúa chịu mặn tới 4 phần ngàn. Ngày xưa có giống lúa nàng cao đỏ chịu mặn tới 10 phần ngàn, bây giờ có các giống lúa chịu mặn năng suất cao như IR 72.

NAM ANH, KHPT - 8/6/2001

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin nuôi tôm độ mặn thấp

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi tôm

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang