• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Các cách giảm chi phí nuôi tôm

Chào mừng bà con đến với bản tin kỹ thuật thủy sản của Việt Linh hôm nay!

Khi giá tôm giảm còn giá thức ăn, vật tư, giá điện và nhân công tăng lên, bà con cần tính toán thật cẩn thận và áp dụng các biện pháp giảm chi phí nuôi để bảo toàn nguồn vốn.

Bước 1: Xác định về nguồn vốn: Nếu thiếu vốn thì cần cắt giảm chi phí thức ăn, điện nước chạy quạt, chạy oxy đáy, tiền thuê nhân công… thì cần cắt giảm mật độ thả nuôi. Giảm mật độ thả nuôi không những giảm chi phí mà còn giúp môi trường ao nuôi ổn định hơn, ít ô nhiễm hơn, ít biến động, dễ quản lý, tôm nhanh lớn, ít bệnh tật.

Bước 2: Xác định tối đa hiệu suất nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí bằng cách chỉ thả nuôi theo khả năng trang bị thiết bị quạt nước, oxy đáy và các nguồn lực khác.

Trong quá trình nuôi cần áp dụng các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Thay đổi cách cho ăn: Thức ăn chiếm 50 đến 60% chi phí nuôi tôm. Trong đó khoảng 1 phần 5 lượng thức ăn bị thải vào môi trường mà không được tôm sử dụng gây ô nhiễm nước và đáy ao.

- Do đó, bà con có thể giảm tổng lượng thức ăn trong ngày xuống còn 70-80% so với công thức tính toán lý thuyết và không chia đều thức ăn cho các cữ mà cho ăn khi nhiều hơn, khi ít hơn theo nguyên tắc sau: 

- Cho tôm ăn nhiều hơn vào những lúc tôm ăn nhiều: sáng sớm và chiều tối. 

- Giảm lượng thức ăn vào những cữ tôm ăn ít: ban đêm, trưa nắng.

- Giảm lượng thức ăn khi: tôm lột xác, trời nắng gắt, trời mưa lạnh, môi trường ao nuôi có sự thay đổi đột ngột 

- Tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nhất là giai đoạn tôm còn nhỏ.

- Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt để tăng sức khỏe và tăng trưởng của tôm, hạn chế ô nhiễm và dịch bệnh cũng là để giảm chi phí về thuốc, hóa chất xử lý.

Biện pháp 2: Chi phí cho thuốc, vi sinh, hóa chất thường chiếm từ 20 đến 30% chi phí nuôi tôm. Theo Việt Linh bà con cần thường xuyên kiểm tra môi trường nước và sức khỏe của tôm để giảm thiểu chi phí xử lý và điều trị.

- Phát hiện sớm các dấu hiệu ô nhiễm của môi trường hay bệnh tật của tôm để xử lý sớm.

- Sử dụng thuốc và vật tư, hóa chất đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng. 

Biện pháp 3: Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp.

Biện pháp 4: Tìm nguồn cung ứng vật tư và thức ăn đảm bảo chất lượng nhưng giá rẻ hơn.

Việt Linh cám ơn bà con đã đọc bản tin này, chúc bà con những vụ nuôi thành công, thật nhiều sức khỏe và niềm vui.

Việt Linh © 2023

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang