Phần 1: Các hiện tượng cần chú ý khi nuôi tôm trong mùa mưa.
Khi trời mưa, ôxy hòa tan, pH, độ kiềm, độ mặn sẽ giảm đột ngột, bà con nuôi tôm dễ dàng nhận thấy các hiện tượng này khi đo các chỉ tiêu môi trường.
Nhiệt độ giảm làm tôm bị stress, tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn, kiểm tra nhá (vó) sẽ thấy thức ăn dư nhiều. Thức ăn dư thừa vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường ao.
Nhiệt độ thay đổi, môi trường biến động cũng làm cho tôm bị kích thích lột xác nhiều hơn.
Mưa kéo dài gây ra tảo tàn, sụp tảo do thiếu ánh nắng làm cho tảo không quang hợp được. Xác tảo cùng với thức ăn dư thừa, vỏ tôm lột tích tụ trong ao làm môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy sau những ngày có mưa, khi trời có nắng và nhiệt độ tăng lên lại, các nhóm vi khuẩn có hại phát triển ấn át vi khuẩn có lợi, nồng độ các độc chất amonia, nitrit, H2S thường tăng mạnh, môi trường xấu đi, phát triển mầm bệnh gây nguy hại cho sức khỏe của tôm. Bà con sẽ thấy tôm yếu, nhất là sau khi lột xác, sức đề kháng thấp nên dễ bị nhiễm bệnh đường ruột, mềm vỏ.
Mưa cũng làm nồng độ khoáng chất trong nước giảm do đó cần bổ sung khoáng.
Phần 2: Các biện pháp và cách xử lý khi nuôi tôm mùa mưa.
Theo Việt Linh, vào mùa mưa bà con cần chú ý những công việc sau:
1. Kiểm tra, bảo trì hệ thống điện và dàn quạt để có thể chạy quạt nhiều nhất trong những ngày mưa, tránh phân tầng nước và tăng cường oxy hòa tan.
2. Kiểm tra, bảo trì bờ bao, cống xả, mái che.
3. Khi chuẩn bị có cơn mưa, cần rải vôi xung quanh ao để phòng ngừa pH giảm, xì phèn.
4. Tùy thuộc mức độ giảm nhiệt độ và thời gian có mưa, cần điều chỉnh tỷ lệ cho ăn phù hợp. Nếu nhiệt độ nước ao giảm 1 độ C, nên giảm lượng thức ăn của tôm từ 5 đến 10%. Nếu nhiệt độ giảm đột ngột 3 độ C, nên giảm lượng thức ăn từ 30 đến 50%.
5. Nếu mưa lớn, kéo dài, cần xả bớt nước bề mặt để tránh nước mưa vào ao làm giảm pH và độ mặn..
6. Sau mưa cần kiểm tra oxy hòa tan, pH, độ kiềm và test khuẩn để có các biện pháp xử lý phụ hợp tiếp theo, tránh tảo độc bùng phát làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến gan, đường ruột của tôm. Sử dụng các sản phẩm chống sốc môi trường như oxy viên. Nếu có khí độc hoặc nước ao bị đục lợn cợn thì xử lí bằng cách hoặc thay bớt nước tầng đáy, đánh zeolite, yucca. Lấn át vi khuẩn có hại trong ao bằng cách nhân sinh khối và bổ sung vi sinh có lợi vào ao. Theo Việt Linh, bà con cần xả đáy hoặc xi phông đáy để giảm chất thải tích tụ dưới đáy ao.
7. Tăng độ kiềm bằng cách sử dụng vôi. Nếu pH, kiềm giảm thấp: Ngâm đánh dolomit, CaO; sử dụng sản phẩm khoáng nâng kiềm.
8. Tăng khoáng bằng các sản phẩm khoáng tạt. Ví dụ về cách tính toán lượng khoáng như sau: nếu ao có mức nước là 1 mét (100 cm), khi mưa mức nước trong ao tăng lên 2 cm thì khoáng sẽ bị giảm đi 2%. Nên đánh khoáng nhanh cứng vỏ, ngừa cong thân đục cơ trước khi trời mưa.8.
9. Tăng cường dinh dưỡng cho tôm bằng thức ăn chất lượng tốt, sử dụng các sản phẩm kích thích tôm bắt mồi, tăng đề kháng như các loại vitamin, men tiêu hóa, sorbitol, glucan.
© Việt Linh biên soạn 2022-2023
- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác
- Nhấn vào đây để xem tất cả các bài viết về nuôi thủy sản mùa mưa, bão, lũ
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.