• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một số biện pháp chống nóng cho tôm nuôi - Ninh Bình

Những ngày qua hiện tượng nắng nóng kéo dài và theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, trong những ngày tới tiếp tục có các đợt nắng nóng gay gắt gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản. Trạm thủy sản Kim Sơn-Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) đã tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi, đến nay các cán bộ Trạm đã lấy được 1.620 mẫu nước, đã phân tích và cảnh báo kịp thời cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Một số biện pháp chống nóng cho tôm nuôi

Che lưới chống nóng cho tôm nuôi. Ảnh: CTV

Trong những ngày vừa qua, có 40 - 60% mẫu nước được phân tích có chỉ số khí độc NH3 cao vượt ngưỡng cho phép, và độ kiềm trong nước một số nơi hiện nay đang khá cao, ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nuôi thủy sản.

Để ổn định sản xuất, hạn chế thấp nhất những rủi ro do nắng nóng Trạm Thủy sản Kim Sơn - Yên Khánh khuyến cáo với bà con một số biện pháp chống nóng cho động vật thủy sản trong giai đoạn hiện nay như sau:

1. Tăng cường kiểm tra và quản lý ao nuôi:

Khi nhiệt độ nước tăng thì cường độ trao đổi chất của sinh vật thủy sinh tăng do đó oxy tiêu tốn nhiều hơn trong khi khả năng hòa tan oxy giảm, do đó cần tăng cường chạy máy quạt nước, sục khí (nhất là khi tắt nắng).

- Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh các yếu tố môi trường, đặc biệt oxy về đêm, pH buổi chiều, NH3, NO2.

- Chuẩn bị sẵn máy nổ, máy phát điện, nước sạch và oxy dự phòng.

- Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua việc chài, kiểm tra vó, hoặc đáy ao để  đánh giá tỷ lệ sống và ước lượng thức ăn chính xác (khi nhiệt độ nước trên 320C tốt nhất chỉ cho ăn 70% so với nhu cầu).

- Quản lý đáy ao sạch không bị nhờn nhớt, màu nước ổn định, có độ trong trong khoảng 30 - 40cm, trong nước ít chất lơ lửng, có ít bọt, tảo tàn.

- Xi phông đáy ao sau mỗi bữa cho ăn, tăng cường thay nước vào ban đêm; diệt khuẩn nước và cho ăn thuốc khi phát hiện nước bẩn và tôm nhiễm khuẩn.

- Tăng cường thêm vitamin, men tiêu hóa, khoáng... bổ sung vào thức ăn.

- Tăng tần suất sử dụng chế phẩm sinh học đặc biệt sau khi thay nước; bổ sung thêm khoáng, cân bằng tỷ lệ Ca - Mg - K (600 - 600 - 300ppm); duy trì độ kiềm trong khoảng 150 - 180ppm.

- Đối với nuôi tôm thâm canh mật độ cao, nuôi trong nhà mái che cần tiến hành ngay việc che nắng bằng lưới lam, che 70% diện tích (loại lưới có độ che phủ 60%). 

- Đối với ao nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh cần nâng mức nước ao nuôi (tối thiểu 1,3m).

- Thường xuyên vệ sinh ao nuôi, làm sạch và bảo vệ môi trường vùng nuôi.

- Khi cấp nước, thay nước ao nuôi cần kiểm tra kỹ các yếu tố môi trường nước trước khi lấy nước vào ao nuôi. Các hộ nuôi cần có ao chứa lắng để có nguồn nước phục vụ sản xuất thủy sản đảm bảo. 

- Thường xuyên quan sát ao nuôi, khi có hiện tượng bất thường, hoặc tôm chết, người nuôi cần có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời và thông báo ngay cho cơ quan thú y địa phương. Không đem tôm sống còn lại chuyển ao thả nuôi ở ao khác nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

2. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản mùa nắng nóng.

3. Chủ động liên hệ với cơ quan chức năng, chuyên môn làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh; ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. 

Để  hạn chế những thiệt hại do nắng nóng, dịch bệnh. Trạm Thủy sản Kim Sơn - Yên Khánh khuyến cáo các hộ nuôi thủy sản huyện Kim Sơn áp dụng để đảm bảo cho thủy sản nuôi sinh trưởng phát triển ổn định./.

TRẠM THỦY SẢN KIM SƠN - YÊN KHÁNH - Báo Ninh Bình, 13/08/2020

Nhấn vào đây để xem kỹ thuật nuôi thủy sản mùa nắng, nóng

Nhấn vào đây để xem kỹ thuật nuôi thủy sản mùa mưa, bão, lũ

Nhấn vào đây để xem kỹ thuật nuôi thủy sản mùa lạnh

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang