• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Tĩnh: Hiệu quả từ áp dụng quy trình nuôi tôm hai giai đoạn

Trong những năm qua phong trào nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh có những bước phát triển đáng kể, bên cạnh những kết quả đạt được cũng gặp không ít khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, môi trường ở các vùng nuôi tôm lâu năm bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh đã làm cho người nuôi tôm luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Hà Tĩnh: Hiệu quả từ áp dụng quy trình nuôi tôm hai giai đoạn

Trước tình hình đó, việc áp dụng quy trình nuôi tôm hai giai đoạn (ương gièo tôm trong ao/bể trước khi thả bung ra ao nuôi) trong giai đoạn này là giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát môi trường, dịch bệnh, quản lý tốt được thức ăn, giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm, đặc biệt là thuận lợi cho việc xử lý chất thải trong vụ nuôi, giảm chi phí đầu tư trong quá trình nuôi. Từ đó, góp phần rút ngắn thời gian nuôi, giảm thiểu rủi ro và chi phí, nâng cao mật độ, năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi tôm. Với hơn 2700 ha nuôi tôm, sản phẩm tôm nuôi được UBND tỉnh xác định là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, khẳng định được tầm quan trọng của nghề nuôi tôm trong kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà. Vì vậy, việc tìm hướng đi mới cho con tôm là vô cùng cần thiết. Tại Hà Tĩnh, nhiều hộ nuôi đã áp dụng quy trình nuôi tôm hai giai đoạn và mang lại hiệu quả cao, kể cả nuôi trên cát và ao đất, điển hình như vùng nuôi trên cát Xuân Phổ -Nghi Xuân, Kỳ Phương –TX. Kỳ Anh, Thạch Hải - Thạch Hà, các hộ nuôi tôm trong ao đất tại Thạch Khê, Thạch Môn, Thạch Bằng, Hộ Độ,…

Hệ thống công trình nuôi phải thiết kế 1 ao/bể ương, các ao nuôi chính và 1 ao lắng, 1 ao xử lý thải.  Bể ương có thể làm hình tròn hoặc hình chữ nhật. Với quy trình này, tôm nuôi sẽ được nuôi thành hai giai đoạn, trong giai đoạn đầu, tôm được nuôi trong ao ương với mật độ 2.000-3.000 con/m2 khoảng 20 ngày đến 30 ngày cho đến khi tôm  đạt 500-700 con/kg, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn 2 nuôi thương phẩm ở ao lớn thông qua hệ thống đường ống xả, cho đến khi đạt kích cỡ thu hoạch ( khoảng 40-60 con/kg).

Ương gièo tôm trước khi thả có nhiều đặc tính ưu việt so với phương pháp nuôi truyền thống. Với phương pháp nuôi truyền thống người dân mua giống về và thả trực tiếp ra ao nuôi. Khi đó, con giống rất mẫn cảm với sự thay đổi môi trường, dễ phát sinh dịch bệnh, tỷ lệ sống thấp. Ương nuôi hai giai đoạn qua hệ thống bể ương giúp kiểm soát được môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy,…) và các nguồn phát sinh mầm bệnh, chất thải trong quá trình nuôi trong giai đoạn tôm còn nhỏ (là giai đoạn mẫn cảm với sự thay đổi môi trường). Từ đó tăng sức đề kháng cho con tôm, tăng tỷ lệ sống, khả năng chống chọi các mối nguy môi trường và dịch bệnh. Khi bung ra nuôi ở ao, tốc độ tăng trưởng nhanh, giảm chi phí thức ăn, hoá chất, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả nuôi.

Trong quá trình nuôi cần chú ý kỹ thuật san tôm để tôm không bị sốc môi trường: Trước khi san tôm cần kiểm tra môi trường giữa bể ương và ao nuôi, các chỉ tiêu như pH, độ kiềm, nhiệt độ,… chênh lệch không quá lớn tránh gây sốc cho tôm. San tôm bằng cách mở đường ống thông: giữa ao/bể ương và ao nuôi có sự chênh lệch độ cao nên khi mở đường ống thông nhau tôm sẽ được chuyển sang ao nuôi có diện tích lớn hơn để nuôi tiếp giai đoạn 2.

 Trong điều kiện môi trường nước mới, diện tích rộng hơn, mật độ nuôi được san thưa (khoảng 80-100 con/m2 đối với ao đất; 100-200 con/m2 đối với ao trên cát), tôm phát triển nhanh, sau 30 – 60 ngày nuôi có thể thu hoạch tôm thương phẩm với kích cỡ 40-60 con/kg.

Thực tế tại Hà Tĩnh cho thấy, việc áp dụng quy trình nuôi tôm hai giai đoạn đã làm tăng tỷ lệ sống, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi, giúp bà con yên tâm bám ao hồ sản xuất.

* Một số lưu ý để đảm bảo vụ nuôi tôm thành công: Thiết kế ao hồ nuôi, hệ thống bể ương, công trình phụ trợ phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi để áp dụng có hiệu quả.

- Mua giống tại cơ sở có uy tín, chọn giống tôm khỏe mạnh, sạch bệnh đưa vào thả nuôi.

- Luôn chú ý quan sát quản lý môi trường và theo dõi sự sinh trưởng phát triển của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống xấu xảy ra trong ao.

Trần Hương- Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh - Tổng cục Thủy sản, 24/12/2019

 

Xem thêm: Các quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn, 3 giai đoạn...

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang