• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ðặc điểm dinh dưỡng của ốc hương (Babylonia areolata) với một số loại thức ăn tươi 

Nghề nuôi ốc hương hiện đang phát triển khá mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung. Khi nuôi thương phẩm, người nuôi cho ốc ăn chủ yếu các loại thức ăn tươi như cá, nhuyễn thể, giáp xác nên thường phụ thuộc vào khai thác và dễ làm ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu dinh dưỡng của ốc hương nhằm tạo cơ sở để chế biến thức ăn công nghiệp nuôi ốc hương là việc làm cần thiết.

Phương pháp nghiên cứu

1- Bố trí thí nghiệm

ốc giống từ nguồn sinh sản nhân tạo được nuôi thử nghiệm đến giai đoạn thương phẩm tại phòng thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III, trong hệ thống gồm 30 bể composite kích thước 50x60x50 cm, với mật độ 100-60-35 cá thể/bể tương ứng với ốc giống cỡ 1-3-5 g. Ðáy bể rải cát mịn. Thay 100% nước hàng ngày.

Cho ăn thức ăn tươi gồm cá cơm, mực, nghêu, tôm lấy phần thịt, loại bỏ xương, nội tạng và thức ăn tổng hợp gồm 4 loại nói trên.

Các cỡ được chia nhóm cho ăn các loại thức ăn khác nhau, mỗi loại thức ăn bố trí 3 bể. Hàng ngày cân lượng thức ăn bằng cân điện tử trước và sau khi cho ốc ăn 3 giờ. Theo dõi trọng lượng, kích thước các nhóm 15 ngày/lần.

 2- Thu mẫu và phân tích số liệu

-  Thu mẫu ngẫu nhiên, cân toàn bộ ốc lúc bắt đầu và sau khi kết thúc thí nghiệm. Kiểm tra giữa đợt 10- 15 ngày/lần.

-   Theo dõi các chỉ tiêu:

+ Tăng trưởng tương đối, WG (%)=100 (Pc-Pđ)/Pđ

Pđ: khối lượng trung bình ban đầu, g ; Pc: khối lượng trung bình khi kết thúc thí nghiệm, g

+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, DG (mm/ngày) = (Hc _ Hđ) / số ngày thí nghiệm.

Hđ: chiều cao ban đầu, mm ; Hc: chiều cao khi kết thúc thí nghiệm, mm

+ Tốc độ tăng trưởng riêng, SGR (%/ngày) = 100 (1n Pc ? 1n Pđ) / số ngày thí nghiệm

+ Hệ số chuyển đổi thức ăn, FCR = Lượng thức ăn sử dụng/ khối lượng tăng được

+ Hiệu quả sử dụng protein, PER = Khối lượng tăng được / lượng protein đã sử dụng

3 - Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học

Kết quả nghiên cứu

1. Thành phần hoá học của các loại thức ăn tươi (Bảng 1)

Bảng 1: Thành phần hoá học căn bản của một số thức ăn tươi

Thành phần hoá học (%) Cá cơm Tôm Mực Nghêu
Ðộ ẩm 78,619 79,96 79,99 82,86
Protein 18,19 16,85 15,378 13,147
Lipit 1,47 1,245 1,483 1,838
Gluxit 0,0436 0,0508 0,0288 0,0645
Tro 1,98 0,915 1,989 1,846

Nhận xét: Hàm lượng protein cao nhất ở cá cơm (18,19%) thấp nhất ở nghêu (13,147 %). Ðộ ẩm và hàm lượng Lipit của cơ thịt nghêu cũng lớn nhất. Nếu chỉ đơn thuần dựa trên các thành phần này sẽ khó phán đoán đâu là thức ăn phù hợp. Do đó cần thí nghiệm để xác định thức ăn phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của ốc hương qua từng thời kỳ.

2. Sinh trưởng của ốc hương với các loại thức ăn tươi khác nhau (Bảng 2)

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của ốc hương với các loại thức ăn và cỡ ốc ban đầu khác nhau

Loại thức ăn

Chiều cao TB (mm) Trọng lượng TB (g) WG (%) SGR (%/ngày) DG (mm/ngày)
Hc Pc
Cỡ 1g
10,35-0,41 20,03-1,20 0,17 1,40-0,22 723,53 4,584 0,210
Tôm

10,48-0,48 20,03-0,90 0,17 1,94-0,20 1041,18 5,293 0,251
Mực

10,45-0,48 21,48-0,90 0,17 1,73-0,18 917,65 5,044 0,240
Nghêu

10,63-0,41 22,45-0,61 0,17 2,16-0,08 1170,59 5,526 0,257
Tổng hợp

10,23-0,33 24,64-0,70 0,17 2,63-0,16 1447,06 5,954 0,313
Cỡ 3g

25,70-1,15 30,77-1,29 2,71-0,34 4,53-0,65 67,16 1,142 0,113
Tôm

25,42-0,38 30,70-1,46 2,71-0,28 4,75-0,62 75,28 1,247 0,117
Mực

25,75-1,21 30,85-1,30 2,76-0,39 4,77-0,65 72,83 1,216 0,113
Nghêu

26,15-0,88 31,70-1,60 2,93-0,33 5,60-0,85 91,13 1,439 0,123
Tổng hợp

25,90-1,21 31,57-1,78 2,82-0,40 5,11-0,88 81,21 1,321 0,126
Cỡ 5g

30,40-1,19 37,50-2,21 4,60-0,45 8,50-1,27 84,78 0,633 0,073
Tôm

30,65-1,37 38,75-2,72 4,94-0,50 10,17-1,71 105,87 0,744 0,084
Mực

30,22-1,24 36,52-2,45 4,40-0,54 8,26-1,54 87,73 0,649 0,065
Nghêu

30,37-1,40 39,27-3,42 4,82-0,65 11,08-2,52 129,88 0,858 0,092
Tổng hợp

30,87-1,08 38,72-2,75 4,58-0,49 10,17-1,62 122,05 0,822 0,081

 

Nhận xét: Các loại thức ăn ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của ốc hương nuôi với cỡ ban đầu khác nhau. ốc nhỏ (cỡ 1g/cá thể) có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DG) nhanh nhất, có thể trên 0,3 mm/ngày. ốc càng lớn (cỡ 5g/cá thể) DG càng giảm, khoảng 0,065 - 0,092 mm/ngày tuỳ loại thức ăn. Thức ăn tổng hợp cho ốc tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến nghêu, rồi tôm, mực và thấp nhất là cá. (Hình 1) Các số liệu ở bảng 1 cho thấy trong 4 loại thức ăn tươi, cá có hàm lượng protein cao nhất, nghêu có hàm lượng protein thấp nhất và độ ẩm cao nhất. Như vậy, chỉ dựa vào thành phần dinh dưỡng để phối trộn thức ăn không phải là cách làm hoàn toàn đúng. ở đây xuất hiện một vấn đề khá lý thú trong sự chuyển hoá thức ăn từ các nguồn gốc khác nhau.

Nhận định đó được làm rõ khi nghiên cứu hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (hình 2) và hiệu quả sử dụng protein PER (hình 3). ốc càng nhỏ FCR càng nhỏ và do đó thức ăn càng có hiệu quả. ốc lớn tiêu thụ nhiều thức ăn hơn trong khi- tốc độ tăng trưởng lại giảm. Thức ăn có FCR nhỏ nhất là nghêu và đây là một phát hiện quan trọng. So sánh kết quả trên đồ thị ở hình 3, thấy PER của nghêu lớn nhất. Phải chăng có sự tương đồng nào đó về cấu trúc protein trong cơ thịt nghêu với khả năng chuyển hoá trong cơ thịt ốc hương - Từ các hình 1,2,3 đã khẳng định rõ ràng là thức ăn từ thịt nghêu có hiệu quả nhất để nuôi ốc hương. Thêm vào đó, giá nghêu lại khá rẻ (3000 đồng/kg).

Sau nghêu, tôm là thức ăn có tốc độ tăng trưởng cao và PER lớn nhưng không phải là thức ăn lý tưởng do giá khá cao. Cá và mực có tốc độ tăng trưởng chậm và đặc biệt là cá có PER thấp nhất. Ðiều này cho thấy một nghịch lý vì cá có cơ thịt mềm- hơn và hàm lượng protein cao hơn, dễ đưa đến suy đoán cá sẽ là thức ăn hiệu quả hơn.

Ðể tìm hiểu sự ưa thích các loại thức ăn khác nhau của ốc hương, đã tiến hành thí nghiệm khảo sát tỷ lệ thức ăn chúng sử dụng qua từng giai đoạn với tất cả 4 loại thức ăn có sẵn tại chỗ. Kết quả nêu ở hình 4. Khi ốc còn nhỏ, có vẻ như chưa có sự lựa chọn ưu tiên nào, các loại thức ăn được tiêu thụ với tỷ lệ gần bằng nhau. Khi ốc càng lớn, chúng càng ưa thích tôm trong khi ăn ít cá hơn. Với nghêu và mực, không có sự thay đổi lớn. Như vậy mùi vị của tôm hấp dẫn mạnh với ốc lớn và điều này rất quan trọng trong việc phối chế thức ăn hỗn hợp.

Kết luận

Tóm lại, qua khảo sát sự sinh trưởng của ốc hương với 4 loại thức ăn tươi khác nhau, đã phát hiện đặc điểm dinh dưỡng của chúng. Trong số đó, cơ thịt nghêu là loại thức ăn phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của ốc hương vì có hệ số chuyển hoá thức ăn thấp và hiệu quả sử dụng protein cao nhất. Nghêu lại là thức ăn rẻ tiền và sẵn có quanh năm. Về tính hấp dẫn của thức ăn thì tôm là loại được ốc hương ưa thích nhất. Như vậy, tôm là thành phần không thể thiếu để tạo nên thức ăn hỗn hợp ưa thích cho ốc hương. Các phát hiện này hết sức quan trọng trong việc xác định thành phần thức ăn hỗn hợp nuôi ốc hương thương phẩm.

ThS. Lê Vịnh - Trung tâm NCTS III,  TS. Ngô Ðăng Nghĩa - Trường đại học Thủy sản

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang