Nguồn tin: ATC VietNam, 24/02/2012
Ngày cập nhật: 16/3/2012
Một số chia sẻ thêm về Hội chứng tôm chết sớm Early Mortality Syndrome (EMS) ở tạp chí thủy sản Châu Á Thái Bình Dương.
Hình 1: Tôm chết sau 1 tháng nuôi
Hình 2: Tôm sắp chết vì nhiễm EMS
Chưa gọi là bệnh mà là hội chứng vì nó tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên xuất hiện mà chưa biết nguyên nhân làm cho tôm chết rất nhanh sau khi thả.
Ở các nước có báo cáo về hội chứng này đều cho thấy gan tụy sẫm màu, kích thước to lên chuyển sang tái xanh và co lại. Một số khác thì gan tụy trong nhìn thấy cả mô, tương tự như màu gelatin có dịch. Tỉ lệ chết xảy ra liên tục ở giai đoạn này, gan tụy bị hủy hoại mất hình dạng, đổi màu và ít giọt lipid. Khi soi mẫu thì lấy quần thể lớn vi khuẩn Vibrio spp. như là V.vulnificus và V.parahaemolyticus. Một số tôm chết mang bị đen. Các báo cáo ghi nhận tỉ lệ chết xảy ra ở giai đoạn 15 – 25 ngày và kích cỡ 1,5 – 2 g.
Ở Trung Quốc, ở thời điểm hội chứng này xảy ra những người nuôi tôm đã hỏi nhau “Vụ này anh đã thả mấy lần rồi?”. Hiện nay họ đã phải thả từ 5 đến hơn ngoài 7 lần. Hội chứng này tác động đến cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng. Năm 2011, hội chứng này trầm trọng hơn đặc biệt ở các khu vực nuôi cũ có lịch sử nuôi hơn 5 năm và các vùng gần biển hơn có độ mặn cao 20 – 35 ppt. Các vùng nuôi tôm ở Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây thiệt hại gần 80% trong nửa đầu năm 2011, vụ thứ hai giảm xuống 60%. Gần một nửa tôm thẻ ở Trung Quốc nuôi ở nước ngọt và những trang trại ở khu vực này khá ổn định. Giá tôm tăng do nguồn cung ít hơn.
Ở ĐBSCL, hội chứng này đã gây thiệt hại lớn trên tôm sú, nặng nề hơn tôm thẻ. Ở một số trang trại tỉ lệ chết lên đến 100%. Các trang trại nuôi thành công là do chú trọng chọn giống chất lượng, ao chuẩn bị tốt, thực hiện tốt chương trình quản lý thức ăn và an toàn sinh học, hệ thống quạt nước tốt đủ công suất, hệ thống tuần hoàn nước tốt có xử lý qua ao lắng, ao sử dụng tấm lót mới hoặc được sửa chữa.
Tình trạng ở bán đảo Malaysia đã cho thấy tỉ lệ chết cao vào khoảng 70% ở bờ biển phía đông và 40% ở bờ tây. Tôm nuôi ở độ mặn cao bị thiệt hại nhanh hơn ở độ mặn thấp. Theo lời người quản lý ở một trại nuôi Malaysia không bị hội chứng này cho biết là do thả tôm giống chất lượng cao và được kiểm tra qua mọi test bắt buộc và trên hết là không nhiễm khuẩn.
Hình 3: Tôm nhiễm EMS cho thấy gan tụy tái xanh
Hội chứng này cũng có xảy ra ở Thái Lan, kiểm tra khay thức ăn ở giai đoạn nuôi 25 – 40 ngày, tôm đạt trọng lượng gần 10 g với tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Hai tuần sau, nước chuyển đậm màu, phát hiện một số tôm chết và ở thời điểm thu hoạch. Khi đó tỉ lệ chuyển đổi thức ăn FCR là trên 2,5 và tỉ lệ sống là 40%. Cho đến nay chưa có phương pháp chữa trị. Tình trạng không nặng nề như các nước khác, có thể là nhờ hệ thống nuôi của Thái Lan sử dụng hệ thống sục khí/quạt nước cao và cho ăn tự động có thể điều hòa cho ăn giúp cải thiện tình trạng ao. Thông thường tôm ít bị stress nếu mức oxy hòa tan cao và ít ô nhiễm, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Một số đề xuất với người nuôi là nên chọn giống tối thiểu ở giai đoạn PL10 đã qua kiểm tra các test cần thiết, đặc biệt về virus, vi khuẩn và nấm, không nhiễm vibriosis. Trong giai đoạn thả giống cần giữ thông số nước như nhau giữa nước ao nuôi và nước trong bao đựng giống: khác biệt về pH nên thấp hơn 0,5, nhiệt độ thấp hơn 1 độ C, độ mặn thấp hơn 2 ppt. Một số lưu ý nữa là tránh ngày gió, lạnh, nóng hoặc mưa, chạy xục khí liên tục trong vòng 10 tiếng trước khi thả và không nên khuấy đảo ở đáy ao trong khi đang thả, cần thiết thì bổ sung thêm khoáng hoặc muối. Kiểm tra vi khuẩn Vibrio mỗi 2 – 3 ngày, theo dõi kỹ tình trạng yếm khí ở đáy ao. Một nghiên cứu cách đây 7 năm thì nếu mức vibrio ở khoảng từ 3.000 – 4.000 CFU/ml sẽ gây viêm nhiễm ở tôm sú và 10.000 CFU/ml ở tôm thẻ. Năm 2010, một số phòng thí nghiệm đã báo cáo mức 5.000 CFU/ml gây nhiễm trên tôm thẻ.
Hình 4: Ở Việt Nam, người dân đào hố chôn tôm chết
Hình 5 : Trang trại nuôi tôm không nhiễm EMS ở Malaysia.
Hình 6: Ở Trung Quốc, người dân sẽ phơi tôm chết trên bờ ao
Thực hiện tốt các biện pháp quản lý thức ăn, thả khoảng 80% so với vụ trước và tránh thả khi thời tiết khắc nghiệt như là gió mùa. Kiểm soát vi khuẩn gây bệnh có thể nhờ sử dụng các loài vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa chất thải và cạnh tranh hoặc ngăn chặn vi khuẩn có hại. Luôn luôn quạt nước/xục khí đầy đủ ổn định oxy ở mức chuẩn 5 mg/l, đảm bảo các điều kiện của đáy và nước ao tối ưu nhất.
Một trong những người thầy của tác giả bài viết này cảnh báo “Trong tương lai, vi khuẩn sẽ có thể trở nên đáng sợ hơn cả dịch virus trong nuôi tôm. Mọi vấn đề có thể ngoài tầm kiểm soát trừ khi chúng ta có thể kiểm soát được sự tham lam của chúng ta”. Đây là thời điểm để tất cả chúng ta phải lưu tâm đến hệ thống môi trường cần có cho nuôi tôm và có cái nhìn dài hạn hơn để chúng ta có thể tồn tại và tiếp tục nuôi.
Ban biên tập A.T.C
Nguồn: Tạp chí nuôi trồng thủy sản Châu Á Thái Bình Dương AQUA CULTURE Asia Pacific Tháng 1-2/2012
Lược dịch từ bài Opinion article: More on early mortality syndrome in shrimp
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.