• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng trị bệnh tôm bằng phương pháp sử dụng các chất chuyển hoá thứ cấp ở biển (msms) mang hoạt tính sinh học cao

Giới thiệu

Một trong những loài tôm thuộc họ tôm he được nuôi phổ biến nhất là tôm sú (Penaeus monodon). Người ta đã ước tính rằng hơn 50% sản lượng tôm thế giới là tôm sú. Việc gia tăng nghề nuôi và chiến lược quản lý không phù hợp là nguyên nhân khiến cho tôm bị bệnh, dẫn đến phá sản nhiều trại nuôi ở ấn Ðộ. Bệnh tôm đã trở thành rào cản chính đối với sự phát triển và mở rộng nuôi tôm cả về mặt số lượng, chất lượng, tính cân đối và tính liên tục. Vi khuẩn phẩy (Vibriosis) là một tác nhân chính làm cho tôm chết. Ðối với nghề nuôi tôm sú ở Ấn Ðộ bệnh vibro do các loài Vibro alginolyticus và V.harvey tạo nên vẫn còn là bệnh nguy hiểm, mặc dù tôm nuôi ở các nước châu á thường mắc bệnh đốm trắng. Các loài vi khuẩn phẩy là một trong các vi khuẩn của tôm và môi trường nuôi. Chúng hoạt động như một tác nhân gây bệnh tiềm ẩn hoặc như những vật truyền bệnh trung gian khiến cho tôm chết.

Việc khử trùng toàn bộ các vùng nước nuôi trong suốt quá trình nuôi bằng cách xử lý trước là một điều khó có thể thực hiện được trong thực tế. Vì thế, các vi khuẩn gây bệnh khi có cơ hội xâm nhập vào nước nuôi và gây bùng phát bệnh. Việc chăm sóc ban đầu khi bùng phát dịch bằng cách giảm mật độ thả hoặc giảm năng suất hoạt động của ao nuôi là không kinh tế do chí phí sản xuất bị tăng thêm. Việc tiêm văcxin phòng lây nhiễm vẫn còn đang được nghiên cứu sử dụng. Mặc dù việc chữa trị sau khi tôm đã bị lây nhiễm bằng cách sử dụng thức ăn có tẩm thuốc kết hợp với thuốc kháng sinh vẫn có tác dụng, nhưng ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khoẻ của người tiêu dùng lại rất lớn. Bởi vậy, cần tìm công nghệ xử lý hiệu quả là một yều cầu cấp bách để kiểm soát và ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh ở tôm, đặc biệt là đối với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn và các vật gây bệnh trung gian.

Phương pháp

1. Cho tôm ăn thức ăn có tẩm thuốc

Chiết suất metanola chứa chất chuyển hoá thứ cấp ở biển (MSMs) từ cải biển (Ulva fasciata) và bọt biển (Dendrilla nigra) đã được kiểm tra về tính hiệu quả của chúng trong kiểm soát bệnh vi khuẩn ở tôm. Cả hai MSMs đều tỏ ra hoạt động có hiệu quả trong việc kháng khuẩn trong điều kiện thí nghiệm. Vì thế, chúng đã được sử dụng để kiểm soát bệnh vi khuẩn ở tôm. Thức ăn tăng trưởng của tôm ở dạng viên đã được sử dụng để làm thức ăn có tẩm thuốc. Một liều cải biển U. fasciata gây chết bằng 1120 mg/kg tôm trong khi liều bọt biển D.nigra là 420 mg/kg tôm. Dựa trên những thử nghiệm ban đầu, liều U. fasciata đã được lựa chọn là 500, 1000 và 1500 mg/kg tôm còn với D. nigra là 250 và 500 mg/kg tôm. Người ta đã sử dụng phối hợp các liều trên với thức ăn của tôm bằng cách phun một lượng MSMs thích hợp lên bề mặt thức ăn hàng ngày với mức bằng 3, 2% trọng lượng tôm, sử dụng 4% chất kết dính gelatin.

Tôm sú dài cỡ 6 - 8 cm được thả trong bể nhựa cốt sợi thuỷ tinh 1000 lít chia làm 3 nhóm cho ăn thức ăn tẩm thuốc với mức cho ăn mỗi lần bằng 3, 2% trọng lượng cơ thể của chúng trong vòng 15 ngày. Ngày thứ 16, tôm ở mỗi nhóm (20 con một nhóm) đều được gây nhiễm một liều gây chết trung bình (MLD) vi khuẩn gây bệnh và được chuyển sang một bể thuỷ tinh 100 lít. Ðể thử nghiệm, người ta đã sử dụng hai tác nhân gây bệnh vi khuẩn được phân lập từ tôm (V.harveyi và V.alginolyticus), một loại vi khuẩn nuôi cấy (V.fischeri) và một loại được phân lập từ cá (Aeromonas). Những con tôm thí nghiệm này sẽ được theo dõi trong 15 ngày về tỷ lệ chết và sự nhiễm bệnh của chúng

2. Phương pháp ngâm tôm trong thuốc

Những con tôm nhiễm bệnh nặng và đã ở vào giai đoạn cuối sẽ được xử lý bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc. ở những thử nghiệm ban đầu, tôm được ngâm trong 500mg/l Ulva fasciata hoặc 250 mg/l D.nigra xem như không có hiệu quả. Vì thế liều được chọn với phương pháp này là 1000 mg/l U.fasciata và 500 mg/l D.nigra và điều trị tiếp 7 ngày cho đến khi tôm hoàn toàn khỏi bệnh.

Kết luận

Bảng 1. Kết quả sử dụng chất chuyển hoá thứ cấp MSMs để điều trị cho tôm sú bị nhiễm khuẩn

Nồng độ chiết suất (mg/kg)

 % nhiễm bệnh/chết trong vòng 15 ngày

Vibrio Fischeri   V. alginolyticus   V. harveyi   Aeromonas sp  
  Nhiễm bệnh Chết Nhiễm bệnh Chết Nhiễm bệnh Chết Nhiễm bệnh Chết
Ulva fasciata                
500 60 0 80 0 80 0 40 0
1000 20 0 20 0 0 0 0 0
1500 10 0 20 0 10 0 0 0
Dendrilla nigra                
250 80 0 90 0 80 20 60 0
500 0 0 20 0 10 0 20 0
Kiểm soát 0 100 0 100 0 100 0 100

Tôm sú được điều trị với liều MSMs thấp (500 mg U. fasciata hoặc 250 mg D.nigra cho mỗi kg tôm) không có tác dụng chống nhiễm khuẩn. ở liều này khi tôm bị gây nhiễm liều V.fischeri trung bình đã bị nhiễm tới 60% ở nhóm được điều trị bằng U.fasciata và tới 80% ở nhóm được điều trị bằng D.nigra. Vi khuẩn V.harveyi và V.alginolyticus phân lập từ tôm đã làm cho 80% tôm được điều trị bằng U.fasciata bị nhiễm bệnh. Trường hợp tôm được điều trị bằng D.nigra, vi khuẩn V.harveyi đã làm cho 80% tôm bị nhiễm bệnh và V.alginolyticus làm cho 90% tôm bị lây nhiễm. Vi khuẩn Aeromonas phân lập từ cá làm nhiễm tới 40% tôm đã được điều trị bằng U.fasciata và 60% tôm đã được điều trị bằng D.nigra.

Các nhóm thử nghiệm được tiêm với liều U.fasciata trung bình (1000 mg/kg tôm) và liều cao hơn (1500 mg/kg tôm) cho thấy mức độ ngăn ngừa sự nhiễm bệnh mức nhiều hay ít một cách tương ứng. Cho tôm ăn một liều U.fasciata trung bình rồi tiêm thêm các tác nhân gây bệnh V.harveyi và Aeromonas ta thấy tôm không bị lây nhiễm. Tôm sú được tiêm V.fischeri và V.alginolyticus làm lây nhiễm 20% ở các nhóm đã điều trị. Những con tôm đã được điều trị với một liều U.fasciata cao hơn và sau đó được thử nghiệm với V.harveyi và V.fischeri cho thấy mức nhiễm trung bình là 10%, trong khi V.alginolyticus gây nhiễm 20%. Không thấy tôm sú bị nhiễm bệnh khi đã bị tiêm tác nhân gây bệnh phân lập từ cá. Dựa trên những tìm tòi này, có thể suy ra rằng việc điều trị với liều lượng 1000 mg/kg thức ăn chứa U.fasciata sẽ có tác dụng phòng ngừa lớn hơn so với các liều lượng khác. Trong trường hợp tôm đã được điều trị bằng D.nigra, với một lượng thức ăn tẩm thuốc cao hơn, hoàn toàn có thể phòng tránh được sự lây lan của vi khuẩn V.fischeri. Tuy nhiên, các tác nhân gây bệnh như V.alginolyticus, V.harveyi và Aeromonas sp. rất độc có thể gây nhiễm nhẹ 10 - 20% ở cả nhóm sử dụng liều cao hơn.

Với việc xử lý bằng cách ngâm tôm trong thuốc, bệnh ở vỏ tôm đã được chữa trị sau khi lớp vỏ bị bệnh bong ra. Vì thế, việc điều trị bằng cách ngâm thuốc này được xem là một phương pháp có hiệu quả chữa các nơi có tôm bị nhiễm bệnh.

Cả U.fasciata và/hoặc D.nigra cho thấy ít nhiều đều có cùng một hiệu quả, nếu điều trị kết hợp thì tôm khỏi bệnh nhanh hơn (bảng 2).

Bảng 2: Kết quả của việc điều trị bằng cách ngâm thuốc đối với tôm đã bị nhiễm bệnh

Nhóm Liều chiết suất (mg/l) Thời gian ngâm(phút) Tỉ lệ khỏi bệnh %
Bị nhiễm V.fischeri U.fasciata 1000 30 100
Bị nhiễm V.harveyi D.nigra 500 30 100
Bị nhiễm V.alginolyticus U.fasciata 1000 và D.nigra 500 15 100

Số ngày ngâm trong thuốc ở từng con tôm có sự khác nhau và hầu hết chúng đều khỏi bệnh trong vòng từ 10 đến 15 ngày.

Kết quả nghiên cứu cho thấy với các liều U.fasciata và D.nigra thấp sẽ không đủ khả năng để chống lại sự nhiễm khuẩn. Những liều U.fasciata cao (1000 và 1500 mg/kg tôm) cho thấy các mức độ phòng ngừa nhiều hay ít tương ứng. Vì vậy liều trung bình (1000 mg/kg) được xem là mức điều trị thích hợp cho việc sử dụng. Tuy nhiên, D.nigra tỏ ra kém hiệu quả hơn so với U.fasciata. Tôm sú đã được điều trị với hai loại vi sinh vật và sau đó được thử nghiệm với MLD vi khuẩn thích hợp có tỷ lệ sống sót cao hơn nhóm kiểm soát.

Tỷ lệ sống sót của tôm sú đã điều trị bằng chiết suất cải biển U.fasciata là 100%, chúng không bị bệnh khi bị gây nhiễm các vi khuẩn phân lập từ tôm, cá và từ vi khuẩn nuôi cấy ở liều trung bình (MLD). Thuốc U.fasciata có hiệu quả chống lại sự lây lan của vi khuẩn và sự nhiễm bệnh tiếp theo từ vật chủ. Trong khi các nghiên cứu kháng khuẩn trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết suất U.fasciata thô không có khả năng kiềm chế hiệu nghiệm chống lại vi khuẩn aeromonas sp và vi khuẩn phân lập từ tôm thì ngược lại kết quả thí nghiệm này, loại chiết suất tương tự trong cơ thể sinh vật đã có khả năng kháng khuẩn có ý nghĩa chống lại các vi khuẩn trên. Vì thế kết quả thử nghiệm ở cơ thể đã công nhận các chiết suất từ cải biển đã có tác dụng đến cơ chế kháng bệnh của vật chủ.

Mặc dầu chiết suất từ bọt biển D.nigra cho tỷ lệ sống của tôm là 100% khi kháng lại vi khuẩn phẩy nhưng lại giảm xuống chỉ còn 60% khi kháng lại vi khuẩn aeromonas. Ðiều này có thể là do hoạt tính quang phổ của D.nigra hẹp. Vì thế D.nigra có tác dụng bảo vệ là do hiệu quả kháng sinh của nó hơn là ảnh hưởng của nó trên hệ thống kháng bệnh vật chủ.

Trong số các vi khuẩn phân lập từ tôm, V.harveyi là một tác nhân gây bệnh tiềm ẩn độc hại và V.alginolyticus là tác nhân gây bệnh thứ cấp từ virut đốm trắng (WSSV). Cả hai đều có ở vỏ của những con tôm bị nhiễm bệnh. Nghiên cứu hiện nay cho thấy cả hai tác nhân này gây bệnh đều đã bị kiểm soát một cách hiệu quả bằng cách sử dụng MSMs phối hợp trong thức ăn tẩm thuốc. Vì vậy có thể sử dụng MSMs dạng gói để phòng trị bệnh tôm trong nuôi tôm bền vững.

Theo từ NACA Vol 26.No1/2003 - TCKHCNTS 8/2003

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang