• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm (Black gill disease)

    1 - Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ

    Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. 

    Triệu chứng:

  • Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.
  • Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.
  • Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
  • Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng.
  • Nguyên nhân:

  • Do ao bị ô nhiễm:
  • Trong ao có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ do thức ăn dư thừa, tảo tàn.
  • Đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrit, nitrat, và các khí độc amonia, H2S cao
  • Các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng, nâu đen.
  • Do tôm bị đóng rong trên mang và vỏ:
  • Mang và vỏ tôm đóng rong làm các chất vẩn hữu cơ dễ bám vào và làm mang tôm chuyển màu. 
  • Do tôm nhiễm nấm Fusarium (Fusarium Disease): 
  • Mang tôm bị nhiễm nấm Fusarium solani  mang tôm nhiễm sắc tố Melanin (sắc tố màu đen). Có thể thấy được sợi nấm khi soi tươi mang tôm bệnh bằng kính hiển vi. Các loài nấm thuộc giống Fusarium có trong nước ngọt, nước lợ và đất ở khắp nơi. Tất cả các loài tôm nuôi đều có thể bị nhiễm nấm. Tôm gần trưởng thành và trưởng thành thường bị nhiễm nặng. Tôm sú và tôm thẻ tương đối đề kháng được với nấm nhưng khi bệnh xảy ra rất khó điều trị.
  • Do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen.
  • Phòng bệnh:

  • Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm
  • Lắng lọc kỹ nước trước khi cấp vào ao nuôi 
  • Chọn mật độ nuôi phù hợp với tay nghề và kỹ thuật.
  • Kiểm soát tảo trong ao, tránh tảo tàn đồng loạt (dùng đường, BKC...)
  • Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy
  • Tránh dư thừa thức ăn, định kì dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao sạch
  • Bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn
  • Trị bệnh:

  • Nếu bệnh phát sinh do môi trường ô nhiễm: Thay nước đáy hoặc xiphong đáy, đánh zeolite, dùng chế phẩm yucca, men vi sinh, bổ dung vitamin C vào thức ăn.
  • Nếu bệnh phát sinh do nhiễm khuẩn: Diệt khuẩn nước bằng BKC, iodin, v.v... thay nước đáy, dùng men vi sinh xử lý đáy ao, bổ sung vitamin C và đa vitamin vào thức ăn. * Chú ý: nếu dùng chất diệt khuẩn thì sau 3 ngày mới đánh men vi sinh.
  • Trường hợp khẩn cấp, không có điều kiện thay nước: dùng vôi, zeolite để xử lý, sau đó dùng vi sinh.
  • Hình: tôm càng xanh bị đen mang

    2 - Bệnh đen mang trên tôm hùm

    Đối với tôm hùm, bệnh có thể xuất hiện ở cả tôm con và tôm trưởng thành.

    Triệu chứng:

  • Mang tôm có những điểm đen, các tơ mang chuyển màu đen, nếu bệnh nặng sẽ thấy mang thối rữa toàn bộ.
  • Thân tôm xuất hiện những đốm đen, mắt cũng có thể chuyển sang màu đen.
  • Tôm bỏ ăn, hô hấp kém, nằm dưới đáy lồng và có thể chết hàng loạt.
  • Nguyên nhân:

  • Do môi trường nước ô nhiễm, nồng độ khí độc NH3 và H2S trong môi trường cao làm cho sắc tố melanin phát triển tại các mô của mang bị phá hủy
  • Do nhiễm vi khuẩn dạng sợi Vibrio, nhiễm nấm Fusarium
  • Do ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện nhiều sau các cơn mưa)
  • Phòng ngừa:

  • Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên để xử lý kịp thời.
  • Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, không để thừa thức ăn làm ô nhiễm nước.
  • Xử lý: 

  • Treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng tôm hoặc đặt ở những vùng đáy lồng nuôi bị ô nhiễm để diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn.
  • Tắm cho tôm bằng formol hoặc sulfat đồng, thả nuôi ở một lồng khác.
  • Dùng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn, chú ý dùng đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian. Việc sử dụng kháng sinh chỉ có kết quả khi phát hiện bệnh sớm. Thời gian điều trị bằng kháng sinh từ: 5 - 7 ngày.
  • Việt Linh © biên soạn

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang