• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chế phẩm SH'99 - Phòng bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú

SH'99 da thanh cong de ngan chan dich benh dom trang do virus (WSSV) 

Hua Quyet Chien, 22/5/2004 - Vien Sinh Hoc Nhiet Doi - 1 Mac Dinh Chi Q1 Tp Ho Chi MinhSH'99 da thanh cong de ngan chan dich benh dom trang do virus (WSSV)

San pham SH'99 da duoc dang trong website VietLinh, trong thoi gian qua duoc su ho tro kinh phi­ cua Bo Khoa Hoc & Cong Nghe, chung toi da thu nghiem thanh cong o dien rong phong benh dom trang, cu the tai Can gio xa Ly Nhon Trai nuoi tom Kim Gam (ngay gan ben pha Vam Sat).

De tai nay da duoc cong bo mot phan tai hoi nghi lan thu 18 cua cac tinh dong bang song cuu Long 

do Bo Khoa Hoc Cong Nghe to chuc tai Kien Giang thang 12 nam 2002 

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SH’99 ĐẾN KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH VIRUS (WSSV & MBV) CHO TÔM SÚ

Hứa Quyết Chiến - Vien Sinh Hoc Nhiet Doi

1. Tình hình bệnh tôm trên thế giới và Việt Nam

1.1- Trên thế giới

Việc gia tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản đã đi kèm với tốc độ bùng nổ bệnh gây ra do vi khuẩn và virus trên tôm. gây tổn thất lớn về kinh tế trong ngành thủy sản. Bệnh trên tôm. nhất là bệnh do virus. luôn là nỗi ám ảnh của người nuôi trồng và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Mặc dù virus gây bệnh trên tôm không hề có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng nó có thể làm tổn hại đến kế sinh nhai của các hộ nuôi tôm.

Tổng thiệt hại do virus gây ra trung bình hàng năm cho thế giới khoảng hơn 1 tỷ USD. Tỷ lệ gây chết do virus có thể lên đến 100% trong vòng từ 3 – 10 ngày kể từ khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên.

1.2- Ở Việt Nam

Ngay từ những năm đầu thập niên 90. cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm công nghiệp. "dịch bệnh" tôm ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Theo thống kê của Bộ Thủy sản (1995). từ năm 1993 – 1995. dịch bệnh tôm đã báo động trên toàn quốc. làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Trong năm 1994 tổng diện tích nuôi tôm có dịch bệnh là 84.558ha với sản lượng thiệt hại ước tính là 5225 tấn. trị giá khoảng 294 tỷ đồng. Đến nay. dịch bệnh vãn tồn tại và lây lan ngày càng rộng gây tổn thất nghiêm trọng. Thiệt hại lớn nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôm dễ mắc bệnh và thường bị chết vào khoảng 1.5 – 2 tháng tuổi. 

1.3- Tình hình điều trị bệnh tôm

Hiện nay, vì chưa có phương pháp điều trị bệnh tôm có hiệu quả nên công tác chẩn đoán bệnh virus và phòng ngừa được sử dụng chủ yếu ở các trại nuôi tôm nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tác nhân bệnh từ tôm giống, tôm nhập khẩu và tôm nuôi. Bên cạnh đó. công tác nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh do virus cũng đang được tiến hành khắp nơi trên thế giới ở cả lĩnh vực hóa học cũng như sinh học.

Kể từ năm 1993 trở đi. các phương pháp chẩn đoán nhanh có hiệu quả lần lượt ra đời như phương pháp chẩn đoán sinh học dùng AND probe. phương pháp Western blot. sử dụng kỹ thuật PCR.

Các chẩn đoán nêu trên là các công cụ rất hiệu quả để chỉ thị các virus gây bệnh trên tôm. Tuy nhiên. việc ứng dụng rộng rãi kỹ thuật này thực sự không dễ dàng do các thiết bị. hoá chất sử dụng đắt tiền và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của người phân tích.

1.4- Hiện trạng nghề nuôi tôm ở nước ta

Hiện nay trình độ kỹ thuật nuôi tôm ở nước ta còn thô sơ. tự phát. ít chú trọng về kỹ thuật và không có kinh nghiệm về lĩnh vực bệnh. đặc biệt là bệnh do virus gây ra. Vì vậy. giải pháp cho vấn đề bệnh tôm ở nước ta hiện nay là cần phải tiến hành đồng bộ từ khâu kiểm soát môi trường. tôm bó mẹ. kỹ thuật nuôi… trong đó quan trọnh nhất là kiểm soát môi trường nuôi.

Thực tế, virus chỉ có biểu hiện gây bệnh trong điều kiện nhất định nào đó ví dụ như pH. nhiệt độ. độ mặn… và khi virus hoạt động gây bệnh. sẽ liên tiếp theo sau là ảnh hưởng của vô số tác nhân gây bệnh khác đang rình rập như vi khuẩn. tảo. nấm… có trong môi trường nuôi.

Hiện nay. để hạn chế sự xuất hiện bệnh trên tôm. người ta thường thực hiện nghiêm túc các công việc như sử dụng nguồn nước sạch để nuôi tôm. không gây các điều kiện bất lợi cho tôm.

2. Cơ sở khoa học hình thành của chế phẩm SH’99

SH’99 –1999 là năm chế phẩm sinh học bắt đầu được thử nghiệm trên tế bào Sf9 và trên tôm sú.

2.1- Quan hệ giữa tế bào và virus

Sự hấp phụ của virus trên bề mặt tế bào

- Tính chất

+ Khác nhau về điện tích (lực tĩnh điện)

+ Thông qua ẩm bào

- Điều kiện

+ Phụ thuộc vào các thụ thể có mặt trên tế bào ký chủ (mucoprotein. mucopolyshacharid. lypoprotein. glycoprotein)

+ Nồng độ các ion có nhiều hóa trị như Mg. Ca…(nồng độ thấp tăng cường hấp phụ và ngược lại)

+ pH dịch tế bào (acid – ngăn cản hấp phụ và ngược lại)

Sự xâm nhập virus vào tế bào

Sự tổng hợp của các thành phần của virus trong tế bào vật chủ

  • Tổng hợp AND
  • Tổng hợp ARN
  • Tổng hợp protein của virus

Sự phóng thích virus khỏi tế bào

Cơ chế vỡ tung của tế bào

2.2- Quan hệ giữa ký chủ (tôm sú) và virus

- Sơ đồ phát triển của tôm sú

1. Egg --- 2. Nauplius --- 3. Protozoea ---- 4. Mysis ----5. Postlarvar ----6. Juvenile ---7. Sub-adult --- 8. Adult --- 1. Egg

Qua các tài liệu nghiên cứu về bệnh virus trên tôm sú của Việt Nam và nước ngoài cho thấy rất hiếm có trường hợp tôm bị chết do virus ở những giai đoạn sớm. mà thường xuất hiện triệu chứng tôm bệnh ở giai đoạn postlarvar muộn đến juvenile. mặc dù nguồn virus có thể được truyền từ tôm bố mẹ. Như vậy. ở guai đoạn 1 – 5 tôm sú đã mang mầm bệnh nhưng virus không có khả năng phát triển hoặc phát triển rất chậm. Ngoài ra những nghiên cứu về sinh lý tôm cũng cho thấy từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 6 dịch tế bào tôm cũng chuyển dịch dần dần từ acid sang kiềm (nếu không có sự chuyển dịch này tôm không lột xác được. không lớn – chết).

Nếu lồng hai mối quan hệ tế bào – virus. ký chủ – virus vào với nhau sẽ xuất hiện một mâu thuẫn.

Virus sẽ không xâm nhập được vào tế bào khi:

  • pH dịch tế bào thấp (acid)
  • Protein thụ cảm không tương thích
  • Nồng độ một số cation hóa trị nhiều cao

Trong trường hợp này tôm không phát triển được – chết. ngược lại nếu tôm phát triển bình thường thì khả năng bùng nổ dịch bệnh lại cao.

Vấn đề cần được đặt ra là làm sao cho tôm vẫn phát triển được bình thường và tỷ lệ chết do virus là thấp nhất.

Theo quan điểm bệnh học – ký chủ không bị ảnh hưởng nhiềudo sự có mặt của ký sinh mà bị ảnh hưởng do mật độ của ký sinh đó gây ra.

Như vậy. nếu có cách nào đó làm cho virus phát triển chậm thì tỷ lệ tôm sống sẽ cao. khả năng cho năng suất thu hoạch cao và không có dư lượng của kháng sinh, chloramphenicol.

Đó cũng chính làvai trò của SH’99 và mục đích nghiên cứu của chúng tôi.

Thành phần chính của SH’99 là một số acid hữu cơ

3. Kết quả thử nghiệm in vitro

3.1 Ảnh hưởng của SH’99 đến sinh trưởng và phát triển của tế bào sơ phôi gà

Ở pH thấp số lượng tế bào tất cả các công thức đều có số lượng tế bào thấp hơn có ý nghĩa so với các công thức có pH 7 &7.5. So sánh với công thức đối chứng hầu hết ở các nồng độ SH’99 số luợng tế bào không có sự khác biệt. Nói một cách khác SH’99 hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tế bào sơ phôi gà.

3.2 Ảnh hưởng của SH’99 đến khả năng ức chế virus đốm trắng (WSSV)

3.2.1 Hình thái tế bào

Virus đốm trắng được lây nhiễm vào tế bào sơ phôi gà đã được sử lý SH’99 ở các nồng độ khác nhau. Sau 24 giờ quan sát hình thái tế bào.

Ở công thức V (đối chứng) sau 24 giờ sau khi lây nhiễm toàn bộ tế bào đã bị nhiễm sưng phồng và vỡ. Trong khi đó công thức SH’99 2% và 1% tế bào vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, ở hai công thức còn lại tế bào bị chết toàn bộ, tuy nhiên khác với kiểu chết của tế bào đối chứng, các tế bào này chết quắt lại và bong lên (không có hiện tượng sưng phồng và vỡ).

Như vậy, qua hình thái tế bào sau khi được lây nhiễm virus , thấy rằng hai nồng độ SH’99 2% và 1% có thể virus không xâm nhập được vào trong tế bào , còn hai nồng độ còn lại thì virus đóng vai trò cảm ứng hình thành phản ứng tự hoại của tế bào

3.2.2 Bước đầu xác định hàm lượng ADN tương đối ở các công thức (phương pháp đo tử ngoại khả kiến)

Ở công thức đối chứng các pH 5.5; 6; 6.5 chỉ số Y là cao nhất (Y = AU 260nm / AU 280nm) còn hai pH 7; 7.5 có chỉ số Y thấp hơn. So sánh với công thức đối chứng ở tất cả các nồng độ SH’99 đều có chỉ số Y thấp hơn có ý nghĩa và sự gia tăng chỉ số này tương quan nghịch với nồng độ SH’99 (biểu đồ 2).

Bằng phương pháp đo quang phổ hồng ngoại (biểu đồ 3). Khi bị nhiễm virus công thức đối chứng và hai công thức 0.5% và 0.25% gia tăng đáng kể hàm lượng C và N, trong khi đó ở công thức đối chứng không bị nhiễm virus và hai công thức 2% và 1% SH’99 lây nhiễm virus không xuất hiện mũi C&N(độ nhạy 3%). Hình ảnh tương tự cũng nhận thấy ở hai công thức đối chứng và SH’99 0.25% bị nhiễm virus khi xét các mũi có nguồn gốc mạch vòng. Ở công thức Đối chứng +virus và 0.25% SH’99 đều thấy xuất hiện cả ba mũi (bước sóng 1630; 1527; và 532 cm -1) Công thức SH’99 0.5 % có sự gia tăng rõ rệt ở hai mũi 1630 cm -1và 532 cm -1 so sánh với các công thức còn lại.

Riêng hai công thức SH’99 2% và 1% có những phản ứng tương tự giống với công thức đối chứng không lây nhiễm virus. 

4. Thử nghiệm trên đồng ruộng tại hai tỉnh Bạc Liêu và Thái Bình

4.1 Thí nghiệm tại HTX Đông Minh Tiền Hải Thái Bình

- Thí Nghiệm lây nhiễm nhân tạo

Điều kiện

- Tôm bệnh đốm trắng được xay nhuyễn đưa xuống ao khi tôm được 50 ngày tuổi

Ao tôm có diện tích 300 m2 được chia làm ba phần bằng lưới dày mật độ thả 10 con/ m2

Công thức 1 đối chứng (không dùng thức ăn có SH’99); công thức 2 ( dùng thức ăn có SH’99), thức ăn được cho ăn trong suốt quá trình nuôi tôm

Không thay nước trong suốt quá trình nuôi tôm

Bảng 1 Kết quả thí nghiệm đồng ruộng

 

 

 

Chỉ tiêu

HTX Đông Minh Tiền Hải Thái Bình

Trung Tâm Khuyến Ngư Bạc Liêu

TN lây nhiễm nhân tạo

TN không lây mhiễm nhân tạo

TN không lây mhiễm nhân tạo

ĐC

SH’99

ĐC

SH’99

ĐC

SH’99

1

Tỷ lệ tôm sống (%)

10

60

40

90

25

75

2

Tỷ lệ tôm 20-30 con/kg (%)

-

30

10

25

 

 

3

Tỷ lệ tôm 40-50 con/kg (%)

10

30

30

35

 

 

4

Tỷ lệ tôm 120-140 con/kg (%)

90

40

60

40

 

 

5

Năng xuất thu hoạch kg/ha

250

1166

850

2188

950

3500

 

Thí nghiệm thu hoạch ngày 16/8/2002 kết quả cho thấykhi sử dụng thức ăn có SH’99 tỷ lệ tôm sống cao hơn rất nhiều so với công thức đối chứng, tỷ lệ tôm lớn cũng có khác biệt rõ rệt

Thí nghiệm tại Thái Bình và Bạc Liêu (không lây nhiễm nhân tạo)

Kết quả bảng 1 cũng cho thấy khi sử dụng thức ăn có SH’99 năng xuất và tỷ lệ tôm to cao hơn rất nhiều so với công thức sử dụng thức ăn bình thường (có xác nhận của TT Khuyến Ngư tỉnh Bạc Liêu và UBNN xã Đông Minh Tiền Hải Thái Bình.

5. Nhận xét

Những kết quả thí nghiệm trên đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu về một hướng mới trong việc phòng bệnh virus cho tôm sú. làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện chế phẩm và chúng minh khả năng sử dụng thức ăn có SH’99 phòng bệnh cho tôm sú trên thực tế.

***

Công dụng: SH’99 (chất có hoạt tính sinh học), có khả năng phòng bệnh virus hội chứng đốm trắng, đầu vàng và vi khuẩn gây ra, tăng tỷ lệ tôm sống, tăng trọng lượng và chắc thịt.

CHUYÊN DÙNG CHO NUÔI TÔM THỊT

CÁCH DÙNG :

- SH’99 được sử dụng ngay từ khi thả tôm (Post 15) và cho ăn liên tục đến khi thu hoạch. Tùy từng tuổi của tôm sẽ sử dụng các loại SH’99 khác nhau.

- Liều lượng : 1kg SH’99 dùng cho 50kg thức ăn

- Cách pha : 2 giờ trước khi cho tôm ăn hòa tan 20g SH’99 trong 100 ml nước trộn đều với 1kg thức ăn, sau đó hong khô. Trước khi cho ăn dùng dầu mực bao viên thức ăn như dùng với các loại vitamine và dinh dưỡng khác.

CHÚ Ý : Luôn luôn quậy đều trước khi pha trộn.

ĐÓNG GÓI : 1kg /1 hộp dùng cho 50 kg thức ăn (S1 : tôm nhỏ < 70 ngày; S2 : tôm lớn > 70 ngày)

BẢO QUẢN : nơi khô mát

Ngày sản xuất :

Hạn sử dụng : 2 năm

Địa chỉ liên hệ :

Cty TNHH Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học (Applied Bio-Technology Co., Ltd)

290/1 Nam Kỳ Khởi nghĩa, P.8, Q.3, Tp.HCM. (848) 8435851, 0908190384, 0903834176 E-mail: exin@hcm.fpt.vn

***

Kẻ... lập dị

Khi niềm đam mê không cưỡng lại được nữa, tôi bắt tay vào nghiên cứu. Nhưng hiềm một nỗi, ít người tin tôi đủ sức làm khoa học!

Thành công: Sinh năm 1954, kỹ sư Hứa Quyết Chiến đã có những công trình nghiên cứu thành công, đem lại lợi ích thiết thực cho nền nông nghiệp nước nhà qua chế phẩm Exin 4.5 HP (phòng trừ bệnh trên cây), chế phẩm AIM 3.5HP (phòng trừ rầy, sâu trên lúa). Và tháng 8-2002, chế phẩm SH’99 (diệt bệnh vi-rút ở tôm) bước đầu thử nghiệm đã có kết quả khả quan trên diện rộng. Điều đặc biệt là các chế phẩm mang hoạt tính sinh học này không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành chỉ từ 65.000 – 80.000 đồng/ha/vụ (giảm 25% – 35% so với giá thuốc ngoại nhập).

"Gia đình không làm nông, lại học một ngành chẳng hứng thú gì, tôi thuộc vào diện tồi nhất trong số sinh viên Việt Nam được gửi sang đào tạo ở Trường Đại học Nông nghiệp Bulgaria. Về nước, nhận công tác tại Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam , quả thực tôi nản lắm. Hầu hết thời gian tôi dành cho thể thao và âm nhạc. Lúc ấy nhiều người định kiến khắt khe với lối sống của tôi lắm! Nhưng dần dần đồng ruộng cho tôi thấy quy luật sinh tồn của tự nhiên: Sâu hại sâu sẽ sinh ra sâu mới thích nghi hơn. Bệnh này loại trừ bệnh khác và sinh ra bệnh mới. Những thứ sâu bệnh này cuốn hút lấy tôi” - giọng trầm ấm, tự tin, kỹ sư Hứa Quyết Chiến mở đầu câu chuyện.

Duyên tình cờ. - Phong trào nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển mạnh những năm gần đây, đặc biệt nuôi tôm đem lại lợi nhuận rất cao. Nhiều gia đình làm ăn phát đạt nhưng không ít kẻ tán gia bại sản vì tôm bị dịch bệnh tấn công. Nguy hiểm nhất là bệnh do vi-rút gây nên. Người nuôi tôm luôn bị ám ảnh bởi căn bệnh này. Nhưng chưa có loại thuốc nào trị được bệnh vi-rút.

Một buổi sáng đầu năm 1999, giáo sư Nguyễn Văn Uyển, cùng công tác với ông Chiến, cho biết: “Tôm và sâu cùng một lớp giáp xác! Chương trình Thế giới động vật trên ti vi chứng minh thế đấy!”. Từ nguồn thông tin này, ông Chiến liên tưởng ngay đến mối quan hệ giữa sâu và tôm.

Theo suy nghĩ của ông, tôm và sâu cùng một lớp giáp xác. Trong khi vi-rút diệt sâu cũng giống như vi-rút làm chết tôm. Gần nửa năm miệt mài tìm tòi, học hỏi, cuối cùng ông Chiến đã nhận ra mối tương quan giữa sâu và tôm. Vui mừng trước sự khởi đầu đầy hứa hẹn, ông bắt tay vào thí nghiệm vi-rút. Chẳng mấy chốc ông nhận biết loài vi-rút (MBV) gây bệnh ở tôm tồn tại ở dạng thể vùi và không sinh sản được trong môi trường a-xít, nhưng phát triển mạnh trong môi trường kiềm.

Tôm còn nhỏ (dưới 50 ngày tuổi) không mắc phải bệnh vi-rút nhưng khi tôm lột xác để lớn (trên 50 ngày tuổi) chính là giai đoạn bệnh bùng phát dữ dội. Nắm rõ đặc điểm sinh lý của vi-rút cũng như loài tôm, ông Chiến đã dùng chất thuốc (có nguồn gốc từ một nhóm các a-xít hữu cơ) trộn vào thức ăn nhằm ức chế sự sinh sản của vi-rút nhưng loài tôm (từ thể a-xít chuyển sang kiềm) vẫn phát triển tốt.

Rời phòng thí nghiệm, ông Chiến cùng các học trò tỏa ra nhiều vùng. “Từ Phan Thiết, Sóc Trăng, Trung tâm Khuyến ngư Bạc Liêu đến cánh đồng của Hợp tác xã Đông Minh, Tiền Hải, tỉnh Thái Bình... tôi muốn biết chế phẩm SH’99 có ứng dụng được trên diện rộng hay không”, ông Chiến nhấn mạnh.

Túc trực ở ruộng tôm suốt 3 tháng ròng, ngày 16-8-2002, mẫu thí nghiệm đầu tiên đã thu hoạch, với xác nhận của chính quyền địa phương. Kết quả ở cánh đồng tôm thu được cho thấy tỉ lệ tôm sống cao gấp 3 lần và năng suất cũng cao gấp 3 lần so với cách nuôi thường.

Trong nỗi vui mừng, ông Chiến tự tin: “Kết quả đạt được là cơ sở bước đầu để hoàn thiện chế phẩm. Chưa ai nghiên cứu thành công loại bệnh vi-rút ở tôm, nên việc chế phẩm SH’99 được công nhận (về mặt pháp lý) và ứng dụng rộng rãi còn gian nan lắm! Công trình này tôi chỉ mới tốn 2 năm, hơn nữa, anh em đồng nghiệp hết sức tạo điều kiện và ủng hộ tôi làm. Chứ công trình trước thì, từ lúc chế phẩm hoàn thiện đến khi được công nhận, tôi phải mất 20 năm đi gõ cửa từng nơi”. Ngừng một lát, ông Chiến nói tiếp: “Ngày đó, bi kịch chồng chất bi kịch, nhiều lúc nản quá, tôi đã nghĩ đến chuyện... tự sát. Nhà nước quy định nghiên cứu khoa học đề tài cấp bộ phải là tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ. Tôi mới là kỹ sư nên rắc rối là chuyện tất yếu. Nhưng công trình trước tôi đã phá rào thì công trình này chắc chắn dễ thuyết phục hơn”.

Đường khoa học gập ghềnh.- “Vì niềm đam mê? Vì không còn con đường nào để lựa chọn? Vì những kẻ luôn nhạo báng và dồn tôi đến chân tường? Hay do ông cụ thân sinh đặt cho tôi cái tên không được phép gục ngã?”, giọng ông Chiến trầm xuống khi chúng tôi gợi lại một phần ký ức của ông.

Năm 1977, tốt nghiệp đại học, trở về nước, ông Chiến nhận công tác ở Bộ môn Cây lương thực của Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam. “23 tuổi, trẻ trung sôi nổi, chơi thể thao cừ, đánh đàn giỏi, tôi trở thành anh chàng lãng tử trong mắt mọi người. Và có lẽ mọi bi kịch, đắng cay bắt đầu từ đó khi tôi bước chân vào làm khoa học”.

Lội ruộng 3 năm, ông Chiến trở thành người nông dân thực thụ với những trăn trở: “Làm sao hạn chế được sâu bệnh để năng suất cây trồng được nâng lên”. Nhưng do phụ trách Bộ môn Cây lương thực, ông Chiến không có điều kiện tìm hiểu các loài sâu bệnh. Trong khi đó, lịch làm việc của viện chỉ có một buổi đi thực địa ở các cánh đồng. “Từ lúc có ý định nghiên cứu, tôi ở riết cả ngày ngoài đồng. Đầu tiên chỉ vì muốn xem và hiểu được đặc điểm sinh lý của các loài sâu bệnh, nhưng lâu dần, tôi bì bõm ngoài đồng vì muốn được yên thân”.

Mùa lại mùa nối tiếp đi qua, khi nắm bắt được quá trình hình thành, sinh trưởng, phát triển của sâu bệnh trên cây, ông âm thầm rời đồng ruộng để trở về phòng thí nghiệm. Đồng lương ít ỏi, ông cố dành dụm, chắt gom mua từng loại hóa chất. Hết giờ làm ở cơ quan, ông lại lao vào tìm tòi, pha chế. Cuối năm 1983, trong quá trình mày mò, ông đã phát hiện ra chất có nguồn gốc từ Salicylic acid. Đây là nền tảng cơ bản cho việc hoàn thiện chế phẩm Exin 4.5HP.

Phát triển ra chất thuốc và đã tiến hành làm thử, nhưng để chứng minh công dụng của thuốc, ông đã nhờ người bạn ở Bộ môn Bảo vệ Thực vật đứng tên chung nghiên cứu đề tài. Thêm một nhân chứng, kết quả thử nghiệm được hai người báo cáo lên trưởng Bộ môn Bảo vệ Thực vật. Ông Chiến được nhận về bộ môn này. Nhưng niềm hy vọng được tiếp tục đề tài vụt tắt: Cơ quan cử ông lên Đà Lạt nghiên cứu sâu đục ở khoai tây.

Món nợ khoa học. - Ngoài nhiệm vụ được giao, ông dồn thời gian vào đề tài nghiên cứu đang dang dở. Thuê ruộng thử nghiệm trên diện rộng, bù lỗ cho những thất bại, ông rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. “Vợ yếu con thơ - ông Chiến nói - tôi đã leo lên lưng cọp nên đành phải đánh bài liều và âm thầm chịu đựng”.

Năm 1986, một người bạn thân làm ở hãng thuốc Ciba - Gegy (Thụy Sĩ) biết chuyện đã giúp ông Chiến gửi mẫu thí nghiệm ra nước ngoài kiểm nghiệm. Tháng 8-1992, kết quả kiểm nghiệm ở Thụy Sĩ gửi về chứng minh chế phẩm của ông thành công.

Trong khoảng thời gian này, ông xin chuyển công tác sang Viện Sinh học nhiệt đới. Tại đây, một số nhà nghiên cứu khoa học, và cũng là lãnh đạo của ông, đã nhận thấy ý nghĩa thực tiễn của công trình khoa học này. Họ tạo điều kiện và bảo lãnh để một kỹ sư phá rào được làm đề tài cấp bộ. Năm 1999, chế phẩm Exin 4.5 HP đã được Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường công nhận. Nhưng mãi đến năm 2001, nhờ sự lên tiếng của công luận, chế phẩm Exin 4.5 HP mới được Bộ Nông nghiệp công nhận, cho sản xuất lưu hành.

“Khó khăn đã đi qua, giờ tôi không nợ chuyện cơm áo đời thường mà nợ khoa học và thế hệ nghiên cứu khoa học trẻ. Phải tạo mọi điều kiện để lớp đàn em say mê và phát huy ý tưởng sáng tạo của mình! Những đề tài khoa học thực thụ cần được tôn trọng và có cơ hội kiểm chứng nhanh nhằm tạo ra sản phẩm thiết thực cho cuộc sống. Có như vậy mới đào tạo được đội ngũ làm khoa học kế cận” - ông Chiến bộc bạch.

Tính cần mẫn, sự sáng tạo cùng nỗi đam mê trên con đường nghiên cứu khoa học vẫn cháy bỏng trong ông như thời trai trẻ. Có điều hôm nay, ông tự nhận mình đã dày dạn kinh nghiệm hơn. Những cuộc phá rào thành công của người kỹ sư đầu tiên đảm nhận đề tài khoa học cấp bộ đã được giới nghiên cứu biết đến. Hiện nay, ông đảm đương trách nhiệm Chủ nhiệm Hợp tác nghiên cứu khoa học về các hoạt chất mang hoạt tính sinh học giữa Việt Nam và Bulgaria. Nhìn lại con đường mình đi qua, ông hào hứng: “Đất nước Bulgaria đào tạo, đồng ruộng Việt Nam cho tôi những kinh nghiệm thực tế trên con đường đến với khoa học. Giờ có điều kiện hợp tác nghiên cứu, được dẫn dắt sinh viên nước nhà tiếp tục những cuộc chinh phục đầy chông gai thử thách, tôi vừa là học trò cũ vừa là người thầy. Chân trời khoa học rộng mở và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú. Hy vọng thế hệ trẻ sẽ có những công trình mới và được tạo điều kiện để có những sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống”.

BÍCH HÀ - NLĐ - 23/11/2002

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang