Đã từ lâu, khi nói đến dịch bệnh trên tôm sú, người trong nghề thường nghĩ ngay đến bệnh thân đỏ đốm trắng – một loại bệnh do virus gây nên và không có thuốc chữa trị. Tuy nhiên, từ hai năm qua thêm một loại bệnh mới xảy ra ở nhiều địa bàn nuôi tôm và đã gây ra thiệt hại không nhỏ, đó là bệnh phân trắng. Dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng mà chỉ thấy lác đác ở từng điểm.
Qua thực tế cho thấy, bệnh phân trắng thường xảy ra ở diện tích nuôi mật độ dày, chế độ nuôi kín hoặc ít thay nước, cộng với thời tiết thay đổi của mùa mưa. Mặc dù bệnh phân trắng không gây cho tôm chết hàng loạt nhưng đó là bệnh mãn tính, buộc người nuôi phải thu hoạch sớm nên tôm thu có kích thước nhỏ, chất lượng kém và năng suất thấp. Vụ nuôi vừa qua, dù là vụ nuôi chính của năm 2003, nhưng do mùa mưa đến trễ, độ mặn nước tăng cao và nhiều người nuôi nôn nóng thả tôm sớm, cộng với hệ thống kênh mương cấp thoát nước không đảm bảo và đặc biệt là mật độ tôm thả rất cao, bình quân 70 con/m2 , nên đã tạo điều kiện cho dịch bệnh có cơ hội phát sinh. Ở huyện Hàm Tân vừa qua đã có 21 hộ thu hoạch trong đó có 10 hộ thua lỗ nặng do bệnh phân trắng; ở Hòa phú hơn 40 hộ nuôi tôm đều bị thất bại; ở Phan Rí có 8 hộ thu nhưng chỉ một hộ có lãi.
Bệnh phân trắng phần lớn thấy ở tôm có độ tuổi từ 40 – 50 ngày trở lên, ở độ tuổi này tôm bệnh nhưng không nặng. Đối với tôm 80 –90 ngày tuổi trở lên thì cơ hội mắc bệnh cao và chữa trị gặp nhiều khó khăn. Khi tôm bị bệnh phân trắng có nhiều biểu hiện như: bộ phận ruột tiếp giáp với gan phình to, phân trắng nổi lên mặt nước vào cuối gió, gan bị teo và nhỏ lại, đường ruột có những chấm màu vàng của đường... Tác nhân gây bệnh phân trắng có thể do vi khuẩn vibrio sp hoặc nhóm nguyên sinh động vật Gregarine hay có thể là một vài loại virus gây tổn thương cho gan như: MBV, HPV.Thời gian qua, tỉnh ta và nhiều khu vực nuôi tôm ở miền Trung đã bị thiệt hại khá nặng do dịch bệnh phân trắng. Trong khi đó ở miền Tây, nơi có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước ta thì hầu như không thấy dịch bệnh phân trắng xuất hiện, vì nơi đây thả tôm với mật độ vừa phải, tối đa là 30 post/15m2. Đặc biệt vụ tôm vừa qua có hơn 90% số hộ nuôi tôm ở khu vực này thu được thắng lợi.
Đến nay, tác nhân gây bệnh phân trắng vẫn chưa xác định được. Do đó bà con nuôi tôm tỉnh ta cần phải phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp như cải tạo ao thật kỹ trước khi nuôi, nuôi tôm đúng vụ và thả tôm với mật độ vừa phải. Nếu cứ tiếp tục phá hủy môi trường theo cách nuôi như hiện nay thì trong tương lai chắc chắn sẽ xuất hiện thêm nhiều loại bệnh mới nữa và người chịu thiệt hại trước hết chính là bản thân những người nuôi tôm.
UYỂN TRANG - E-binhthuan, 13/12/2003
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin về bệnh phân trắng
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin về bệnh tôm
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.