• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một số bệnh tôm thường gặp

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đen mang 

Trả lời từ VPĐD Sitto Group (Thái Lan):

Bệnh đen mang (có thể thấy màu vàng) thường có nguyên nhân từ đáy ao nuôi không sạch, có chất hữu cơ nhiều. Kiểm  tra thấy khí độc (Ammonia) ở đáy ao cao vì có bùn đáy ao nhiều, các chất hữu cơ thừa nhiều (từ thức ăn thừa - do thức ăn nhiều tôm ăn không hết, từ tảo chết v.v..). Thường phát hiện bệnh này trong ao nuôi thả tôm mật độ cao, trong ao nuôi theo hệ thống không thay nước hoặc ít thay nước. Ammonia sẽ làm ảnh hưởng tới mang tôm làm có màu đen và nhiều khi có các chất hữu cơ hoặc vô cơ vào trong mang tôm, nếu không xử lý sẽ làm tôm nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Bình thường bệnh đen mang xảy ra lúc tôm lớn (tôm được hai tháng rưỡi tới ba tháng trở lên). 

Cách xử lý: Thay nước đáy ao (nên có ao xử lý nước trước khi sử dụng nước). Dùng Granulite (Zeolite dạng hạt) để hấp thụ các khí độc đáy ao mỗi 5 -7 ngày một lần. Có` thể dùng thêm kháng sinh theo đúng hướng dẫn kỹ thuật pha trộn với thức ăn cho tôm để phòng trị bệnh từ vi khuẩn (nên dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch từ 15-20 ngày).  Dùng vi sinh vật (BS-I ) để giúp phân hủy chất hữu cơ . 

Cách phòng bệnh: Quản lý việc cho thức ăn tôm cho tốt, đừng để cho thức ăn thừa nhiều trong ao. Dùng loại thức ăn chất lượng cao. Nên có ao lắng nước để xử lý nước và thay nước khi thấy cần thiết (kiểm tra thấy Ammonia nhiều  hơn 0,1 ppm). Nếu không thể thay nước được nên dùng vi sinh vật nói trên để giúp phân hủy chất hữu cơ đáy ao và kết hợp với dùng Zeolite (loại có thể hấp thụ Ammonia được = Asahi Zeolite /Sitto Zeolite/ Granulite) để quản lý chất khí độc trong và đáy ao nuôi. 

Để biết thêm chi tiết về các loại thuốc nêu trên xin liên hệ: các đại lý của SITTO GROUP trên toàn quốc.

 


Cách điều trị tôm bị đóng rong, đóng nhớt  

Trả lời từ VPĐD Sitto Group (Thái Lan):

Lý do  của bệnh đóng rong là Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm xót và bị stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn và yếu đi, gây ra các bệnh khác. 

Nhận diện bệnh đóng rong và cách kiểm tra. Kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó), thấy vỏ tôm trơn giống như có nhớt bám trên vỏ tôm và có nhiều khi thấy có rong / tảo bám trên vỏ tôm,vỏ tôm không sạch. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng Kính hiển vi sẽ thấy Zoothamnium sp. bám trên vỏ và chân tôm. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm từ từ yếu đi, giảm ăn, vào nằm vùi trong đống bùn giữa ao. Nếu không trị tôm sẽ từ chết vì nhiễm bệnh từ các vi khuẩn. 

Cách trị bệnh. Giảm số lượng các chất hữu cơ trong ao bằng cách thay nước (nếu có ao lắng nước). Giảm thức ăn xuống từ 5 - 10 % trong một thời gian (để giảm chất hữu cơ thừa). Dùng các vi sinh vật có lợi ích để phân hủy các chất hữu cơ (Ví dụ: Bacillus subtilis 1070 hoặc BS-I). Dùng Formalan (thuốc để diệt Zoothamnium để diệt Zoothamnium vào buổi tối. 

Chú ý:  Trong thời gian đang tôm đang bị bênh nên trộn Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress. Để biết thêm chi tiết về các loại thuốc nêu trên xin liên hệ: các đại lý của SITTO GROUP trên toàn quốc

Bệnh đóng rong trên tôm

Đóng rong là một bệnh chủ yếu do môi trường tạo ra trong đó các tác nhân chính là tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lên nhau tạo thành bệnh.

Theo Dr. Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.

Bệnh đóng rong trên tôm có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu tại ba vùng khác nhau, chúng tôi nhận thấy, toàn bộ các ao nuôi đều có xuất hiện bệnh đóng rong. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện từng ao mà bệnh xuất hiện sớm hay muộn.

Bệnh đóng rong xuất hiện từ giai đoạn tôm giống đến tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối của vụ nuôi.

Đặc trưng của mầm bệnh:

- Phần lớn do một số vi khuẩn gây ra như: Vibrio sp., Aeromonas sp. ... Do một số tảo lam: Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; Tảo lục: Enteromorpha sp.; Tảo khuê: Amphora sp., Nitszchia sp., loài nấm và nguyên sinh động vật.

Theo Lightner, bệnh này xuất hiện do ký sinh trùng, tảo, vi khuẩn ... tấn công từ bên ngoài vào.

Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc.

Phương pháp chuẩn đoán:

Kiểm tra ký sinh trùng bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi kết quả phát hiện thấy Vorticella sp. Epistylis sp. và nhiều nấm. Xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong có đến 80% tôm bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng.

Biện pháp phòng trị:

- Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm.

- Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột. Nếu tỷ lệ nhiễm cao, chúng ta có thể dùng formol liều lượng từ 15-20ppm đánh vào ban ngày sau đó thay nước, nếu đóng rong vẫn còn ta có thể đánh tiếp lần hai.

TS. Lý Thị Thanh Loan (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) - KHPT, 30/9/2005

 


Cách phòng và trị khi tôm sú nuôi bị chết từ đuôi cho đến thân mình mà đầu vẫn còn sống. 

Bio-Pharmachemie trả lời:

Bệnh này theo chuyên môn được gọi là bệnh thối đuôi. thỉnh thoảng người nuôi bắt gặp trường hợp tôm bị cụt đuôi và bị ăn mòn sâu vào pầhn đốt thứ 6 nhưng tôm vẫn còn sống tuy bơi lội yếu hẳn đi. Số lượng này chiếm tỉ lệ không nghiểu trong ao nuôi. Theo thực tế ở một số người nuôi thì thỉ cần sử dụng:  

- Bioxide: 1lít/2000m3 nước, lúc trời nắng gắt và thêm Biosulmix 5gr/kg thức ăn liên tục trong 3 ngày.  

- Hoặc dùng Povidine: 1 lít/ 2000m3 nước, lúc chiều mát, và Oxolinic 5gr/kg thức ăn liên tục trong 3 ngày. Nếu có nguồn nước tốt để thay thì nên thay 1/3 lượng nước trong ao nuôi và xử lí Aqua clean 2lít/1000m3 nước, sau 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả.  

KS. Nguyễn Văn Thắng, Công ty LDSX Thuốc Thú y Bio-Pharmachemie 

 


Tôm bị rụng râu, phồng đuôi, đốm đen, đốm nâu...  phòng chống và chữa trị.

Tra loi cua Bayer Agritech Saigon:

Tôm nuôi bị rụng râu, phồng đuôi, đốm đen, đốm nâu... 

Nguyen nhan: là do các vi khuẩn Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas...gây bệnh có trong hồ nuôi tôm. 

Để chữa trị: - sử dụng Virkon 0,5-0,9ppm (0,5-0,9kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao. Liều dùng này còn có thể  trị được các bệnh do vi khuẩn như bệnh phát sáng, phồng đuôi, đốm đen... 

Để phòng bệnh đốm trắng và các bệnh do vi khuẩn: - sử dụng Virkon 0,3ppm (0,3kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao, định kì 10 ngày 1 lần. - hoặc: sử dụng Virkon 0,5ppm (0,5kg/1000m3 nước), hoà nước rồi tại đều xuống ao, định kì 15 ngày 1 lần. - xử lí kĩ ao nuôi trước khi thả tôm. - ngăn không cho nhiễm bệnh từ các ao nuôi lân cận (sử dụng riêng vợt, chài, vó... cho từng ao; sát trùng các dụng cụ dùng chung) 

Ngoài ra có thể sử dụng các loại kháng sinh khác để phòng và chữa bệnh đứt râu: - Anti-vibrio F/S2, Flume bath F/S2, Flumecol-B, Flumecol-T, Vime-antidisea, Vimecol for shrimp của Vemedim Vietnam (7 đường 3/2 - Cần Thơ) 

Có thể sử dụng định kì các vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm.

 


Tom bi mem vo keo dai. Nguyen nhan? Cach phong va chua benh?

1/ Nguyen nhan co the do 1 so yeu to sau:

- Do thieu dinh duong, khoang chat Ca/P (thuc an chat luong khong dat hoac do cho an thieu)

- Nuoc bi nhiem hoa chat, thuoc tru sau, doi khi do su dung hoa chat qua muc

- Do do man qua thap <3%

- Co truong hop mua keo dai, thoi tiet khac nghiet - Do kiem trong ao thap

Vo tom co khi mem nhieu tuan lien.

2/ Cach phong va chua tri:

- Cai thien thuc an cho tom

- Tron them vao thuc an cac chat da vitamine, vitamine C vi du: cua Bayer: stayC, Customix 2110
Cua hang khac: Beta-min, C-mix, Jumbo...

- Dung thuoc bo, tang cuong suc: Catosal 10% cua Bayer.  

- Nâng độ kiềm lên mức trung binh 100ppm       

 


Bệnh phat sang, hien nay tren thi truong co cac loai thuoc tri benh phat sang nao ?

Ve benh phat sang:

Co nhieu nguyen nhan:

- phat sang do tao

- phat sang do su thang hoa cua photpho

- phat sang do vi khuan Vibrio Harveyi va mot so loai Vibrio khac.

Bệnh có thể lây nhiễm từ các trại giống, ao ương sang ao nuôi thịt. Phat triển mạnh trong những ao có hàm lựong chất hữu cơ cao, chất thải đáy ao tích tụ nhiều. Thường thấy ở những vùng có độ mặn cao, phat triển mạnh nhất ở độ mặn 30-35 ppt. Ở dưới 5ppt hầu như không thấy bệnh này xuất hiện.

Bệnh có thể xuất hiện ở pH từ 7,5 - 9,0. Bệnh có thể xuất hiện khi mất tảo đột ngột hay do môi trường biến động mạnh...Các vi khuẩn gân bệnh có thể có ngay trong nước cấp vào ao nuôi.

Dấu hiệu bệnh: tôm yếu, giảm ăn, có màu sậm hoặc trắng đục. Tôm bơi nổi, tấp mé; phát sáng phầm đầu ngực hay toàn thân (quan sát đuợc trong bóng tối), có thể nhiễm 100% đàn tôm. Tôm bệnh có thể bị đóng rong ở mang và vỏ, gan tôm bị teo lai, sẫm màu, tôm chận lớn. Tôm có thể bị chết rải rác (10-20%) và có thể nhiều nếu trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu tiên.

Có một số cách xử lý:

- Dùng hoá chất:

BKC 1ppm, formol... hoặc dấm ăn (15ppm). Sau đó dùng dường cát 2kg/1000m3 đánh liên tục trong 4 ngày để kích thích tảo có ích phát triển.

- Dùng men vi sinh:

Đánh gấp 3 lần liệu thông thường (Super Biotic của CP) hoặc một số loại men vi sinh khác.

Sau khi thực hiện 1 trong các giải pháp trên , tích cực trộn một số loại men vi sinh đường ruột với thức ăn để làm giảnm nguy cơ gây bệnh trở lại. Nếu có nước trữ lắng đã qua sử lý áo thể thay thường xuyên.

Theo khuyến cáo của hãng Bayer, nên sử dụng Virkon A để diệt khuẩn định kỳ trong ao nuôi + sử dụng men vi sinh + kiểm tra chất thải đáy ao thường xuyên để có chế độ xử lý thích hợp, giữ độ mặn không quá cao. Nếu nhiễm bệnh, có thể sử dụng kháng sinh Romet trộn vào thức ăn để cho ăn.

Trên đây là một số thông tin sơ bộ. Tuỳ tường trường hợp cụ thể khi nuôi mà chọn phương án xử lý thích hợp hoặc phối hợp nhiều cách xử lý để hiệu quả cao nhất.

 


Kích thích cho tôm lột vỏ đồng loạt

Tôm lột vỏ theo chu kì sinh trưởng hoặc lột vỏ khi có biến động môi trường: nhiệt độ, độ mặn...

Để tôm lột vỏ đồng loạt, người ta có thể thay một phần nước trong ao (thực chất là thay đổi nhiệt độ, làm tôm bị kích thích nhẹ), dùng hoá chất kích thích lột vỏ (như: formol, saponin, vôi...).  Thường dùng hoá chất kích thích lột vỏ 2 lần 1 tháng.  Tôm nhỏ khi lột vỏ sẽ cứng lại trong vòng 1-2 giờ, tôm lớn khi lột vỏ thì vỏ mới sẽ cứng lại trong vòng 1-2 ngày.

Sử dụng Saponin không những làm tôm lột vỏ đồng loạt mà còn có khả năng diệt một số loài cá tạp và các loại kí sinh có hại, làm sạch tôm, giảm pH...

Cho tôm ăn đầy đủ và có thể sử dụng thêm một số loại chế phẩm khoáng, vitamin giúp tôm lột vỏ nhanh, vỏ mau cứng sau khi lột.

 


Bệnh vàng mang

Do một số nguyên nhân sau: Ao bị phèn (pH thấp) nhất là sau cơn mưa, phù sa nhiều; Tảo bị tàn; hoặc ao có chứa nhiều kim loại nặng...

Dấu hiệu: Mang bị vàng hoặc hơi hồng, nặng thì sưng mang đen mang. Trong trường hợp này tôm thường dạt vào bờ, bơi yếu dần và chết.

Khắc phục: Tăng cường cung cấp oxy, dùng vôi nâng pH, sử dụng zeolite, sớm có kế hoạch thay nước...

 


Bệnh đường ruột

Tác nhân gây bệnh: do một số loài vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột tôm qua đường thức ăn, vết thương trên cơ thể tôm...

Dấu hiệu: không có thức ăn trong đường ruột hoặc bị gián đoạn. Phân tôm trên vó đứt đoạn ngắn, nhớt, màu nhợt nhạt....

Bệnh thường xảy ra trong trong khoảng tôm nuôi 2 tháng tuổi.

Bệnh làm tốn kém thức ăn, lượng tôm hao hụt lớn.

Khắc phục: Theo dõi thường xuyên thức ăn trong đường ruột tôm và phân tôm trên vó. Dùng các loại thuốc kháng sinh đường ruột như Daitrim, Romet... sau thời gian sử dụng kháng sinh nên sử dụng men vi sinh đường ruột như Zymetine, Aqua-Mos...

 


Một số bệnh cũng cần chú ý do môi trường như: bệnh cong thân, bệnh màu xanh da trời... thường do căng thẳng thời tiết, pH thay đổi, thức ăn thiếu... tuy không làm tôm chết nhưng làm yếu tôm và dễ phát sinh bệnh khác.

Việt Linh tổng hợp

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang