• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cắt cuống mắt để kích thích tôm đẻ

Cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hóa học ngăn cản sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt sẽ kích thích tôm đẻ nhiều.

Trong tự nhiên, tôm cái trưởng thành giao vĩ ngay sau khi lột xác. Chúng chứa tinh của tôm đực trong nang lưu tinh cho đến khi đẻ trứng. Sau đó, buồng trứng mới phát triển và tôm đẻ.

Vì sao phải cắt cuống mắt thì tôm mới đẻ?

Khi tôm chuyển từ tình trạng bình thường sang tình trạng sinh sản thì có sự thay đổi cơ bản về tương quan giữa hormon kích thích sinh sản và hormon ức chế các quá trình này. Trong đó hormon ức chế sự sinh sản được sản xuất tích tụ và phóng thích từ cuống mắt của tôm. Như vậy cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hoá học ngăn cản sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt tôm cũng giống như tháo gỡ cái máy phát ra tín hiệu này. Nhờ thế mà sự phát triển của buồng trứng và đẻ trứng được giải tỏa. Buồng trứng phát triển liên tục và tôm đẻ.

Nghĩa là sau khi cắt cuống mắt, tôm đẻ cấp tập vài lần, (có khi tới năm lần). Tuy nhiên chất lượng mỗi lần sinh sản sau cũng giảm so với lần trước đó. Cho đến khi trên thực tế sự sinh sản của tôm không mang lại hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế thì phải loại bỏ chúng. Đến nay có khoảng 20 loài tôm khác nhau được áp dụng thủ thuật cắt cuống mắt để kích thích sinh sản.

Phương pháp cắt cuống mắt

Để cắt cuống mắt cho tôm, người ta thường đốt, kẹp hoặc thắt cuống mắt của tôm mà không cắt rời ngay để tránh sự chảy máu (dịch cơ thể).

Ở Việt Nam, các nhà sản xuất tôm giống dùng dây cao su nhỏ (dây thun) thắt cuống mắt. Mắt bị thắt cuống có thể rụng sau đó nhưng dịch cơ thể không bị thất thoát.

Ngay sau khi cắt cuống mắt, cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của buồng trứng. Khi thấy buồng trứng đang ở giai đoạn IV thành thục, lập tức tôm được tách riêng vào bể đẻ.

Hạn chế

Tôm bị cắt cuống mắt chỉ đẻ ba đến năm lần và đời sống sinh sản cũng chấm dứt. Trong khi tôm ở ngoài tự nhiên không bị cắt cuống mắt và có thể đẻ nhiều lần hơn trong một khoảng thời gian dài, cho ra nhiều tôm con hơn. Vì vậy người ta đã nghiên cứu làm sao để có thể kích thích tôm đẻ mà không cần cắt cuống mắt.

Việc ứng dụng tiêm serotonin cho tôm cái đã được thực hiện và tỷ lệ tôm đẻ lần đầu là 35,4%, gấp sáu lần đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ tiếp trong lần hai là 6,7%. Tính chung, số tôm đẻ do được kích thích bằng serotonin gấp bảy lần so với đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ nhờ tiêm serotonin thấp hơn tôm được cắt cuống mắt. Nhưng sau những lần đẻ dồn dập số tôm cắt cuống mắt không thể tiếp tục được dùng để sản xuất tôm giống. Trong khi những chú tôm đã đẻ nhờ serotonin vẫn tiếp tục sinh sản vì không bị lổn thương, nhờ thế mà người ta có thể kéo dài được tuổi thọ sinh sản của tôm.

NNVN, 3/2/2004

 

Kích thích tôm đẻ không cần cắt cuống mắt

Một cách hình tượng, có thể coi cuống mắt của tôm cùng với một vài cấu trúc nội tiết khác như một hệ thống điều tiết nước chảy từ một hồ chứa. Việc cắt cuống mắt tương tự như phá đập để lấy nước. Lúc đầu thì nước chảy ồ ạt nhưng mức nước ở hồ sụt nhanh và mất khả năng điều tiết. Tôm cái bị cắt cuống mắt chỉ đẻ 3 -5 lần và đời sống sinh sản của nó chấm dứt ở đó. Tôm cái trong tự nhiên hẳn là không bị cắt cuống mắt và có thể đẻ nhiều lần hơn trong một khoảng thời gian dài, cho ra nhiều tôm con hơn. Một thí nghiệm gần đây trên loài tôm he chân trắng, là loài đến nay vẫn được cắt cuống mắt để kích thích sinh sản cho thấy, có thể kích thích đẻ mà không cần cắt cuống mắt. Người ta tiêm Serotonin cho tôm cái và tỷ lệ tôm đẻ lần đầu là 35,4%, gấp 6 lần đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ tiếp trong lần hai là 6,7. Tính chung số tôm đẻ do được kích thích bằng serotonin gấp 7 lần so với đối chứng.

Tất nhiên là tỷ lệ tôm đẻ nhờ tiêm serotonin là thấp hơn tỷ lệ tôm đẻ do được cắt cuống mắt. Nhưng sau những lần đẻ dồn dập do được cắt cuống mắt thì những tôm như thế không thể tiếp tục được dùng để SX giống nữa. Trong khi ấy, chắc chắn những tôm đã đẻ nhờ serotonin vẫn có thể tiếp tục sinh sản vì không bị những tổn thương bất khả hồi. Kết quả nghiên cứu này rất khích lệ vì nhờ thế người ta có thể kéo dài được tuổi thọ sinh sản của tôm một cách đáng kể.

NNVN, 3/2/2004

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang