• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ương nuôi ấu trùng tôm he Nhật Bản

1. Chuẩn bị nước thả ấu trùng (nauplius)

Nước được cấp trước khi thả ấu trùng 1 ngày, khoảng 1/2 dung tích bể.

2. Mật độ từ 90 – 130 ấu trùng/lít

3. Thuần hóa, xử lý và thả ấu trùng

Cân bằng các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ muối...) giữa nơi SX và trại ương trước khi thả ấu trùng tôm.

Xử lý: Tắm ấu trùng trong nước có chứa Formalin, nồng độ 200 – 300ppm trong 30 giây, để loại bỏ mầm bệnh. Quá trình thuần hóa, xử lý cần thay toàn bộ nước dựng ấu trùng từ trại tôm mẹ.

4. Thức ăn

Gồm tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến. Trong đó tảo tươi là thức ăn bắt buộc.

5. Quản lý bể nuôi ấu trùng

Giai đoạn 1: Sục khí nhẹ, đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể. Khi xuất hiện ấu trùng thì cho thức ăn.

Giai đoạn 2: Duy trì mật độ tảo bằng cách mỗi ngày bổ sung 2 –3 lần tảo tươi. Tăng dần lượng thức ăn cho đến khi bước sang giai đoạn 3. Lưu ý cho ăn thêm tảo khô, thức ăn tổng hợp 2 – 5 lần/ngày. Bổ sung thêm nước để tránh ô nhiễm.

Giai đoạn 3: Cho ăn thức ăn tổng hợp, mỗi ngày cho ăn 6 – 8 lần. Sục khí để nâng ấu trùng lên, vệ sinh thay nước để giữ ổn định môi trường.

Giai đoạn 4: Chăm sóc giống như giai đoạn 3. Ngoài thức ăn tổng hợp có thể dùng thêm thức ăn chế biến như thịt hàu, tôm bóc vỏ, trứng xay nhuyễn, hấp chín, chà qua lưới mịn để cho ăn. Khi đạt P15 thu hoạch chuyển ra ao ương thành tôm giống hoặc thả trực tiếp để nuôi thành tôm thịt.

6. Quản lý chất lượng nước

Siphon đáy: Tắt khí, dùng ống siphon hút nền đáy bể, loại bỏ cặn bã, thức ăn thừa, vỏ và xác ấu trùng chết.

Thay nước: Rút nước đến mức cần thay sau đó cấp nước mới có cùng điều kiện thủy lý, hóa và nhiệt độ.

7. Phòng bệnh

Các khâu xử lý nước, chuẩn bị bể, thức ăn, quá trình vận hành, chăm sóc là phương pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất, giúp ấu trùng phát triển có khả năng kháng được bệnh. Ngoài ra còn sử dụng một số loại thuốc, hóa chất để hạn chế một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.

8. Thu hoạch

Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt tôm trong bể chứa. Xác định số lượng bằng đong hoặc so màu.

9. Vận chuyển tôm giống

Đóng vào túi nilon có chứa nước biển và oxy. Mật độ vận chuyển thông thường: 500 – 800PL/l (với thời gian < 10 giờ) và 300 – 500 PL/l (> 10 giờ). Giữ nhiệt độ vận chuyển khoảng 22 – 24 độ C. Nên dùng các phương tiện có thiết bị điều hòa để vận chuyển

 

NNVN, 12/12/2003

 

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang