Tôm rảo là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế của ngành thủy sản nước ta. Tôm rảo được phân bố rộng rãi ở khắp các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là ở vùng biển thuộc các tỉnh duyên hải đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Trước kia, tôm rảo chiếm sản lượng lớn so với các loài tôm khác trong các đầm nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.
Tôm rảo là đối tượng nuôi có nhiều đặc điểm ưu việt: sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, rộng muối, rộng nhiệt. Tôm rảo có thể nuôi quanh năm, trong nhiều loại thủy vực khác nhau như đầm phá, ao hồ và cả trong các ruộng lúa ở các vùng ven biển. Ngoài ra, tôm rảo hiện nay còn đóng vai trò lớn trong công nghệ nuôi đa loài, nuôi xen canh… là những phương thức nuôi có tác dụng lớn trong cân bằng sinh thái...
Trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân có tác động xấu nên nguồn giống tôm rảo tự nhiên bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí không thể đủ cho các đầm nuôi theo kiểu quảng canh nữa.
Sau đây là quy trình sán xuất giống tôm rảo do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu và hoàn thiện. Các bước thực hành như sau:
1. Lựa chọn tôm bố mẹ
- Nguồn tôm bố mẹ hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tôm tự nhiên đánh bắt được trong ngày.
- Tôm mẹ đạt trọng lượng từ 20g trở lên, có đường trứng phát triển ở giai đoạn 4, không có biểu hiện bệnh bên ngoài như mềm vỏ, phồng mang, phồng đuôi được lựa chọn, vận chuyển về trại vẫn giữ và đươc xử lý trong bể gồm oxytetracyline (0,25g) và Iodine (1g/m3) trong 2 giờ trước khi chuyển sang bể đẻ.
2. Sản xuất Nauplli
- Lấy nước qua xử lý vào bể đẻ khoảng 50-80cm. Thêm 5-10 g/m3 EDTA và sục khí nhẹ.
- Chuyển tôm bố mẹ vào bể đẻ.
- Tùy theo điều kiện môi trường mà thời gian đẻ từ 19-24 giờ, khoảng 10 – 15 giờ sau khi đẻ, Nauplli sẽ nở.
- Tiến hành tắm Nauplli bằng oxytetracyline (0,2g) và Iodine (1-2g) và Treflan (0,02ml) trong 2-3 giờ trước khi chuyển nauplli sang bể ương.
- Thu nauplli bừng cách tắt sục khí khoảng 20 phút, sau đó dùng vợt vớt nhẹ nhàng ra xô chậu (đã chuẩn bị sẵn nước)
- Tắm tiếp Nauplli bằng Foocmaline 100-150 ppm/30 giây rồi thả vào bể ương đã được chuẩn bị sẵn.
3. Kỹ thuật ương nuôi
- Pha thức ăn
Thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng được pha theo bảng sau:
Giai đoạn |
Apo (%) |
Tảo khô (%) |
Lansy (%) |
N (0,1,2) (%) |
Z |
15 |
30 |
20 |
35 |
M |
10 |
30 |
20 |
40 |
P |
5 |
20 |
20 |
55 |
Giai đoạn P2 thay 50% No bằng N1. Giai đoạn P6, P7, thay hoàn toàn No bằng N1.
- Cách cho ăn
Cà thức ăn qua cỡ vợt thích hợp. Lượng thức ăn tùy vào số lượng ấu trùng, tránh để dính vào dây khí, thành bể. Có thể sử dụng thêm các loại thức ăn khác.
- Cách ấp Artemia: Trứng artemia sau khi tẩy vỏ xong được cho vào các xô nước biển. Tiến hành sục khí mạnh 2g/l khoảng 8-12 giờ sau khi nở bung dù thì thu và rửa sạch cho ăn.
Cũng làm như trên trong khoảng 18-24 giờ thì có thể thu được nauplli artemia, tiến hành thu và rửa sạch cho Post ăn.
- Kỹ thuật ương
Nước được lấy vào bể ương khoảng 80 cm. Thêm 5-10g/m3 EDTA. Thả Nauplli tôm rảo với mật độ 200- 400 ấu trùng /lít.
a. Giai đoạn Zoea (Z)
Sau khi khoảng 60-70% Nauplli chuyển qua Zoea 1 (Z1), bón tảo khô với liều lượng 0,2g/m3. Mỗi ngày cho ấu trùng tôm ăn 8 bữa. Các bữa tiếp theo cho ăn bằng thức ăn của Z theo bẳng pha chế trên từ 0,25-0,5 g/m3.
Sục khí vừa phải.
b. Giai đoạn Mysis (M)
Cho ăn lượng thức ăn từ 0,5-0,75 g/m3. Sục khí tăng lên. Khi Z chuyển hết sang M1 tiến hành xiphông và thêm 20%.
Đây là giai đoạn phát triển dài nên thường xuyên phải theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn và thuốc kịp thời.
c. Giai đoạn Porlavae (P)
Lượng thức ăn từ 0,75 – 1,25g/m3.
Cuối giai đoạn M6 đầu giai đoạn P5 trở đi, nên xiphông thay 30% nước. Nếu nước ương bẩn thì có thể xi phông thay nước thường xuyên hơn. Nên thay sạch dây khí và thành bể bằng khăn ngâm foocmaline 500ppm.
Giữ chế độ sục khí mạnh
Cho ăn artemia bung dù ở giai đoạn P5 trở đi theo chế độ 1 ngày 3 lần với lượng 1g/100.000 ấu trùng/lần. Đến P10 có thể cho ăn Nauplli artemia với lượng 2g/100.000 ấu trùng/lần, 3 lần/ngày.
Cần chú ý quan sát sự vận động, sức ăn của ấu trùng, tránh cho ăn quá nhiều làm bẩn nước, dễ phát sinh bệnh.
4. Chế độ phòng thuốc
Quản lý chất lượng nước thật tốt, kết hợp với phòng ngừa thuốc là biện pháp tối ưu để đạt được kết quả cao trong sản xuất giống tôm rảo giống.
Tính theo m3 bể ương, chỉ đánh thuốc khi ấu trùng tôm đã chuyển giai đoạn từ 10-12 giờ.
- Trước khi thả nauplli 2-3 giờ: Iodine (1ppm), Mictasol – Blue (0,25viên), treflan (0,03ppm)
- Giai đoạn Z2: Foocmaline (3ml), Mazzal (0,5ml)
- Giai đoạn Z3: Erythromycin (0,25g), Rodogyl (0,25g), Mycostatin (0,25g), Foocmaline (3ml), Treflan (0,03ml).
- Giai đoạn M1: Foocmaline (3ml), Treflan (0,03ml), Mazzal (1ml).
- Giai đoạn M2: Foocmaline (3ml), Treflan (0,03ml).
- Giai đoạn M3: Cefalexin (0,25g), Nystatin (0,5g), Rifamicin (0,25g), pH 8 (0,25g), Treflan (0,03ml).
- Giai đoạn M4: Treflan (0,03ml), Iodine (1g).
- Giai đoạn M5: Streptomycin (0,25g), Cefalexin (0,5g), Ciprofloxacin (0,25g), Gynapax (0,5 gói), Treflan (0,04ml), foocmalin (3-5ml).
- Giai đoạn M6; Treflan (0,04ml), Mazzal (2ml).
- Giai đoạn P1: Co-trim 960 (0,5g), Streptomycin (0,25g), Treflan (0,05ml), Foocmalin (3-5ml).
- Giai đoạn P2: Treflan (0.05ml), Iodine (1-2 g), Mazzal (2cc).
- Giai đoạn P3: Treflan (0.05ml), Griseofulvin (0,25g), Oxy tetracyline (0,5g), Ciprofloxacin (0,25g), Foocmaline (5ml).
- Giai đoạn P4: Treflan (0.05ppm), Mazzal (2-3cc).
Sau đó cứ ngày Post chẵn xử lý giống P4, ngày Post lẻ thì xử lý giống P3.
Chú ý: cần ngâm, giã, cà thuốc cho thật kỹ, nên cà kỹ bằng nước ngọt trước khi cho vào bể.
5. Thu hoạch, đong đếm và vận chuyển
Tôm rảo giống thường được bán khi đạt P20. Ta tiến hành rút cạn nước bể ương và vớt post ra thau có sục khí lớn, định lượng bằng cách so màu hay đong bằng vợt nhỏ.
Sau khi định lượng, cho Post vào túi nilon mật độ 5.000 con/l nước, có thể cho thêm một ít Nauplli artemia tránh trường hợp tôm ăn nhau trong quá trình vận chuyển. Nên hạ nhiệt độ khi vận chuyển xa để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
TT Khuyến ngư VN, 12/5/2007
Kỹ thuật sản xuất giống tôm rảo
Mô tả tóm tắt công nghệ
1.1. Vệ sinh tổng thể trại
* Bể xử lý nước biển: Rửa sạch phơi khô.
* Bể lọc:
- Lấy hết vật liệu trong bể lọc, phơi khô rồi sắp lại lọc sau đó tẩy clorin nồng độ 500 ppm ngâm ít nhất 24 giờ.
- Xả hết nước clorin, khử clorin lại bằng thiosunfate, xả bể lọc lại bằng nước biển đã xử lý rồi đưa vào sử dụng.
* Bể chứa, bể nuôi ấu trùng, bể nuôi tôm mẹ và bể đẻ
- Quét clorin toàn bộ mặt trong và ngoài của bể, các đường đi trong trại, nồng độ dung dịch clorin 500ppm.
Sau 5 ngày rửa sạch bằng nước ngọt, đậy kỹ bạt chuẩn bị sản xuất.
* Dụng cụ sản xuất:
- Ngâm trong dung dịch formol 500ppm ít nhất 24 giờ sau đó rửa sạch, phơi nắng thật khô, đem cất chuẩn bị sản xuất.
1.2. Xử lý nước biển để sử dụng
- Xử lý clorin 70ppm, sục khí, phơi nắng 48 giờ
- Tiếp tục xử lý thuốc tím 1ppm
- Sục khí cho đến khi nước trong
- Sau khi nước trong, cho than họat tính nồng độ 1ppm.
Chú ý: Chỉ xử lý thuốc tím và Chlorin A vào lúc chiều tối.
1.3. Tuyển chọn, vận chuyển và chăm sóc tôm bố mẹ
a. Tuyển chọn tôm bố mẹ:
- Mua tôm mẹ của ngư dân đánh bắt từ biển.
- Chọn tôm bố mẹ khỏe có màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không bị xây xát chấn thương.
- Tôm mẹ đạt trọng lượng từ 20 gam trở lên, có đường trứng phát triển ở giai đoạn IV, không có biểu hiện bệnh bên ngòai như mềm vỏ, phồng mang, phồng đuôi…
b. Vận chuyển tôm bố mẹ:
- Phương pháp vận chuyển hở: dùng can nhựa hoặc thùng xốp cho máy sục khí chạy bằng pin để vận chuyển tôm mẹ.
+ Đối với can nhựa: 4con/can
+ Đối với thùng xốp(30x40) :6 con/thùng
- Phương pháp vận chuyển kín: dùng túi nilon bơm oxy và bỏ tôm mẹ vào cột chặt.
- Thời gian vận chuyển: từ 6-12h
- Nhiệt độ nước khoảng 24-25 C
c. Chăm sóc tôm bố mẹ
- Tôm mẹ vận chuyển về, cho toàn bộ số tôm mẹ vào bể nuôi tôm mẹ, dưỡng cho tôm mẹ khỏe.
- Lấy nước biển đã xử lý sạch vào bể đẻ khỏang 60cm, xử lý EDTA: 5-10ppm, Iodin : 1ppm, bắt từ 1-2 vòi sục khí. Trong thời gian từ 16-18 giờ, dùng vợt bắt tôm từ bể giữ cho vào bể đẻ tắm Formol 200ppm thời gian 5 phút và cho vào bể đẻ, mật độ cho đẻ có thể tới 30con/m3.
1.4. Đưa Nauplius vào bể nuôi
- Giai đoạn Nauplius: có 6 giai đoạn (2-3 ngày).
a. Tắm Nauplius
Sau khi trứng nở từ 18 giờ đến 24 giờ ta tiến hành tắm Nauplius bằng Iodin, cho 2ppm Iodin vào bể Nauplius, 2 giờ sau ta sẽ thu Nauplius.
b. Thu Nauplius
- Trước khi thu, chuẩn bị thau nước sạch 40 lít để đánh Nauplius vào.
- Che tối, tắt sục khí để Nauplius khoảng 20 phút cho Nauplius nổi lên mặt nước, rồi dùng vợt vớt Nauplius nhẹ nhàng cho vào thau sục khí, sau khi vớt xong tắt sục khí, xoay tròn dòng nước trong thau, sau 10 phút xiphong sạch đáy thau, xong dùng vợt vớt Nauplius vào vợt rửa qua nước sạch rồi cho vào bể nuôi.
c. Mật độ thả Nauplius
Mật độ nuôi ấu trùng được tính cho toàn bộ dung tích bể nuôi. Mật độ ấu trùng thưa dẫn đến dư thừa thức ăn, mật độ nuôi quá dày sẽ khó chăm sóc, chất lượng tôm giống kém. Nên nuôi với mật độ 200-300con/lít.
1.5. Chăm sóc ấu trùng
Trong quy trình sản xuất tôm rảo giống, kỹ thuật quản lý, chăm sóc bể ương ấu trùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất, vì vậy đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm đầy đủ và vận dụng tốt các yêu cầu kỹ thuật của quy trình đề ra như:
Nắm được những đặc điểm sinh học của tôm rảo cần thiết cho sản xuất giống (về hình thái các giai đoạn các giai đoạn ấu trùng, điều kiện môi trường sống, tính ăn cho từng giai đoạn…), kỹ thuật xử lý nguồn nước, kỹ thuật sản xuất thức ăn tự nhiên (tảo), kỹ thuật sản xuất thức ăn chế biến, kỹ thuật sản xuất thức ăn tươi sống để thực hiện một trình một cách chặt chẽ và đồng bộ.
a. Chuẩn bị thức ăn cho tôm con:
Ta dùng thức ăn tổng hợp để nuôi ấu trùng tôm, cách dùng như sau :
Giai đoạn - Apo(%) - Tảo khô (%) - Lansy(%) - No(%)
Z - 15 - 30 - 20 - 35
M - 10 - 30 - 20 - 40
P - 5 - 20 - 20 - 55
Chú ý : Đến Post 6 ta thay N0 bằng N1
b. Cách cho ăn:
- Cà thức ăn tổng hợp qua vợt cho ăn theo kích cỡ thích hợp của ấu trùng.
- Lượng thức ăn tuỳ vào sức ăn của ấu trùng điều chỉnh cho thích hợp
- Thành phần thức ăn tổng hợp có thể thay đổi tuỳ theo tình hình cụ thể
1.6. Giai đoạn Zoae (Z) : 3 giai đoạn (từ 4 đến 5 ngày)
- Khi N6 chuyển qua Z1 hoàn toàn, ta bắt đầu đón Z1 bằng ET600 1ppm
- Khi chuyển qua Z1 hoàn toàn, cho ăn thức ăn tổng hợp 0,2g/m3(thường đón Z1 sau khi chuyển Z1 được 3 giờ).
- Lượng thức ăn cho Z : từ 0,25 gam - 1 gam/m3/1 lần (cứ 3 giờ cho ăn 1 lần) (có thể kiểm tra lượng thức ăn trong bể, thấy hết thức ăn thì cho ăn không theo thời gian).
- Sục khí vừa phải
1.7. Giai đoạn Mysis (M) : 6 giai đoạn (từ 9-10 ngày)
- Ở giai đoạn M1 đến M4, ấu trùng ăn lọc thụ động, giai đoạn này có thể kiểm tra lượng thức ăn trong bể, khi nào hết thì cho ăn, hoặc cho ăn 2-3g/m3/lần (3 giờ cho ăn 1 lần).
- Từ M4 – M6 ấu trùng đã chủ động bắt mồi là động vật phù du. Hiện nay, thức ăn sử dụng trong giai đoạn nàu là ấu trùng Artemia, đây là thức ăn thích hợp nhất và thuận tiện cho người sử dụng. Thức ăn tổng hợp được bổ sung xen kẽ với Artemia.
Ngày cho ăn 8 lần (cứ 3 giờ cho ăn 1 lần), mỗi lần cho ăn 3-5g/m3, đối với Artemia thì ấp 3-5gam trứng cho mỗi lần ăn, cho ăn bằng Artemia “bung dù”.
Chú ý: tính toán lượng thức ăn sao cho vừa đủ, nếu dư thừa sẽ gây lãng phí và dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi (ấu trùng Artemia nếu dư thừa chúng sẽ tiếp tục phát triển trở thành sinh vật cạnh tranh với ấu trùng tôm về thức ăn và dưỡng khí).
- Sục khí mạnh (ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính bơi lội dạng treo nên dễ bị lắng đáy.
- M3 xipong thay nước 10-20cm
- Cuối M5 xiphon, thay nước 15-25cm
- Đầu M1 dùng vi sinh Apac – PR, và Apac – ER: Dùng Apac – PR 1 ml/m3 trước, sau 2 tiếng cho Apac – ER 1 g/m3. Đối với Apac – PR hoà với nước tạt đều vào bể, Apac – ER trước khi sử dụng cho 1g vào 2 lít nước sục khí mạnh trong 2 tiếng rồi mới cho vào bể.
Chú ý: Từ giai đoạn Zoae đến Mysis, bổ sung ET600 hàng ngày trước khi cho ăn 30 phút.
1.8. Giai đoạn Post (P)
- Thức ăn tổng hợp như bảng trên. Lượng thức ăn 5-7 gam/m3/lần.
- Ăn xen kẽ 1 lần tổng hợp 1 lần Artemia nở.
- Lượng Artemia cho ăn là “ 5 gam đến 7 gam/m3/lần.
- Thời gian cho ăn cách nhau 3 giờ
- Đến P3 mới tiến hành xiphong thay nước. Sau đó cứ 4 ngày xiphong thay nước một lần, mỗi lần thay nước 20-40cm. Nếu dơ có thể thay bằng nước hằng ngày từ 20-30cm.
- P3 cho dùng vi sinh Apac – PR, và Apac – ER: Dùng Apac – PR 1 ml/m3 trước, sau 2 tiếng cho Apac – ER 1 g/m3. Đối với Apac – PR hoà với nước tạt đều vào bể, Apac – ER trước khi sử dụng cho 1g vào 2 lít nước sục khí mạnh trong 2 tiếng rồi mới cho vào bể. Định kỳ 4 ngày dùng vi sinh 01 lần.
- P1 – P4 cho ăn Artemia bung dù, từ P5 trở đi cho ăn Nauplius Artemia và Artemia con.
- Giữ chế độ sục khí vừa phải
1.9. Cách cấp và cho ăn Artemia
a. Artemia “bung dù”
- Trứng Artemia sau khi tẩy vỏ xong, cho vào xô sục khí với số lượng không quá 2 gam cho một lít nước ấp, thời gian ấp 12 giờ rồi thu trứng rửa sạch cho vào bể cho ăn, nên chỉ cần ấp 2 xô là đủ cho ăn 4 lần trên ngày.
b. Artemia nở:
- Ấp như “bung dù” nhưng thời gian lâu hơn, ta để cho trứng Artemia nở hoàn toàn rồi mới thu, thường là ấp từ 18 đến 24 giờ, tuỳ thuộc vào nhiệt độ của nước ấp. Khi trứng Artemia nở hoàn toàn ta tắt sục khí để yên trong 10 phút cho vỏ trứng đã nở nổi lên mặt nước, rồi ta xipong tầng giữa thu lấy ra Artemia con vào vợt, rửa sạch lại rồi cho post ăn. Cần nhớ là Artemia con nở càng lâu thì chất lượng càng giảm, nên ta cho ăn càng sớm càng tốt.
1.10. Cách xiphong, vệ sinh bể khi xiphon thay nước
- Dùng ống xiphon, xiphon sạch đáy bể ra thau, sau đó thu hồi lại số ấu trùng theo ra lại vào bể.
- Rút bớt nước theo định mức, sau đó dùng khăn lau sạch thành bể, dây hơi, đá bọt bằng dung dịch formol 150ppm.
- Sau khi xiphon thay nước xong, dùng nước ngọt rửa sạch đường đi nền trại.
1.11. Thu hoạch, đong đếm và vận chuyển
* Đong đếm:
Khi tôm con tuổi đến P15 ta tiến hành xuất tôm cho khách hàng. Rút cạn nước còn 30cm rồi dùng vợt đánh post vớt post ra thau có sục khí. Sau đó ta tiến hành đếm số lượng tôm vào tô mẫu và lấy tô mẫu làm chuẩn để so màu các tô khác từ đó tính số lượng xuất bán cho khách hàng.
* Đóng túi vận chuyển.
Sau khi đong đếm song, cho tôm vào túi nilon với mật độ từ 2000-3000 có trong 1 lít nước, có thể cho thêm một ít Nauplius Artemia tránh trường hợp tôm ăn nhua trong quá trình vận chuyển. Sau đó cho vào bao bảo vệ và bơm oxy căng dùng dây thun buộc chặt và vận chuyển để đảm bảo tỉ lệ sống cao nhất.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.