1. Xử lý các chất cặn bã hữu cơ và khử trùng:
1.1. Thuốc tím: (KMnO4)
Thuốc tím có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ và kim loại nặng.
Đối với các nguồn nước biển có lượng phù sa nhiều, độ đục cao, có nhiều chất, hàm lượng kim loại nặng cao. Cần phải loại bỏ chúng trước khi đưa vào xử lý diệt trùng.
- Dựa trên các nguyên lý sử dụng thuốc tím theo phương trình (1) và (2) như sau:
(1) 3Fe(HCO3)2 + KMnO4 + 7H2O --> MnO2 + 3Fe(OH)3 + KHCO3 + 5H2CO3
----> 1mg Fe2+/ lit = 0,94mg KMnO4
(2) 3 H2S + KMnO4 + S + MnO + 3H2O
----> 1mg H2S/ lit = 6,19 mg KMnO4/lit
Thông thường lượng thuốc tím cần dùng để xử lý nguồn nước biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau từ 0,5 đến 2mg/lít.
Nước biển sau khi dùng thuốc tím để xử lý sẽ có màu tím hồng nhưng nhanh mất màu và tạo kết tủa. Nếu lượng thuốc tím vừa đủ thì sau 24h nước sẽ trong.
1.2 Xử lý nước bằng EDTA
Ngoài ra có thể sử dụng EDTA với nồng độ 5-10ppm để xử lý nước ngay trong bể nuôi ấu trùng.
1.3. Khử trùng nước bằng Chlorin:
Chlorin Ca(OCl)2 khi hòa vào nước sẽ tồn tại dưới dạng Cl2.HOCl.OCl.Cl2 có tác dụng diệt trùng cao.
Thường Chlorin thương mại 70% có nghĩa là 1 gr Chlorin đó có chứa 0,392 Cl2
Trong thực tiễn, thường dùng Chlorin với nồng độ 15-25ppm (tương đương với 5,8-9,8gr Cl2. Sau khi xử lý Chlorin, lượng Cl2 vẫn còn dư thừa trong nước, lượng dư Cl2 thừa trong nước cũng sẽ gây độc đối với tảo và ấu trùng tôm, do vậy trước khi đưa nước vào bể nuôi tôm giống phải loại bỏ lượng Cl2 dư thừa bằng Thiosulphat:
Cl2 + 2Na2S2O3.5H2O --> Na2S2O6 + NaCl + 10H2O
* Cách kiểm tra CL2 tự do dư thừa trong nước:
Lấy 10-20ml nước đã xử lý Chlorin nhỏ 1-1 giọt thuốc thử Orthotolidin 1% nếu nước xuất hiện màu vàng là còn dư Cl2 , nếu nước không màu chứng tỏ đã không còn dư Cl2 .
* Theo kinh nghiệm, sau 24h xử lý Chlorin, người ta dùng một lượng Thiosulphat tương đương với lượng Chlorin đã sử dụng để khử trùng lượng Cl2 dư thừa trong nước.
2. Lọc cơ học:
Nước trong bể lắng đã được loại bỏ các chất hữu cơ, khử trùng sẽ được lọc qua bể lọc cát.
Thông thường bể lọc cát có thể tích 2m3 sử dụng 300kg cát có đường kính 0,5-1mm 100kg đá 1-2.
3. Trình tự các bước xử lý nước trong trại sản xuất tôm giống:
Bước 1: Bơm nước từ biển lên bể lắng
Bước 2: Xử lý thuốc tím (trong thời gian 24h)
Bước 3: Bơm nước từ bể lắng sang bể xử lý.
Bước 4: Xử lý Chlorin trong bể xử lý (trong thời gian 24h)
Bước 5: Bơm nước từ bể lắng sang bể lóc
Bước 6: Nước từ bể lọc chảy tự động sang các bể nuôi theo yêu cầu.
Nguồn: Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (P. Monodon) - Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản - Đại học Thuỷ Sản
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật tôm giống
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.