• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thực trạng sản xuất tôm giống ở Việt Nam năm 2002, hướng sản xuất tôm giống trong thời gian tới

1. Thực trạng sản xuất tôm giống ở Việt Nam

Nước biển →Hệ thống lọc, lắng→Hệ thống xử lý nước

↑↓

Hệ thống xử lý nước thải→ Hệ thống nuôi

Sơ đồ : Tổng quát quy trình sản xuất tôm giống ở Việt Nam

1.1 Quy trình sử dụng nước nuôi trong trại sản xuất tôm giống:

-Trại thường được thiết kế gần bờ biển có bể lắng, bể lọc, bể nuôi tôm mẹ và bể ương nuôi ấu trùng;

-Thiết kế trại dạng quy mô gia đình có từ 12 -40 bể ương nuôi ấu trùng với thể tích 4 -6m3/bể, công suất từ 10 -20 triệu post/năm;

-Nước nuôi được bơm trực tiếp từ biển vào các bể chứa lắng sau đó nước được chuyển qua bể lọc (thô) và bể xử lý, tại đây nước được xử lý bằng các hoá chất như : KmnO4 (0,5ppm) và chiorine (30 -50 ppm); sau 24h hàm lượng clo tồn lưu sẽ được trung hoà bởi thiosulphat sodium (30 ppm);

-Sau khi xử lý bằng các hoá chất, nước sẽ được bơm qua bể lọc rồi mới dẫn vào các bể ương nuôi ấu trùng;

-Nước phục vụ cho việc châm và thay nước trong quy trình sản xuất thường được dự trữ ở các bể chứa lắng và chất lượng nước được xem như giống với nguồn nước ban đầu đưa vào các bể ương nuôi;

-Nước thải sau sản xuất được qua bể xử lý trước khi chảy ra biển.

1.2 Thực trạng về kỹ thuật sản xuất tôm giống

1.2.1 Nguồn tôm bố mẹ

Hiện nay, trên cả nước nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho các trại sản xuất được thu mua từ các ngư dân khai thác ở biển hoặc các đầm vịnh, nguồn tôm mẹ không được chủ động cả về số lượng và chất lượng (không kiểm soát được mầm bệnh, đặc biệt là bệnh do virus gây ra).

Ðể hạn chế mức độ thiệt hại do sự lây lan mầm bệnh từ đàn tôm bố mẹ đưa vào trại, người nuôi thường trải qua khâu tắm tôm mẹ bằng hoá chất như : formalin (150 -200ppm). Tuy nhiên, việc tắm bằng hoá chất chỉ là biện pháp ngăn chặn lan truyền mầm bệnh đến đàn tôm mẹ hiện có và giảm thiểu sự xuất hiện bệnh trong ấu trùng nuôi.

1.2.2 Kỹ thuật nuôi

Quản lý và chăm sóc:

-Thức ăn : Tảo tươi, thức ăn tổng hợp và naupli artemia;

-Quản lý chất lượng nước : Chế độ thay nước (xiphon) trong một quy trình sản xuất tôm giống được thực hiện khi tôm chuyển sang giai đoạn postlarvae, lượng nước thay thông thường khoảng 20 -30%.

Sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh :

Trong quy trình sản xuất hiện nay, các trại thường sử dụng trực tiếp hoá chất và thuốc kháng sinh trong các đồ nuôi nhằm phòng ngừa bệnh tấn công vào ấu trùng nuôi, khi ấu trùng tôm bị bệnh nồng độ các loại thuốc được sử dụng với nồng độ cao hơn.

Các loại thường sử dụng như: furamycin, chloramphenicol, norfloxacin, nitrofuralidone, (đã bị cấm sử dụng),tetracylin, treplan, oxytetracyline, erythromicine, clorin, formalin, streptomicin.

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 07/2002/CT- TTg ký ngày 25/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật, Bộ Thuỷ sản đã ban hành danh mục một số hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản.

1. Aristolochia spp. và các chế phẩm của chúng.

2. Chloramphenicol

3. Chloro forin

4. Chlorpromanize

5. Colchicine

6. Dapson

7. Dimetridazole

8. Metronidazole

9. Các Nitrofuran (bao gồm cả furazolidone)

10. Ronidazole

Về phạm vi cấm sử dụng thức ăn, thuốc thú ý, hoá chất, chất sử lý môi trường, chất tẩy rửa, kem bôi da và trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ nghề cá và bảo quản chế biến thuỷ sản.

Tuy nhiên, với quy trình đang được áp dụng, các trại sản xuất bao giờ cũng mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế và giảm thiểu sựthất bại cho mình, do vậy vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh là điều không tránh khỏi.

2. Hướng sản xuất tôm giống chất lượng cao

Ðể có con giống chất lượng cao đảm bảo cho nuôi thương phẩm tạo ra nguồn tôm giống có giá trị về chất lượng cũng như số lượng cho người nuôi thương phẩm là điều rất cần thiết và cấp bách. Ðể đạt được con giống có chất lượng cần :

-Chủ động nguồn tôm bố mẹ cả về số lượng và chất lượng;

-Nghiên cứu quy trình sản xuất ra nguồn tôm bố mẹ không có bệnh;

-Nâng cao kỹ thuật sản xuất, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất tôm giống như : cải thiện hoặc thay thế quy trình cũ nhằm tạo ra hướng đi mới cho lĩnh vực sản xuất tôm giống;

-Thay thế lọc nước cơ học bằng lọc nước sinh học để đảm bảo nguồn nước không mang mầm bệnh;

-Thay thế hoá chất và thuốc kháng sinh bằng các chế phẩm sinh học trong trại sản xuất tôm giống;

-Quy hoạch vùng nuôi, tăng cường đầu tư trang thiết bị cho trại sản xuất tôm giống

Thạc sĩ. Ðào Văn Trí -Trung tâm NCTS 3, Tạp chí  KHCNTS 8/2002

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang