1. Các kết quả thí nghiệm đều cho rằng tôm he chân trắng là một đối tượng nuôi rất có triển vọng phát triển do các đặc điểm sau :
- Thời vụ nuôi dài, có thể nuôi quanh năm ở vùng biển tỉnh Quảng Ðông.
- Thích nghi tốt với vùng biển có độ mặn cao, ở 18-22 phần ngàntôm vẫn lớn rất nhanh, tôm sú ở độ mặn cao lớn tương đối chậm.
- Có sức chịu đựng tốt với sự thay đổi các yếu tố môi trường nên việc quản lí môi trường tương đối dễ dàng.
- Sức chống bệnh tốt, trong điều kiện nuôi thâm canh có thể đạt tỉ lệ sống trên 70%.
- Nuôi giai đoạn đầu lớn rất nhanh, nuôi thâm canh trong vòng 80 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm 60-70 con/kg.
2. Trong quá trình nuôi phát hiện thấy tôm he chân trắng ăn cả mảnh vụn thực vật và mùn bã hữu cơ, vì thế nên lấy mức cho ăn hết trong 1 giờ làm chuẩn để định lượng cho ăn. Ngoài ra, nên định kì bón thêm vi khuẩn quang hợp và các chế phẩm vi sinh có ích khác để chúng biến các sản phẩm hữu cơ và vật chất có hại trong ao thành thức ăn tốt cho tôm, giảm hệ số thức ăn xuống dưới 1,4 vừa hạ giá thành nuôi, vừa tạo môi trường cho tôm sinh trưởng tốt.
3. Nắm vững thời gian thay nước thích hợp trong quá trình nuôi là rất quan trọng.
Thời gian thay nước chủ yếu dựa vào kết quả theo dõi phân tích các tiêu chuẩn chất nước. Cần có quan điểm quản lí chất nước thật biện chứng, ngay trong thời kì chất nước tốt nhất cũng vẫn tiềm ẩn các nhân tố có hại, theo sự chuyển dịch của thời gian, các vật chất có hại từ lượng biến sang chất tích luỹ đến một lúc nào đó sẽ làm cho chất nước bị xấu thậm chí rất đột biến đến nỗi không kịp thay nước, vi sinh vật có hại sẽ phát triển nhiều gây bất lợi cho tôm. Vì vậy ngay trong thời kì chất nước còn tốt vẫn phải thay nước ở mức độ thích hợp.
4. Tôm he chân trắng là loài tôm biển nuôi được trong nước ngọt, là đột phá lớn về kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, phát triển nuôi rộng rãi trong nước ngọt sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế nghề cá nội địa, đồng thời tạo ra cơ hội để phát triển sản xuất tôm giống ở khu vực ven biển.
5. Tạo môi trường sinh thái tốt trong ao nuôi là đảm bảo mạnh cho nuôi tôm đạt năng suất hiệu quả cao. Nuôi cấy các vi sinh vật có ích trong ao trước khi thả tôm giống có tác dụng làm giảm hàm lượng đạm NH3 có hại, giữ pH ổn định và làm giảm các vi khuẩn gây bệnh.
6. Lấy phòng bệnh là chính làm phương châm cơ bản trong phòng trị bệnh tôm
Thế giới hiện nay chưa có các loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh virut cho tôm. Vì thế suốt quá trình nuôi phải thực hiện tốt nguyên tắc phòng bệnh là chính, phải coi trọng tất cả mọi khâu từ tẩy dọn, khử trùng ao, cấp nước vào ao, thả giống, cho ăn, quản lí chất lượng nước mỗi khâu đều phải lấy phòng bệnh là chính.
Thái Bá Hồ (Theo Kết quả nghiên cứu nuôi tôm he chân trắng của Viện NCTS Châu Giang-Trung Quốc) - Tap chí Thủy sản 3/2003.
Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.