• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) - đối tượng nuôi cần được quản lý chặt chẽ

Tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) đang được nuôi thương phẩm ở một số địa phương như Quảng Ninh, Hà Tỉnh, Phú Yên, Bạc Liêu, Cà Mau… Mặc dù sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng đang trong quá trình khảo nghiệm nhưng việc vận chuyển tôm giống và nuôi thương phẩm ngày càng lan rộng ở nhiều địa phương do dễ nuôi, năng suất cao và giá cả có tính cạnh tranh. Ngoài những bệnh thường gặp như tôm sú (P.monodon) thì tôm thẻ chân trắng mắc một loại bệnh có khả năng gây thành dịch được gọi là “ hội chứng taura ” và có thể nhiễm sang tôm khác làm thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất và môi trường tự nhiên.

Theo kết quả báo cáo nghiệm thu giai đoạn I đề tài “Nghiên cứu virus hội chứng Taura (TSV) ở tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) và khả năng gây nhiễm của TSV đối với tôm sú (P.monodon)” của TS Văn Thị Hạnh thì “bệnh đỏ đuôi ở tôm sú chính là virus gây hội chứng Taura (TSV)”. Bệnh Taura trên tôm sú biểu hiện màu đỏ ở toàn bộ vùng đuôi quạt và các đốt thân kế tiếp ngược lên phía đầu; Chân bò, chân bơi cũng có màu đỏ.

Virus gây hội chứng Taura được phát hiện vào năm 1992 ở Ecuador và nhanh chóng truyền sang các nước khác, gây nên đại dịch đã làm thiệt hại nghề nuôi tôm của một số nước trên thế giới: năm 1993-1994 Châu Mỹ thiệt hại 132.000 tấn, năm 1998-1999 có đến 90% ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đài Loan bị nhiễm bệnh khi nhập giống từ Ecuador, tôm thẻ chân trắng nuôi 30-45 ngày chết hàng loạt sau 2-3 ngày bỏ ăn và được xác định bị nhiễm TSV (Chien Tu et al.1999).

Để tránh bị tổn thất do nuôi tôm thẻ chân trắng và có khả năng gây nhiễm sang tôm sú đang phát triển khá mạnh ở nước ta, ngay từ bây giờ Bộ Thủy sản cần có biện pháp tích cực hơn để ngăn chặn tình trạng di nhập giống tràn lan của các địa phương, cần phải ban hành những qui định về quản lý và xử phạt rõ ràng đối với tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra, vì xuất phát điểm là Cà Mau nuôi khảo nghiệm nhưng hiện nay đã và đang lan rộng trong cả nước.

Trương Trung Thu (SNN TPHCM -12/1/2005)

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang