• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chống dịch bệnh trên tôm bằng... bột bã mía

Xem thêm: Thành phần và ứng dụng của bã mía

Ảnh: Nông dân thu hoạch tôm thẻ ở Quảng Nam. Ảnh Khải Phong/TL SGT

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long  (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.

Người ứng dụng phương pháp trên là ông Võ Hồng Ngoãn, “vua” nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ông Ngoãn cho biết: “Ý tưởng  này thật ra là do một cựu kỹ sư độc lập tên Cường (không nhớ rõ họ) quê ở Bình Định, cũng là một người có nhiều năm nuôi tôm ở ĐBSCL đề xuất”.

Theo ông Ngoãn, ban đầu ông hoàn toàn không tin điều này nhưng với sự thuyết phục của kỹ sư Cường, thay vì để ao bỏ không chờ qua cơn dịch mới thả nuôi, ông đánh liều, làm thử hai ao. “Tôi đang thả nuôi vụ tôm thứ ba bằng cách hòa lẫn bột bã mía vào nước trong ao, hai vụ trước tôi nuôi tôm thẻ chân trắng thành công 100%, còn vụ này nuôi tôm sú, được hai tháng rồi, tôm phát triển rất tốt”, ông Ngoãn cho biết.

Là người trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu, thậm chí đã thực hiện nuôi thử nghiệm phương pháp trên, TS. Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng Phân viện Thủy sản Minh Hải (Cà Mau), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, cho rằng: “Phương pháp này có thể nói là thành công nhất hiện nay, dù không phải 100% tôm không bị bệnh nhưng tỷ lệ chết giảm”.

Theo ông Tuấn, bột bã mía thường được dùng cho trồng trọt, nó bổ sung các chất như sắt, kẽm, phốt pho... cho cây. Nhưng đồng thời, ở trong nước, bột bã mía cũng rất tốt, nó bổ sung chất khoáng cho hệ thực vật như tảo phát triển và một số chất như sắt, kẽm... cũng rất cần cho tôm, đặc biệt là tôm thẻ.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết, khi ứng dụng phương pháp này, hệ vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt, nhờ đó làm cho độ kiềm (pH) trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Chính vì vậy, người nuôi không cần phải dùng nhiều vôi, chất nâng độ pH trong nước, đặc biệt ít nhất trong hai tháng đầu, giúp làm giảm rất nhiều chi phí đầu tư.

Cụ thể, theo ông Ngoãn, sử dụng bột bã mía để nuôi tôm, chi phí đầu tư giảm khoảng 40-50%. “Chi phí giảm, thứ nhất, do không cần dùng vôi; thứ hai, do hệ tảo và vi sinh vật có lợi trong ao phát triển tốt nên không phải tốn nhiều tiền mua thức ăn cũng như các sản phẩm vi sinh đậm đặc do các tập đoàn thuốc thú y sản xuất, được bán với giá đắt đỏ như hiện nay”, ông Ngoãn cho biết.

Trung Chánh - Kinh Tế Sài Gòn, 18/5/2014

Xem thêm: Thành phần và ứng dụng của bã mía

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang