• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi

Dầu cám gạo - giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà

Dầu cám gạo - giải pháp dinh dưỡng và kinh tế cho thức ăn chăn nuôi gà

Phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung, ngành chăn nuôi gà nói riêng đã vươn lên mạnh mẽ là nhờ các trang trại chăn nuôi tập trung đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăm sóc. Tuy có tốc độ tăng truởng nhanh nhưng ngành chăn nuôi gà nuớc ta đang đứng truớc nhiều khó khăn, thách thức.

Nông dân đang đối mặt với "bão giá" thức ăn, trong khi giá bán thịt, trứng giảm mạnh ảnh huởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh tế của nguời chăn nuôi. Ðể tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi gà, việc cắt giảm chi phí thức ăn trong khi vẫn đảm bảo cho gà phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao, chất luợng thịt tốt là vấn đề quan tâm hàng đầu của nguời chăn nuôi cung nhu các nhà sản xuất thức ăn.

VAI TRÒ DINH DƯỠNG CỦA CHẤT BÉO TRONG THỨC ĂN

Chất béo là những phân tử chứa hydrocacbon, tạo ra các khối cấu trúc và làm nên chức năng cho tế bào sống. Chất béo là vật liệu dự trữ năng lượng cho cơ thể. Mỗi gram chất béo cung cấp một năng lượng là 9 Kcal. Nhu cầu chất béo trong co thể gà con cần duới 4%, gà hậu bị và gà đẻ cần duới 5%, đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà công nghiệp, nguời ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật có tác dụng tốt, cải thiện năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn.

Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu nhu axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Chất béo còn giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cung có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đuờng hô hấp.

ĐẶC ĐIỂM CỦA DẦU CÁM GẠO

Dầu cám gạo được trích ly từ nguyên liệu cám gạo – lớp vỏ ngoài của hạt gạo lức. Dầu cám gạo chứa một lượng lớn các dưỡng chất có ích cho cơ thể động vật, trong đó, đáng chú ý nhất là thành phần các chất chống ôxy hóa tự nhiên như Vitamin E (tocopherols, tocotrienols), phytosterols, inositols..., đặc biệt là Gamma-oryzanol.

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh Gamma-oryzanol trong dầu cám gạo có tác dụng gấp bốn lần Vitamin E trong việc ngăn chặn các mô bị ôxy hóa. Gamma-oryzanol làm giảm cholesterol trong cơ thể, tăng cuờng hệ thống miễn dịch có thể bảo vệ các tế bào của co thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do hay hạn chế sự hình thành những gốc tự do.

Cholesterol cần thiết để tạo màng và thành tế bào, cân bằng nội tiết tố trong co thể, sản xuất ra vitamin D và axit mật để tiêu hủy mỡ. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần một luợng đủ cholesterol. Khi quá dư thừa cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu) gây ra các vấn đề về sức khỏe. Gamma-oryzanol gián tiếp làm giảm cholesterol trong ruột và gan, sau đó đào thải chúng khỏi cơ thể, đưa lượng cholesterol trong cơ thể về mức an toàn.

Dầu cám gạo thô có ưu thế vượt trôi hơn về mặt dinh duỡng, giá thành cũng khá cạnh tranh so với các loại dầu thực vật khác. Đã có nhiều nghiên cứu đuợc thực hiện và chứng minh tính hiệu quả khi sử dụng dầu cám gạo thô để phối trộn thức ăn chăn nuôi gà.

Bảng: Thành phần của dầu cám gạo

SỬ DỤNG DẦU CÁM GẠO TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI GÀ

Dầu cám gạo đã và đang được sử dụng như một thành phần trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà trong nhiều năm. Purushothaman và cộng sự (2000) đã tiến hành thí nghiệm và kết luận trọng lượng gà con tăng nhanh khi sử dụng thức ăn có bổ sung dầu cám gạo. Trong nghiên cứu sau đó vào năm 2005, tác giả này nhận định với tỉ lệ bổ sung 3% có tác dụng tích cực đến sự tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn.

Tác giả cũng kết luận rằng chi phí thức ăn để sản xuất 1kg trọng lượng là thấp nhất ở gà con có bổ sung 1% và gà vổ béo có bổ sung 4% dầu cám gạo. Công trình nghiên cứu của Anitha (2006) được thực hiện sau đó cũng cho kết quả tương tự, tỉ lệ phối trộn 3% dầu cám gạo trong khẩu phần thức ăn ở gà thịt thương phẩm giúp tăng trưởng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp.

Cùng quan điểm, Dung và cộng sự (2012) kết luận rằng, ở gà đẻ cho ăn khẩu phần có bổ sung 3% dầu cám gạo giúp cải thiện sản lượng trứng, khối luợng trứng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Riêng chỉ số lòng trắng và độ dày vỏ trứng cũng là tối ưu. Chi phí thức ăn tính trên sản luợng thịt có phần tăng, nhưng tính tổng nguồn thu bao gồm sản lượng trứng thì lợi nhuận vẫn cao hơn.
Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chăn nuôi, sự có mặt của dầu cám gạo trong thức ăn chăn nuôi còn được cho là nguyên nhân làm biến đổi hàm lượng cholesterol trong thịt và trứng gà. Chất chống ôxy hoá tự nhiên trong dầu cám gạo, Gamma-oryzanol, có vai trò làm giảm cholesterol ở huyết thanh như được nhận định bởi Kahlo (1992a, 1992b), đồng thời giảm lượng cholesterol hấp thu và cholesterol LDL (Patel and Naik, 2004). Nghiên cứu của Dung và cộng sự (2012) cho thấy, bổ sung từ 2,5% đến 3% dầu cám gạo trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ làm giảm luợng cholesterol trong lòng đỏ trứng gà từ 200mg giảm còn 154mg và giảm hàm luợng cholesterol trên mỗi gram lòng đỏ trứng từ 11.3mg giảm còn 9.26mg. Trước đó, Ramesh Kumar (2000) kết luận gà thịt được ăn thức ăn bổ sung dầu cám gạo cho hàm lượng cholesterol trong cơ thịt thấp, tăng hàm lượng lipoprotein có tỉ trọng cao (HDL). Anitha (2006) xác nhận hàm lượng cholesterol trong máu gà thịt giảm khi tỉ lệ dầu cám gạo thô tăng từ 1-5%.

Tài liệu tham khảo:

Anitha, B., Moorthy, M., Viswanathan,K., 2006. Production Performance of Broilers Fed with Crude Rice Bran Oil. International Journal of Poultry Science 5: 1046-1052.

Berger, A., Rein, A., Schafer, D., Monnard, I., Gremaud, G., Lambelet, P., Bertoli, C., 2005. Similar cholesterol-lowering properties of rice bran oil, with varied gamma-oryzanol, in mildly hypercholesterolemic men. European Journal of Nutrition 44: 63-173.

Dung, N.N.X., Phuong, L.T., Suong, N.M., Manh,L.H., 2012. Effect of crude rice bran oil supplementation on performance, egg production and quality, plasma lipid and yolk cholesterol of laying hens; Proceedings of the International Conference "Livestock-Based Farming Systems, Renewable Resources and the Environment", 6-9 June 2012, Dalat, Vietnam.

Kahlon, T. S., Chow, F. I., Sayre, N. R., Betschart, A. A., 1992. Cholesterol lowering in hamsters fed rice bran at various levels, defatted rice bran and rice bran oil. Journal of Nutrition 122:513-519.

Kahlon, T. S., Chow, F. I., Sayre, R. N., Betschart, A. A.,1 992. Cholesterol-lowering in hamsters fed rice bran at various levels, defatted rice bran and rice bran oil. Journal of Nutrition 122:513-519.

Patel, M., Naik, S. N., 2004. Gamma-oryzanol from rice bran oil: A review. Journal of Scientific and Industrial Research 63: 569-578.

Purushothaman, M.R., Vasan, P., Mohan, B., Ravi,R., 2005. Utilization of tallow and rice bran oil in feeding broilers. India Journal of Poultry Science 40: 175-178.

Purushothaman, M.R., Vasan,P., Ravi, R., Mohan, B., 2000. Effect of palm oil, rice bran oil and tallow obroiler production. Souvenir, Lead Papers an Research Abstracts in IPSACON. PPN 52: 104.

Tin từ: Tiêu Tuyết Minh - Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam (Cần Thơ)
Nguồn: Dr. Huynh Thi Tu, Pham Minh Thong, Ngo Duy Quang

 

Crude rice bran oil – the nutritional and efficient solution for chicken

Livestock production industries especially chicken sector has been developed strongly thanks to large scale poultry farming industry having applied advanced technique and systematic procedures in the recent years. In spite of rapidly grow, chicken production in Viet Nam is facing many obstacles and challenges.

Farmers are facing with the continuously increasing of feed ingredients’ prices, whereas chicken meat and egg selling prices are decreasing. These problems have put high pressure on farmers’ benefits and effectiveness. In view of the above, cutting feed costs while ensuring their chicken meat quality and performance is the utmost concern of farmers and feed millers as well.

NUTRITIONAL ROLE OF LIPIDS

Lipids are molecules that contain hydrocarbons and make up the building blocks of the structure and function of animal living cells. Lipids is a material which reserves energy for body. Each gram of lipids supply 9 Kcal. Starter-chick requires below 4% of oil in fed diet, finisher and layer chicken need below 5% while barnyard chicken is necessary to take above 5%. Usually, industrial feed formulated from 2 to 6% of vegetable oil which help to improves chicken meat quality and performances as well as reducing feed conversion ratio.

Lipids also supply source of essential fatty acids such as linoleic, linolenic and arachidonic acid to aid in metabolic processes. Besides, lipids help to dissolve A, D, E and K vitamins together with pigment for better body absorbent, that help to improve yellowish colors for chicken’s skin, grease and egg yolk as well. In addition, feed supplemented sufficient oil content can also protect feed pellets from dusts hence helping to prevent respiratory diseases.

MORE ABOUT CRUDE RICE BRAN OIL

Crude rice bran oil (CRBO) is extracted from raw rice bran - outer layers of rice kernel. CRBO offers large useful nutrients to the animal. The most importance of rice bran oil is rich in natural antioxidants such as E vitamin (tocopherols, tocotrienols), phenosterols especially gamma-oryzanol.

Global recent studies have showed that Gamma-oryzanol – the unique natural antioxidants derived from rice bran oil has four times of anti-oxidation effect compared to E vitamin.-oryzanol can help lower cholesterol, fight diseases, enhance the immune system, fight free radicals or against free radical form.

Cholesterol is necessary to make up cell wall and membranes, hormone balance and produce D vitamin and the bile acids that need to digest fat. However, the body needs only a limited amount of cholesrerol to meet its needs. When too much is present, especially LDL cholesterol (also called bad cholesterol), cause health problem. Gamma-oryzanol is reported in lowing intestinal and liver cholesterol then excreting from the body until balancing at safe cholesterol level.

CRBO has advantages in terms of nutritional values as well as competitive prices compared to other kinds of vegetable oil. Generally, many studies have been carried out to evaluate the benefits of CRBO supplementation for chickens.

RICE BRAN OIL IN CHICKEN’S DIETARY

Rice bran oil is one of the main lipid sources in broiler chickens dietary. Purushothaman et al (2000) reported that the body weight gain of starter-chicks was significantly high in CRBO diets. In his afterwards research by 2005, he recommended that using 3% CRBO in chicken feed intake gave higher efficiency on growth performance and lower feed conversion ratio.

This author also observed that the feed cost to produce 1 kg of live body weigh chicken meat was lowest at the starter-chicken supplemented 1% CRBO and finisher-chicken supplemented 4% CRBO. The experiment of Anitha (2006) also gave similar results, the inclusion of CRBO up to 3% in chicken is recommended which help for better growth performance and lower feed conversion ratio.

As the same opinions, Dung et al (2012) evaluated that layer hens supplement with 3% CRBO improved egg production, egg mass and feed efficiency. Albumin index and shell thickness ratio was highest in the layers diet supplemented with 3% CRBO. The feed cost supplemented with CRBO was increased, nevertheless, better benefits including eggs cost was found in this research.

Besides these mentioned advantages on chicken production, feed supplemented with CRBO is also considered as an altering element affecting cholesterol levels in chicken meat and eggs. Natural antioxidants only derived in rice bran oil, Gamma-oryzanol, have properties of lowering blood serum cholesterol as reported by Kahlo (1992a, 1992b), while reducing the absorbed cholesterol and LDL cholesterol (Patel and Naik, 2004). Dung et al (2012) reported that the supplementation from 2.5% to 3% CRBO in the layer diets could help to lower the cholesterol level in egg yolk from 200mg to 154mg and reduce cholesterol in every gram of egg yolk, i.e from 11.3mg to 9.26mg. Ramesh Kumar (2000) concluded that broilers fed CRBO gave low muscle cholesterol levels and strengthened high density lipoprotein (HDL) levels. Anitha (2006) gave a conclusion in chicken plasma cholesterol lowering when raising crude rice bran oil ratio from 1% to 5%.

Reference:

Anitha, B., Moorthy, M., Viswanathan,K., 2006. Production Performance of Broilers Fed with Crude Rice Bran Oil. International Journal of Poultry Science 5: 1046-1052.

Berger, A., Rein, A., Schafer, D., Monnard, I., Gremaud, G., Lambelet, P., Bertoli, C., 2005. Similar cholesterol-lowering properties of rice bran oil, with varied gamma-oryzanol, in mildly hypercholesterolemic men. European Journal of Nutrition 44: 63-173.

Dung, N.N.X., Phuong, L.T., Suong, N.M., Manh,L.H., 2012. Effect of crude rice bran oil supplementation on performance, egg production and quality, plasma lipid and yolk cholesterol of laying hens; Proceedings of the International Conference "Livestock-Based Farming Systems, Renewable Resources and the Environment", 6-9 June 2012, Dalat, Vietnam.

Kahlon, T. S., Chow, F. I., Sayre, N. R., Betschart, A. A., 1992. Cholesterol lowering in hamsters fed rice bran at various levels, defatted rice bran and rice bran oil. Journal of Nutrition 122:513-519.

Kahlon, T. S., Chow, F. I., Sayre, R. N., Betschart, A. A.,1 992. Cholesterol-lowering in hamsters fed rice bran at various levels, defatted rice bran and rice bran oil. Journal of Nutrition122:513-519.

Patel, M., Naik, S. N., 2004. Gamma-oryzanol from rice bran oil: A review. Journal of Scientific and Industrial Research 63: 569-578.

Purushothaman, M.R., Vasan, P., Mohan, B., Ravi,R., 2005. Utilization of tallow and rice bran oil in feeding broilers. India Journal of Poultry Science 40: 175-178.

Purushothaman, M.R., Vasan,P., Ravi, R., Mohan, B., 2000. Effect of palm oil, rice bran oil and tallow obroiler production. Souvenir, Lead Papers an Research Abstracts in IPSACON. PPN 52: 104.

From: Tieu Tuyet Minh - Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam (Cần Thơ).

Source: Dr. Huynh Thi Tu, Pham Minh Thong, Ngo Duy Quang

 


 

 

 

[* Xem các video khác]

 

 

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang