• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng dẫn sử dụng clorin / calcium hypochlorite / Ca(ClO)2

Sử dụng clorin trong nuôi trồng thủy sản: 

Clorin là một loại hóa chất sát khuẩn dạng oxy hóa mạnh, có phổ diệt khuẩn rộng, tác động lên tế bào, phá hủy hệ enzym của vi khuẩn làm chết tế bào và sinh vật.

Clorin được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản để xử lý nước tại ao lắng, sát khuẩn bể nuôi tôm giống, khử trùng ao nuôi, sát khuẩn dụng cụ... 

Cách sử dụng: tạt xuống ao, hồ theo liều lượng theo hướng dẫn trên sản phẩm

Tên hóa học: Calcium hypochloride

Công thức hóa học: Ca(ClO)2

Dạng thương phẩm: Trong nuôi trồng thủy sản thường dùng Ca(ClO)2 dạng bột / hạt màu trắng, hàm lượng clorin 60-80%, mùi hắc.

Ưu điểm:

- Clorin có khả năng diệt khuẩn mạnh, diệt trừ một số loại virus, các ký chủ mang virus (tôm nhỏ, ruốc...), vi khuẩn, tảo, động vật phù du...

Nhược điểm: 

- Dư lượng clo tích tụ lâu ngày có thể làm thoái hóa môi trường. 

- Khó gây màu nước sau khi sử dụng.

Ngưỡng nồng độ:

- Clorin tự do (Cl2, HClO và ClO-) nồng độ tối đa cho phép đối với thủy sinh vật là 0,01 mg/L.

- Clorin tự do nồng độ 0,1 mg/L: gây chết hầu hết phiêu sinh vật

- Clorin tự do nồng độ 0,37 mg/L: gây chết cá.

Cách sử dụng:

Trong môi trường nước mặn, lợ clorin hiện diện dưới hai dạng HClO (hypochlorous acid) và ClO- ; HClO có độc tính cao hơn ClO- từ 80 đến 100 lần.

Ca(ClO)2    +    2 H2O  --->    2 HClO  +  Ca(OH)2

HClO    <-->   H+     +    ClO-

Khi  pH = 7,5 thì lượng HClO và ion ClO- là tương đương nhau. Khi pH môi trường thấp (pH = 5,5 - 7,5) dạng HClO tồn tại nhiều hơn. Khi pH môi trường cao (pH = 8,5 - 9,5) ClO- tồn tại nhiều hơn.

Do đó clorin có hiệu quả cao trong môi trường có pH thấp.

Clorin cũng có hiệu quả cao hơn khi nhiệt độ nước cao.

Dư lượng clorin trong nước được khử bằng Na2S2O3 (sodium thiosulfate) với tỷ lệ tối đa 1/7 (Boyd, 1992).

Cl2 + 2 Na2S2O3.5 H2O    --->     Na2S4O6 + 2 NaCl + 10 H2O

Để khử 1 mg/l Cl2 cần 6,99mg/l sodium thiosulfate

* Theo Việt Linh, thông thường trong nuôi trồng thủy sản, có thể sử dụng clorin để xử lý nước theo quy trình sau:

- Bước 1: Sử dụng trong ao lắng, lấy nước vào ao trữ trong 3 ngày để các dạng trứng, nang trong nước nở hoàn toàn. 

- Bước 2: Dùng clorin 60% 18kg/1000m3 nước. Nếu để xử lý ao bị đốm trắng: dùng 30kg/1000m3 nước

- Bước 3: Quạt nước 48 giờ

- Bước 4: Bón vôi để đạt pH

- Bước 5: Thêm khoáng và gây màu nước.

Kinh nghiệm Việt Linh cho thấy nên dùng clorin 60%: 50–100ppm để khử trùng đáy ao, 20–30 ppm để khử trùng nước ao. Trong ao đang nuôi cá có thể xử lý bệnh do ký sinh trùng với hàm lượng 0,1 - 0,2 ppm, xử lý bệnh do vi khuẩn: 1-3 ppm (10 - 15 phút).

Sử dụng clorin trong nông nghiệp: 

- Clorin có thể dùng sử dụng để pha dung dịch rửa để chống nấm, chống vi khuẩn cho chồi cấy mô tạo cây giống, dung dịch sát khuẩn dụng cụ và vệ sinh xưởng chế biến thực phẩm đông lạnh. 

- Sát trùng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Lưu ý khi bảo quản và sử dụng:

- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng.

- Luôn chứa sản phẩm trong bao bì có ghi nhãn mác rõ ràng.

- Bảo quản sản phẩm nơi khô, thoáng, mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh xa nguồn nhiệt.

- Bảo quản sản phẩm xa tầm tay trẻ em.

- Sử dụng khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay khi tiếp xúc với sản phẩm.

Các triệu chứng bị ngộ độc khi tiếp xúc, hít hay nuốt phải clorin:

- Khó thở, có dịch trong phổi

- Bỏng rát trong miệng, sưng họng, đau họng

- Đau dạ dày, nôn mửa, có máu trong phân

- Thay đổi cân bằng pH trong máu, hạ huyết áp

- Tổn thương mắt: bỏng rát và kích ứng, có thể bị mất thị lực tạm thời

- Tổn thương trên da: da ngứa rát và bị kích ứng, có thể dẫn đến tổn thương mô

Điều trị ngộ độc clorin:

- Nếu clorin bám lên da hoặc mắt: rửa vùng da và mắt dưới vòi nước chảy trong ít nhất 15 phút.

- Nếu nuốt phải clorin: uống sữa và nhiều nước ngay lập tức, trừ khi bị nôn và co giật.

- Nếu hít phải bụi, hơi clorin: ra ngay nơi có không khí trong lành càng sớm càng tốt.

- Nếu có triệu chứng, tổn thương nặng: đến bệnh viện, bác sỹ để điều trị bằng thuốc, truyền dịch, thở oxy...

Việt Linh © biên soạn. Cập nhật bổ sung: 10/2017

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang