Thuốc tím là chất ôxy hóa mạnh, có phổ diệt khuẩn rộng, diệt tảo, tăng oxy hoà tan, oxy hóa làm giảm chất hữu cơ trong nước ao nuôi thủy sản, làm trong nước, khử H2S, Fe2+..
Cách sử dụng: tạt xuống ao, hồ theo liều lượng theo hướng dẫn trên sản phẩm
- Sử dụng thuốc tím với nồng độ 2 mg/l (ppm) có thể diệt 99% vi khuẩn gram âm và phần lớn loại vi khuẩn gram dương. Nồng độ thường dùng để diệt khuẩn nước là 1-2 ppm (mg/l). Theo Việt Linh, nên sử dụng buổi sáng sớm hoặc chiều tối (tránh ánh nắng) để có tác dụng tốt nhất.
- Sử dụng thuốc tím với nồng độ 4 – 8 mg/l để phòng, trị bệnh vi khuẩn, kí sinh trùng ở mang và nấm trên cá trong ao nuôi, hoặc nồng độ cao hơn với thời gian tiếp xúc ngắn.
- Sử dụng thuốc tím để khử thuốc diệt cá rotenone và antimycin. Trong môi trường nước, 2 - 2.5 mg/l thuốc tím có thể loại bỏ được 0.05 mg/l rotenone.
- Trong nước, thuốc tím có khả năng phản ứng với H2S: để khử 1 mg H2S cần 6.19 mg thuốc tím. Để khử 1 mg sắt Fe2+ cần 0.94 mg thuốc tím. Theo Việt Linh, thực tế lượng thuốc tím cần nhiều hơn so với tính toán do thuốc tím bị hao hụt bởi các phản ứng khác.
- Thuốc tím có khả năng diệt vi khuẩn, nấm, tảo do oxy hóa màng tế bào của vi sinh vật, phá hủy các enzyme của tế bào. Tuy vậy thuốc tím kém hiệu quả với nhóm protozoa. Khi dùng thuốc tím để diệt tảo, làm hạn chế các quá trình quang hóa, tuy nhiên tảo chết sẽ phân hủy làm thiếu hụt oxy trong nước. Theo Việt Linh, sau khi sử dụng thuốc tím cần quạt nước để tăng cường oxy.
- Thuốc tím oxy hóa làm giảm lượng chất hữu cơ trong môi trường, lắng tụ các hạt phù sa, oxy hóa chất hữu cơ lắng tụ ở đáy.
- Môi trường có pH cao, nước cứng (độ cứng lớn hơn 150mg CaCO3/L): độc tính của thuốc tím tăng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tím:
- Thuốc tím thương mại ở dạng tinh thể hoặc bột. Phải hòa tan trong nước rồi mới tạt đều khắp bề mặt ao.
- Phải xử lý thuốc tím trước khi bón phân (lân).
- Tăng cường quạt nước sau xử lý.
- Không sử dụng thuốc tím cùng lúc với thuốc diệt cá và các loại thuốc sát trùng khác như formaline, iodin, oxy già H2O2...
- Sau 12-24 giờ xử lý thuốc tím để điệt khuẩn, có thể lấy nước vào ao nuôi và gây màu.
- Bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao.
© Việt Linh biên soạn. Cập nhật bổ sung: 10/2014
- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các nhãn hiệu và nhà cung cấp thuốc tím - KMnO4
Các loại vật tư, hóa chất & thuốc sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.