Với việc sử dụng hoá chất xử lý nước cho các trại giống đã không mang lại được những kết qủa mong đợi cho những trại giống tôm đạt chuẩn quốc tế, một lý do dễ nhận thấy đã được minh chứng: ngay cả đối với Chlorine là hóa chất diệt khuẩn mạnh nhất như hiện nay đang được áp dụng cũng chỉ vô hiệu hoá được khoảng 70% số lượng vi khuẩn, vi sinh và hợp chất hữu cơ độc hại trong nguồn nước. Do vậy sau khi đã xử lý nước một vài ngày, số lượng vi khuẩn, virus chưa bị diệt sẽ phát triển và sinh sản nhanh chóng trở thành nguồn gây bệnh cho tôm Post.
Các nhà khoa học cũng đã xác nhận rằng, nhiều trại giống mong muốn nâng nồng độ hoá chất xử lý lên cao và xử lý nhiều bậc (Chlorine, tiếp đó sử dụng đến Thuốc tím rồi Iodin...) sẽ làm tăng dư lượng hoá chất và làm tăng ô nhiễm hoá chất nguồn nước, một hậu qủa hiển nhiên là tôm Post ngay từ trại giống sẽ chậm lớn, kháng bệnh kém và lờn thuốc, người nuôi tôm thịt sẽ phải lãnh hậu qủa đó.
Xuất phát từ những mặt hạn chế của phương pháp dùng hoá chất, khoa học ngày nay đã tìm ra phương pháp mới để xử lý nước bằng công nghệ Ozone.
Ozone (O3) là một loại khí có tính Oxy hóa rất mạnh. O3 là một loại khí có trong tự nhiên, năng lượng phát sinh ra nó chính là năng lượng của hệ mặt trời và nó bao quanh bầu khí quyển của trái đất chúng ta. Thiết bị tạo ra khí Ozone này tạo ra dựa theo nguyên lý tự nhiên và hoàn toàn không sử dụng hoá chất.
Việc sử dụng khí Ozone trong sát trùng nước & không khí tiện lợi, hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương pháp khác như dùng chlorine, tia cực tím, thuốc tím, brom hoá, đồng thời tránh tích trữ hoá chất.
Trên thực tế, khi khí Ozone mới tiếp xúc với nước việc sát khuẩn chưa cao, nhưng khi đã đủ liều lượng thì tốc độ sát khuẩn của khí Ozone nhanh hơn 3100 lần so với Clo. Vì vậy hiện nay trên thế giới, việc khử trùng bằng Ozone đang phát triển mạnh và được áp dụng hầu hết mọi lĩnh vực.
Phương pháp xử lý nước cho các trại sản xuất tôm, cá giống bằng công nghệ Ozone đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Kết qủa ứng dụng đã đem lại năng suất cao và giảm tỉ lệ thất bại cho các trại sản xuất giống. Tại Việt Nam, tuy chưa phổ biến nhưng đã có nhiều trại tự tìm hiểu và áp dụng cho minh. Đặc biệt gần đây Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III đã áp dụng thành công Công nghệ Ozone xử lý nguồn nước đầu vào và Công nghệ sinh học trong suốt quá trình sản xuất tôm giống cho kết qủa khả quan (không sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh), tôm Post to và khoẻ hơn so với phương pháp truyền thống.
Các tài liệu của Viện Khoa học Công nghệ Mỹ đã chứng minh tại sao dùng Ozone tốt hơn dùng hoá chất? Các bảng đúc kết từ việc so sánh khả năng diệt khuẩn nhờ vào Thế oxy hoá đến khả năng sống của vi khuẩn khi thay đổi Thế oxy hoá cho đến thời gian phân hủy các hợp chất độc hại của Chlorine, Thuốc tím và Ozone...cùng với các nghiên cứu khác như không làm giảm pH, không để lại dư lượng như hoá chất, tôm sống trong môi trường nước được xử lý bằng Ozone sẽ phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn, ngoài việc khử trùng nước thì khí Ozone dư còn khử trùng được không khí trên bề mặt hồ, giúp tránh được vi khuẩn hiếu khí mang mầm bệnh từ nơi khác xâm nhập... Với các kỹ thuật hoàn hảo tạo điều kiện cho họ nuôi đạt đến sản lượng 30-40 tấn/1ha.
Tại sao công nghệ Ozone chưa được phổ biến trong các trại sản xuất giống tôm, cá ở Việt Nam?
Có 2 khó khăn cơ bản khiến cho các chủ trại giống tôm, cá chưa có điều kiện áp dụng công nghệ mới này là:
Thứ nhất, do chưa có thông tin đầy đủ về giá trị của công nghệ mới và cách ứng dụng máy Ozone vào kỹ thuật trại giống như thế nào.
Thứ hai, giá máy Ozone quá cao so với khả năng tài chính của các chủ trại giống ở Việt Nam. Một máy ozone có công suất 3-4g ozone/giờ (xử lý 3m3 nước/giờ) lắp ráp tại Mỹ để dùng cho một trại tôm giống có quy mô trung bình 10-15 bể, có giá bán khoảng 10.000 USD (tương đương trên 150 triệu VNđồng), loại công suất 5g ozone/giờ là 12.000 USD (tương đương trên 180 triệu VNđồng). Trong khi đó máy hiệu DACOZONE (sản xuất & lắp ráp tại VN theo sự chuyển giao công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ - đã lắp đặt cho nhiều trại giống trong nước) giá bán trên thị trường cũng bằng khoảng 20% so với máy lắp ráp tại Mỹ.
Việt Linh - Dacozone
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin sử dụng ozone
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.