• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thiết bị cho cá ăn tự động dạng con lắc 

 

Một thiết bị phân phối thức ăn được chế tạo đơn giản, có thể giúp cho việc quản lý thức ăn, làm tăng chất lượng nước và giảm chi phí, dẫn tới thu được sản lượng cá cao hơn.

Thức ăn là nguồn chi phí chính trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, chiếm khoảng 60% tổng chi phí nuôi. Hầu hết các nông dân nuôi thủy sản ở nông thôn vẫn không được biết đến các phương pháp phân phối thức ăn. Chi phí ngày càng tăng cộng với thói quen cho ăn không thích hợp, dẫn đến việc tăng chi phí sản phẩm. Việc dùng tay hoặc sử dụng những túi ni lông được đục lỗ để phân phối thức ăn cho cá dẫn đến lãng phí đáng kể lượng thức ăn, nó không chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ chi phí - lợi nhuận mà còn làm giảm chất lượng nước xung quanh. Phương pháp cho ăn ở địa phương đơn giản và rẻ, nhưng không hiệu quả, có thể đó là một trong những lý do nó không được sử dụng rộng rãi. Thiết bị phân phối thức ăn đơn giản này được chế tạo với giá 20 đô la có thể điều khiển dễ dàng và phân phối thức ăn một cách hiệu quả khi cá có nhu cầu ăn. Hơn nữa, với một cấu trúc đơn giản thiết bị sẽ cho phép thay đổi những phụ tùng như thùng chứa thức ăn có kích cỡ khác hoặc vị trí đặt thiết bị theo yêu cầu.

Cấu tạo của thiết bị

Thiết bị phân phối thức ăn bằng con lắc được cấu tạo đơn giản. Hoạt động phân phối thức ăn diễn ra khi cá đói. Thiết bị này gồm một thùng hình trụ (với một cái lỗ ở đáy) để đựng thức ăn, một cái cần có thể động đậy để biết được nhu cầu ăn của cá, một quả cầu bằng kim loại chứa các chất hấp dẫn tự nhiên để thu hút đàn cá đến ăn và một khung nổi để hỗ trợ thùng chứa thức ăn và các thành phần khác. Thùng hình trụ trong suốt, có nắp đậy, thuận tiện cho việc đổ thức ăn và dễ dàng quan sát lượng thức ăn được tiêu thụ. Ðáy thùng được làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa đúc theo khuôn giống như cái đĩa và được nối với cần chuyển động. Ðường kính của chiếc đĩa phải khít với đáy thùng, để ngăn không cho thức ăn lọt ra ngoài qua lỗ hổng giữa đĩa ở đáy thùng và cạnh thùng khi đặt ở vị trí thẳng đứng. Trọng lượng của con lắc tác động tới cần chuyển động, làm cho đĩa ở đáy thùng trở lại vị trí ban đầu và có hoạt động đóng, mở. Bộ phận đĩa ở đáy thùng nghiêng là do một thanh hình chữ thập, thanh này được hỗ trợ bằng một vật tì được gắn vào dưới đáy của khung thiết bị nhằm giữ cho thùng hình trụ chắc chắn. Quả cầu bằng kim loại được hàn ở đáy của thanh chuyển động, nhằm thu hút và hướng dẫn cá đến ăn.

Cơ chế hoạt động

Thiết bị được thiết kế theo yêu cầu lượng thức ăn được phân phối cũng như nhu cầu của cá. Mục đích đầu tiên cần hướng tới là thu hút cá đến gần thiết bị này bằng cách đặt các chất hấp dẫn cá trong quả cầu kim loại. Khi cá tác động vào quả cầu, cần chuyển động làm nghiêng đĩa ở đáy thùng sang hướng khác làm cho lượng thức ăn được đổ xuống lỗ hổng thùng chứa ở giữa đáy. Trọng lượng con lắc tác động tới cần chuyển động, giúp đĩa trở lại vị trí ban đầu và đóng kín lỗ hổng. Ðể giúp cho thiết bị nổi, những chiếc phao nhựa đã được gắn vào chân của khung thép. Tuỳ thuộc vào trọng lượng của thiết bị, bao gồm lượng thức ăn, cỡ và số của các phao có thể thay đổi nhằm giúp cho thiết bị nổi ở dưới nước theo phương thẳng đứng. Do được gắn với các phao, nên thiết bị này được nổi trên mặt nước hoặc nổi ở bất cứ vị trí nào được xác định là cần thiết và thuận lợi cho cá ăn. Mẫu thiết bị đầu tiên cho thấy, có thể dễ dàng chứa từ 1-2 kg thức ăn, nhưng để chứa được số lượng lớn hơn thì thùng chứa/khung cần được làm bằng những tấm GL, thép không gỉ hoặc thép mềm có thể được chế tạo với sự thay đổi phần phụ của thiết kế.

Tác dụng của thiết bị.

Phương pháp phân phối thức ăn cho cá bằng thiết bị con lắc, đòi hỏi người sử dụng không cần hiểu biết nhiều về kỹ thuật, những người nuôi cá có thể dễ dàng sử dụng được thiết bị này. Hơn nữa, khi chưa có máy móc tinh vi để sử dụng, loại thiết bị này lại dễ dàng được các xưởng lò rèn ở địa phương chế tạo. Người nuôi đã thấy được tác dụng của phương pháp trên là hiệu quả về mặt chi phí; chống lãng phí thức ăn và giúp giảm ô nhiễm, duy trì chất lượng nguồn nước xung quanh.

Kết luận

Sử dụng phương pháp cho cá ăn theo nhu cầu giảm được nguồn nhân lực nếu cho ăn nhiều lần theo lịch trình trong ngày với các bảng thức ăn, biểu đồ tỉ lệ tăng trưởng và mẫu. Cuối cùng, phương pháp này có tác dụng quan trọng nhất là cá ăn không quá liều lượng.

Quá trình thử nghiệm phương pháp này cho thấy, thùng chứa thức ăn và đĩa ở đáy nên lắp khít nhằm tránh tràn lượng thức ăn thừa. Nên thiết kế để tạo ra thùng chứa được lượng thức ăn nhiều hơn, tạo cho sản phẩm có tính thương mại để cung cấp rộng rãi cho người nuôi thuỷ sản.

 

T.B - Infofish International 4/2004 (TC KHCN TS 12/2004)

TCKHCNTS, 12/2004

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang