• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyên đề: Kháng sinh Chloramphenicol

Kháng sinh thay thế chloramphenicol và nitrofurans dùng trong nuôi trồng thủy sản

Trong thực tế sản xuất, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh để kiểm soát môi trường, phòng ngừa dịch bệnh là điều khó tránh khỏi. Do đó việc nghiên cứu tìm các loại hóa chất, kháng sinh có thể thay thế các hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng là một đòi hỏi tất yếu của người làm nghề nuôi thủy sản.

Thời gian qua, ngành thủy sản đã thực hiện đề tài chọn lọc và thử nghiệm nhằm tìm ra một vài loại kháng sinh có thể thay thế Chloramphenicol và Nitrofurans trong ương ấu trùng tôm sú, cá tra và cá basa.

Nhóm tác giả của đề tài do bà Lý Thị Thanh Loan - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II làm chủ nhiệm đã thu mẫu cá tra, basa nuôi ao và nuôi bè tại các vùng nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long để phân lập các vi khuẩn gây bệnh. Kết quả cho thấy các vi khuẩn gây bệnh trên đối tượng này chủ yếu là nhóm Aeromonas và một số loài khác như Pseudomonas fluorescens, Edwarsiella tarda.

Với các mẫu ấu trùng tôm sú thu tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau, cũng đã phân lập được các loài vi khuẩn gây bệnh đều thuộc nhóm Vibrio, là những loài cảm nhiễm phổ biến ở các loài tôm thuộc họ Penacidae tại Châu Á và nhiều vùng khác trên thế giới.

Như vậy, hầu hết các nhóm vi khuẩn gây bệnh trên ấu trùng tôm sú và cá tra, cá basa nuôi chủ yếu là nhóm trực khuẩn gram âm, trên cơ sở đó để lựa chọn các loại kháng sinh thay thế phải là loại có thể kháng được các nhóm vi khuẩn gram âm, tuy cũng có một vài loại có cả khả năng kháng nhóm vi khuẩn gram dương.

Các loại kháng sinh được chọn để thay thế đã được thử nghiệm kháng sinh đồ. Cùng với tham khảo khuyến cáo của các nước trên thế giới về sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, nhóm tác giả đã đề xuất các kháng sinh thay thế là nhóm Tetracyclin như: oxytetracyclin, tetracyclin, chlotetracyclin và nhóm Sulfamid như: sulfadimethoxin, sulfadiazin, sulfadimidin, kết hợp với trimethoprim. Đây là các kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, có khả năng kháng tốt với cả 2 nhóm vi khuẩn gây bệnh ở ấu trùng tôm sú cũng như cá tra, cá basa, và được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.

Các kết quả điều trị thử nghiệm cho thấy sau khi được điều trị bằng nhóm thuốc thay thế, cá nuôi phát triển và tăng trọng bình thường. Kiểm tra dư lượng thuốc trong cơ thịt cá bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) sau khi ngừng dùng thuốc 4 ngày cho kết quả dưới ngưỡng cho phép, chứng tỏ thời gian đào thải thuốc nhanh.

Một phác đồ sử dụng 2 nhóm kháng sinh này để điều trị bệnh cho cá tra và cá basa đã được đưa ra như sau:

- Với cá tra, cá basa để trị các bệnh nhiễm khuẩn với các biểu hiện đốm đỏ trên thân, mắt và hậu môn sưng đỏ, các vây bị rách, xuất huyết, hoại tử ... thì dùng:

+ Nhóm Tetracyclin: Có thể dùng 1 trong 3 loại dưới đây đưa vào thức ăn với liều lượng:

Oxytetracyclin hoặc Tetracyclin: 55 - 75mg/kg thể trọng/ngày Chlotetracyclin: 12 - 25mg/kg thể trọng/ngày

Dùng liên tục 5 - 7 ngày (tối đa 14 ngày). Ngưng dùng thuốc 4 tuần trước khi thu hoạch.

+ Dùng Trimethoprim + Sulfamid (Sulfadiazin, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin) tỷ lệ 1/5 là 50mg/kg thể trọng/ngày.

+ Dùng Sulfamid (Sulfadiazin, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin): 100mg/kg thể trọng/ngày. Tuy nhiên, nên dùng kết hợp Trimethoprim với một loại Sulfamid để giảm lượng thuốc sử dụng và tăng khả năng kháng khuẩn.

+ Dùng kết hợp Oxytetracyclin (OTC) với tổ hợp Trimethoprim + Sulfamid:

OTC 37mg + (T + S): 25 - 30mg/kg thể trọng/ngày.

Như vậy, sau một thời gian chờ đợi, những người nuôi thủy sản đã có thể yên tâm về giải pháp sử dụng 2 nhóm kháng sinh thay thế cho các loại đã bị cấm dùng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản ở nước ta. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, cần có phương pháp sử dụng đúng, kết hợp với các biện pháp quản lý tích cực môi trường nuôi và xử lý chúng khi xảy ra sự cố bệnh dịch, vì phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn ở thủy sản nuôi đều xuất hiện trong điều kiện môi trường nuôi xấu.

Nguồn: TCTS, 2/2004

 

Tại sao cấm sử dụng chroramphenicol trong thuỷ sản?

Chloramphenicol

Systematic IUPAC) name: 2,2-dichlor-N- [(aR,bR)-b-hydroxy-a-hydroxymethyl- 4-nitrophenethyl] acetamide

Chemical data

Formula: C11H12N2Cl2O5 

Mol. weight: 323.132

Date Posted: 17:21:31 10/13/01 Sat

Theo "Sổ tay nuôi tôm", chloramphenicol (và nhiều loại thuốc khác) được sử dụng với hàm lượng 2-10ppm để tắm cho tôm khi tôm bị bệnh do nấm: ví dụ: vi tảo lagenidium, callinestes, sirolpidiumsp., saprolegnia, parasita, leptolegniama rina Atkinsiella dubira, maliphthoros sp., hoặc do vi khuẩn fusarium solani. Các loại nấm này gân ra các bênh: bệnh nấm đen mang, bệnh nấm thùy mi. Bệnh lây nhiễm cục bộ, sau đó lây lan toàn thân.

Cloramphenicol cũng đã từng được dùng chữa các bệnh: nhiễm khuẩn máu cho cá, phun vào nước để chữa bệnh phát sáng (dùng kết hợp với bactrim), chữa bệnh đỏ dọc thân ấu trùng, trộn với thức ăn để trị bênh đốm nâu (tôm càng xanh), và bệnh mòn vỏ kitin.

Chloramphenicol là thành phần trong một loại thuốc trị bệnh cho tôm có tên là Bactericide CL-30. Thuốc này không những dùng để tắm cho tôm mà còn dùng trộn vào thức ăn để phòng / trị bệnh khi đang nuôi tôm.

Người ta còn sử dụng cloramphenicol trong chế biến và bảo quản thuỷ sản để chống sự ôi thiu...

Tuy vậy:

TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH trong thuỷ sản: gây ô nhiễm môi trường, làm cho các vật nuôi và cả con người kháng lại thuốc khi sử dụng thực phẩm có nhiễm thuốc(vì liều lượng thấp), làm cho các vi khuẩn gây bệnh lờn thuốc, và như vậy khi người hay vật nuôi bị nhiễm loại vi khuẩn đã lờn thuốc thì sẽ không có thuốc chữa trị...

Nguồn: Việt Linh  ©

 

Cấm sử dụng chloramphenicol trong thuỷ sản

Bộ trưởng Bộ Thủy sản vừa có chỉ thỉ về việc cấm sử dụng chloramphenicol và quản lý việc dùng hóa chất trong sản xuất, chế biến thủy sản.Theo chỉ thị này, vào đầu tháng 9/2001, một số lô tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Liên hiệp châu Âu (EU) ðã bị phát hiện nhiễm chloramphenicol. Ðiều này dẫn ðến việc Ủy Ban Châu Âu ra quyết định yêu cầu các nước thành viên phải kiểm tra hoá học đối với toàn bộ các lô tôm xuất phát từ Việt Nam và đưa lên mạng cảnh báo ngay với tất cả các nước thành viên về kết quả kiểm tra.  Chỉ thị của bộ trưởng nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng chroramphenicol trong quá trình sản xuất giống, nuôi trồng, sõ chế, bảo quản và chế biến thủy sản. Ðồng thời, việc sử dụng các kháng sinh khác trong nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của ngành. (Lưu Phan - Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 11/10/2001)

Tính chất của chloramphenicol: Chloramphenicol là chất bột màu trắng vàng, vị rất đắng, ít tan trong nước, tan nhiều trong cồn và chất béo, bền vững, chịu nhiệt độ đến 100 độ C. Được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn. CÓ ĐỘC TÍNH, tránh dùng lâu dài. Tránh ánh sáng khi bảo quản.

Tên gọi khác của chroramphenicol: CHLOROMYCETIN

Tác dụng chung của chroramphenicol

Chloramphenicol có một phổ diệt khuẩn rộng. Có khả năng diệt rất nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram dương, các vi khuẩn hiếm khí, kị khí, và một số loại nấm

Cơ chế thải chroramphenicol khỏi cơ thể

Chloramphenicol được thải khỏi cơ thể người bằng chức năng giải độc của gan. Do đó những người có chức năng gan suy giảm không nên sử dụng loại kháng sinh này.

Nguồn: TBKTSG-11/10/2001


Châu Âu cấm sử dụng chloramphenicol cho vật nuôi từ năm 1994

- Tháng 8/2001, một số công ty Ðức đã nhập khẩu 20 tấn tôm từ Trung Quốc có nhiễm ở mức cao loại kháng sinh Chloramphenicol.

- Từ năm 1994 Hội Ðồng Châu Âu đã cấm sử dụng loại kháng sinh nguy hiểm này cho vật nuôi. Choloramphenicol đã đượcsử dụng rộng rãi trong các trang trại nuôi tôm ở Tây Châu Á.

- Hội Ðồng Châu Âu cũng đã yêu cầu các nước thành viên đề phòng đối với tôm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nguồn: http://www.plant.uoguelph.ca/safefood/archives/animalnet/2001/8-2001/an-08-09-01-02.txt

 

Các loại hóa chất & thuốc sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang