• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong nuôi tôm

Gần đây, ở châu Âu, những báo động về vấn đề dư lượng kháng sinh trong thực phẩm là một trong những nguyên nhân nhằm làm giảm việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Việc phát hiện ra dư luợng kháng sinh trong tôm đã được quan tâm đến nhiều hơn ở cả những nước nhập khẩu và các nước sản xuất tôm, và hiện nay nhiều người nuôi tôm đã nhận thức rõ về vấn đề này.

Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng nhất để kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là sự nguy hiểm của việc các vi khuẩn có sức đề kháng (vi khuẩn cứng đầu) phát triển. Ðiều này có thể xảy ra ở cả tôm nhiễm vi khuẩn và người nhiễm vi khuẩn. Khi vi khuẩn có được sức đề kháng, người ta khó có khả năng tống khứ được chúng đi bằng thuốc kháng sinh. Hơn nữa, một số thuốc kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn tăng sức đề kháng không chỉ với loại kháng sinh đó mà còn với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Thêm vào đó, các nguyên tố mã hoá có sức đề kháng có thể di chuyển từ một loài vi khuẩn này sang các loài vi khuẩn khác. Vi khuẩn này có thể gián tiếp trở nên kháng lại một loại kháng sinh mà không cần phải đưa trực tiếp kháng sinh đó vào nó.

Một vấn đề quan trọng khác đó là nhiều loại kháng sinh là có hại cho sức khoẻ nghề nghiệp. Hiện nay khi người lao động và nhiều người khác khi xử lý nhiều loại kháng sinh thì phần da để lộ ra ngoài và bụi hít vào từ thuốc bột kháng sinh có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ đối với họ.

Nhiều loại kháng sinh được sử dụng trong các trại nuôi tôm là có sức sức bền khá cao trong môi trường và có thể lan ra các vùng nước xung quanh qua đường thoát nước, nước thải. Trong môi trường xung quanh chúng có thể thay đổi hệ sinh thái bằng cách thay đổi cấu trúc thông thường của vi khuẩn, và cũng có những ảnh hưởng độc tính rất lớn đối với động vật và thực vật dưới nước. Chúng cũng có thể được các sinh vật hấp thụ, ví dụ như những con vẹm loài thủy sản được nhiều địa phương khai thác và ăn. Ðiều đó có nghĩa là, dư lượng kháng sinh trong thực phẩm không chỉ là một mối đe doạ đối với người tiêu dùng tôm ở những nước nhập khẩu mà còn là một mối đe dọa đối với những người sống trong những vùng nuôi tôm.

Một số vấn đề quan trọng mà người nuôi tôm cần quan tâm trong việc sử dụng kháng sinh:

Khi nào nên sử dụng kháng sinh ?

- Chỉ sử dụng kháng sinh để xử lý khi nhiễm vi khuẩn, không được sử dụng cho bất kỳ một nguyên nhân nào khác.

- Kháng sinh không thể chữa trị các bệnh về virút như virút đốm trắng hay bệnh đầu vàng. Cần biết rằng một số sản phẩm kháng sinh sẵn có cho người nuôi tôm ở Thái Lan được bán trên thị trường là không có khả năng để điều trị các bệnh về virut.

Các loại kháng sinh nên sử dụng:

- Sử dụng các loại kháng sinh sạch từ nguồn đáng tin cậy. Thông tin về các loại thành phần tác dụng cần được ghi rõ trên nhãn.

- Phải bảo đảm kháng sinh đạt tiêu chuẩn về dược phẩm. Không được sử dụng hoá chất, do chúng có chất lượng kém hơn.

- Tránh sử dụng các loại kháng sinh được sử dụng điều trị cho người.

- Không được sử dụng Chloramphenicol hay nitrofurans (ví dụ như furazolidone, nitrofurazone, nitrofurantoin, nitroquine và nitfuratel). Chúng rất nguy hiểm và không được phép có trong thức ăn động vật.

Cách sử dụng:

- Cần nắm được các thông tin chi tiết về tất cả các loại kháng sinh sử dụng.

- Sử dụng kháng sinh phòng bệnh cần tránh càng xa càng tốt. Sử dụng phòng bệnh là nguyên nhân chính sau sự tăng sức đề kháng.

- Tránh sử dụng lặp lại cùng một loại kháng sinh, để tránh làm tăng độ kháng thuốc.

- Không được sử dụng nhiều hơn một loại kháng sinh tại cùng một thời gian nếu nó không được yêu cầu một cách cụ thể. Không được rải các loại thuốc khác nay hoá chất vào tôm trong khi xử lý bằng kháng sinh.

- Dùng đúng liều và thời gian chữa trị. Không được dùng nhiều hơn hay ít hơn chỉ dẫn.

- Sử dụng và cất trữ các sản phẩm kháng sinh một cách cẩn thận, xem xét các rủi ro với con người. Sử dụng các công cụ và găng tay để tránh da tiếp xúc nếu các loại kháng sinh được trộn với thức ăn.

- Các loại tôm không nên được điều trị bằng kháng sinh trong ít nhất hai tuần trước khi thu hoạch, tốt nhất là lâu hơn để tránh các dư lượng kháng sinh để lại.

- Nếu tôm không ăn tốt do nhiễm bệnh, cũng không được sử dụng thuốc kháng sinh cùng với thức ăn.

- Sử dụng kháng sinh tốt nhất nên được giám sát về mặt thú y.

Trong một nghiên cứu phỏng vấn được thực hiện ở Thái Lan năm 2000 cho thấy 20% số người nuôi tôm được phỏng vấn đã sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại các bệnh về virút. Thêm vào đó, hơn 60% các trại đã sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Các kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng có một sự sử dụng sai rộng rãi các loại thuốc kháng sinh. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng việc sử dụng này có thể giảm, theo những chỉ dẫn đã nêu trên mà không ảnh hưởng xấu tới sản lượng tôm nuôi.

Một vấn đề lớn còn lại cần phải giải quyết là các nhà sản xuất và người bán lẻ các sản phẩm kháng sinh thường không chú ý tới việc cung cấp cho người nuôi tôm những thông tin chính xác về những sản phẩm của họ. Họ cần phải được bắt buộc cung cấp cho người nuôi những thông tin tốt hơn về hàm lượng, độ an toàn và hiệu quả sử dụng sản phẩm.

Aquaculture 6-12/2002 - Tạp chí KHCN TS, 7/2003

Các loại hóa chất & thuốc sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Thảo luận về kỹ thuật nuôi:

Xem thêm các thông tin có liên quan:

- Kỹ thuật nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang