• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Môi trường đơn giản sử dụng cho nuôi tảo đơn bào thu sinh khối phục vụ nuôi thủy sản

Có nhiều bạn đọc VietLinh hỏi tôi về cách giữ giống Tảo vì các bạn cứ phải mua với giá cao hoặc không chủ động. Vì vậy tôi trình bày sau đây một phương pháp giữ giống tảo đơn giản nhưng hiệu quả và tiết kiệm chi phí đến 80% tiền mua giống.

Các loài tảo đơn bào như: Chlorella, Tetraselmis, Isochrysis, Skeletonema costatum, Nanochloropsis, Pavlova... thường được bà con nuôi để làm thức ăn cho ấu trùng Tôm (Zoa, Misis) và cho Artermia...

Việc giữ giống tảo đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất tối thiểu (một phòng thí nghiệm mini với tổng đầu tư khoảng 5 triệu đồng) gồm:
- Nồi khử trùng (< 3 triệu đồng)
- Dụng cụ thủy tinh: 500.000đ
- Dụng cụ khác 500.000đ
- Hóa chất: 500.000đ

Bước 1:

Chuẩn bị môi trường: Lấy 1 thìa (muỗng) Phân đạm (loại thìa to cafe)+ 1 thìa NPK + 1 lít nước thải Bò (gia súc) thêm nước biển sạch vào cho đủ 10 lít sau đó phân vào các bình (chai thủy tinh trong suốt) lấy bông làm nút. 

Khủ  trùng  Paster: Cho các  chai vào nồi đổ nước đun cách thủy (ngập khoảng lưng chai) đun ba lần bằng cách đun sôi 5 phút để nguội hoàn toàn sau đó lại đun lại (nhớ kiểm tra nước trong nồi không để cạn). 

Bước 2:

Cấy giống: Lấy các bình môi trường đã khử trùng để nguội ra một nơi thoáng, sạch, kín gió, lấy giống đã mua đổ vào với tỷ lệ 1 giống / 10 dịch Môi trường. Đặt các chai này nơi có ánh sáng nhưng đừng để sáng nóng quá (tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp nhất là vào mùa hè). Vài ngày sau là tảo lên xanh.

Bà con cũng có thể sử dụng môi trưrờng trên để sản xuất sinh khối Tảo nhưng chú ý một điều:

- Nước biển phải sạch
- Nước thải gia súc nên cho vào đun sôi trước khi dùng (nếu có điều kiện bà con nên mua bình tam giác loại 250ml có bán tại cửa hàng dụng cụ thí nghiệm)

Tuy nhiên chỉ giữ giống bằng cách này vài lần thôi vì sau này giống sẽ bị nhiễm tạp, khi đó phải mua lại giống thuần chủng. 

Mong các bạn cùng góp ý. 

Chúng tôi sẵn sàng trao đổi, thảo luận cũng như tư vấn miễn phí với các bạn có quan tâm đến vấn đề này.


Mọi thắc mắc xin gửi về: vietlinh.kythuat@gmail.com  hoặc Lamvt@vnu.edu.vn


Vu Thanh Lam
Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật Việt nam
Vietnam Type Culture Collection
Đại học quốc gia hà nội 
Tel: 04 . 9110402 Fax: 04.7547407 

Tel: 04. 9110402  Fax: 04.7547407
Vietnam Type Culture Collection lab.
Center of Biotechnology
http://www.biotechvnu.edu.vn
Vietnam National University,Hanoi
Ad: E2 building 144 Xuan thuy Road Cau giay Distric, Ha noi Vietnam

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang