• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L: Giữ ấm ao tôm, giảm sự chênh lệch nhiệt độ...khi nuôi tôm mùa nghịch (14/11/2013)(17/11/2013)

nguyễn đông hồ - Bến Tre

Giữ ấm ao tôm, giảm sự chênh lệch nhiệt độ...khi nuôi tôm mùa nghịch

Như đã tư vấn cho tôi để giữ ấm ao thì cần mực nước 1m5 thì trang bị hệ thống quạt lông nhím để đưa oxy xuống đáy ao, nhưng nếu tính chi phí đầu tư quạt lông nhím thì giá tiền cũng không chênh lệch là bao với hệ thống oxy đáy, về ý kiến riêng cá nhân tôi thì vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp nếu ta quạt càng nhiều thì nhiệt độ nước trong ao xuống càng nhanh nên nếu sử dụng oxy đáy và hạn chế quạt thì nhiệt độ trong ao có hạn chế được sự giảm nhiệt độ không?

Rất mong tư vấn cho tôi nên sử dụng quạt bình thường bổ sung thêm oxy đáy hay là dùng quạt lông nhím. Hiện tại ao của tôi mới đào diện tích khoảng 2000 mét vuông và mực nước khi lấy đầy ao khoảng 2m5 đến 2m6. Tôi định sử dụng đầu oxy khoảng 10 ngựa và dùng hệ thống aero tube như vậy oxy bổ sung vào trong nước có được trên 4.0 vào ban đêm 4-5h sáng không (mực nước trong ao 1m5 đến 1m6 và tôm từ 90 ngày tuổi trở lại)?

Một vấn đề nữa là sử dụng vôi đá CaO vào ban đêm có làm ấm nước hạn chế giảm nhiệt độ không, nếu có thì sử dụng Cao như thế nào mới đúng cách hòa tan vào nước rồi tạt xuống ao hay rải trực tiếp CaO xuống ao, với diện tích ao 2000m vuông thì sử dụng bao nhiêu vôi đá cho 1 lần đánh để làm ấm nước là hợp lý ?

Xin hỏi thêm bên có loại test kit nào để đo độ phèn của nước hoặc đo kim loại nặng trong nước nào không?

Xin cám ơn.

Thảo luận của: Như Tùng - Ninh thuận

giữ nhiệt độ cho ao nuôi tôm

A có suy nghĩ rất hay trong tính toán và chọn lựa giải pháp cho ao nuôi tôm của mình. Với lý luận của a, thì việc đầu tư một đầu thổi khí cho tầng đáy ao là 1 giải pháp tuyệt vời, vừa bảo đảm được nồng độ oxy tầng đáy, vừa hạn chế việc làm giảm nhiệt độ của nước ao. Nhưng để chắc chắn điều này thực tế hơn (có nghĩa là có tính xác thực) thì sau khi trang bị đầu thổi khí tầng đáy, kết hợp với quạt thường, a nên có hộp test DO (thuốc đo oxy) để kiểm tra oxy các giờ: 3-4 giờ sáng; giờ trưa và 4-5 giờ chiều, để biết chính xác nồng độ oxy tai mỗi thời điểm mà vận hành dàn quạt và đầu thổi cho hợp lý, sao cho vừa đủ oxy trong nước, vừa giảm sự bốc nhiệt của nước khi chạy dàn quạt

Với cách làm đó, và với tính toán của a, thì việc hạn chế sự giảm nhiệt độ của nước là chắc chắn rồi. Việc này giống như ta không khuấy đảo ly nước, thì ly nước sẽ khó nguội hơn

Theo ý kiến cá nhân, thì a nên chạy đầu thổi khí 24/24 giờ. Về đêm chạy quạt ít hơn, nếu tại thời điểm 4 giờ sáng oxy đạt trên 4.0

Ai cũng biết vôi CaO khi gặp nước, đều tỏa nhiệt. Và CaO khử phèn tốt nhất, nâng pH tốt nhất bởi đặc tính hóa học của nó. Nhưng nói dùng nó để làm tăng nhiệt trong ao nuôi tôm thì là chuyện không thể. Bởi vì, nếu như a bón đều đều hàng đêm, thì lượng vôi a bón xuống ao không quá 20kg/ 1000m3 nước/ 1 lần. Với 1 lượng nhỏ như vậy thì làm sao nó làm tăng nhiệt được. Nhưng a dùng vôi CaO lúc này là tốt nhất (hòa nước tạt)

Theo tôi được biết, thì hiện chưa có test kit nào để đo độ phèn và kim loại nặng. Dân gian có 1 cách đo độ phèn (sắt trong nước) lấy mẫu nước muốn đo khoảng 5ml, chặt bẹ cây chuối, lấy nhựa chuối đang chảy nhỏ vào 5ml nước muốn đo. Nếu nước chuyển sang màu đậm, thì nước này nhiễm phèn

Trên thực tế, khi cải tạo ao và khi xử lý nước, lượng vôi bón theo định lượng đã khử phèn. Nhờ đó mà pH nước cao hơn 7.5 tạo điều kiện cho việc gây màu nuôi tôm. Nếu pH nước ao a tối thiểu là 7.5 buổi sáng, thì a không lo là bị phèn

Kim loại nặng thường thấy trong nuôi trồng thủy sản là: Arsen, Cadmiun, chì, crom, đồng, thủy ngân... là 1 lượng cực nhỏ trong nước. Đáng lo ngại kim loại nặng có nhiều chỉ khi nguồn nước cấp gần khu công nghiệp, hoặc bị chảy qua khu công nghiệp. Nhưng để yên tâm, a có thể dùng EDTA, tạt ao như hướng dẫn trong bao bì

Khi nhiệt độ nước thấp, A nên cho tôm ăn ít, tránh dư thừa làm ô nhiễm ao, cho ăn nhiều hơn vào buổi chiều nếu trời ngày ấy nắng tốt. Tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách trộn vitamin tổng hợp vào thức ăn kết hợp tạt nước theo hướng dẫn. Tôm lớn nên tạt cách nhau 3-5 ngày/ lần

Chúc A vụ tôm thắng lợi

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang