nguyễn văn chung - vĩnh kim, cầu ngang, trà vinh
trong ao tôm thẻ có hến, dẫn đến bệnh đường ruột
ao tôm của tôi được 40 ngày khi dỡ chộp thì phát hiện có hến... vụ trước cũng có hến nên tôm bị hư đường ruột cứu không được và cũng xử lý ao nhưng không hết hến lúc đó khoảng 30 ngày tuổi... bây giờ lại xuất hiện hến nên tôi rất lo... xin cho hỏi nguyên nhân và cách phòng trị
cám ơn
Thảo luận của: Như Tùng - Ninh thuận
Ao tôm có hến dẫn đến bệnh đường ruột
Lần đầu tiên tôi nghe nói; Ao tôm có hến dẫn đến bệnh đường ruột ở tôm. Xét cho cùng, ao tôm có hến thì chẳng liên can gì đến việc tôm nuôi bị đường ruột cả. Vì tôm bị đường ruột chỉ do ao nuôi bị ô nhiễm nặng. Nhất là từ lúc 35 ngày tuổi trở lên, nếu quản lý thức ăn không tốt. Thức ăn dư thừa sẽ làm tảo phát triển mạnh. Xác tảo chết, và vỏ tôm lột phân hủy thành nhiều mùn bả hữu cơ làm ao có nhiều chất lơ lửng, gây thiếu oxy về đêm, làm tôm mệt mỏi, dễ cảm nhiễm bệnh. Trong điều kiện như thế, thì vi khuẩn vibrio phát triển cực mạnh, rất dễ xâm nhập vào đường ruột của tôm bằng đường miệng (vì thức ăn phải rãi xuống nước)và gây bệnh đường ruột tôm.
Cũng có thể, do dư thừa thức ăn, làm cho 1 số loại tảo độc có điều kiện phát triển khi cơ chất (chất hữu cơ)trong ao quá nhiều. Nhóm tảo độc này tiết ra 1 chất có độc tính, là gây rối loạn tiêu hóa cho tôm. Và như thế, tôm bị nhiễm bệnh đường ruột.
Cũng có trường hợp do thời tiết. Nắng nóng cực đoan cũng làm tôm bị đường ruột. Vì khi nắng nóng, nhiệt độ trong nước ao cao, tôm ăn mạnh, ăn nhiều, nhưng vi sinh đường ruột của tôm do thiếu hay không đủ sức tiêu hóa thức ăn, làm tôm rối loạn tiêu hóa dẫn đến đường ruột. Như vậy, hến có trong ao, không liên can gì đến bệnh đường ruột tôm cả
Giải pháp khi tôm chưa bị đường ruột:
-Kiểm soát thức ăn chặt chẽ, không để dư thừa
-Thường xuyên sử dụng chế phẩm vi sinh định kì để phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao. làm sạch ao, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn có hại
-Nếu nước ao quá ô nhiễm, nên thay dần nước đã qua xử lý từ ao lắng, 1 lần thay không quá 20% nước ao. Sau đó tạt vôi để giữ pH và tăng kiềm
-Bổ sung men đường ruột vào thức ăn cho tôm, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng các sản phẩm vitamin tổng hợp và C định kì. tôm nhỏ 7 ngày/lần. tôm trên tháng tuổi 5 ngày/lần. tôm 50 ngày tuổi trở lên là 3 ngày/lần
Chú ý khi thăm nhá nên kiểm tra đường ruột tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện
Giải pháp khi tôm đã bị đường ruột:
-Khi xác định tôm có dấu hiệu đường ruột, hay đã bị đường (sẽ có phân trắng nổi lên ở hướng cuối gió) lập tức giảm thức ăn còn 70%. Dùng thuốc sát khuẩn nhóm an toàn như virkon, I-odin để sát trùng ao
-Dùng thuốc đặc hiệu trị bệnh đường ruột trộn thức ăn cho tôm ăn liên tiếp đến khi tôm khỏe trở lại
Sau khi tôm khỏe trở lại, nên sát trùng ao lần nữa, và 3 ngày sau, đánh vi sinh liều cao cho ao tôm và tăng cường sục khí tối đa
Nếu ao ô nhiễm nặng thì làm như đã trình bày ở trên
Nếu có nắng nóng cực đoan, nên tăng mực nước lên cao thêm và tăng cường sục khí để giải nhiệt cho ao tôm
Tăng cường men vi sinh đường ruột khi tôm đã hồi phục (vì khi tôm đang ăn thuốc thì không dùng men đường ruột) và tăng cường sức khỏe tôm bằng C, vitamin tổng hợp
Chúc A vụ tôm thắng lợi
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.