Tôm chết do EMS
Thảo luận của: Như Tùng - Ninh thuận
Tôm chết do EMS
Ngộ ghê nhỉ ? Lần đầu tiên, tôi nghe người ta nói: không nên dùng nhiều khoáng vì tôm càng lột càng chết nhiều. Vậy thì, tại sao dùng nhiều khoáng thì tôm càng lột nhiều?
Có một điều mà ai nuôi tôm cũng biết: đó là khi ta tạt xuống ao các loại vôi, thì ao nuôi tôm sẽ được tăng kiềm. Khi kiềm quá cao thì tôm khó lột xác. Còn ao có kiềm thấp (bằng hoặc dưới 80) thì tôm dễ lột xác, nhưng khó cứng vỏ. Nếu ao nuôi (kiềm thấp) không được tăng kiềm, thì hiện tượng tôm bị mềm vỏ sẽ xảy ra. Trong điều kiện bất lợi về môi trường hay thời tiết, thì hiện tượng tôm bị mềm vỏ kéo dài (do không thể cứng vỏ sau khi lột)rất nguy hiểm do tôm rất dễ cảm nhiễm bệnh (tôm lột xác là tôm đang yếu nhất).
Như vậy, để tránh tôm chết nhiều khi nhiễm EMS, thì giải pháp là nên bón vôi lúc 10 giờ đêm để nâng kiềm, hạn chế hiện tượng lột xác của tôm. Đồng thời phải tăng cường tạt khoáng, để khi tôm có lột xác, thì tôm sẽ mau cứng vỏ trở lại, vì môi trường ao nuôi có kiềm cao, đầy đủ khoáng chất, đáp ứng nhu cầu làm vỏ tốt nhất cho tôm.
Đó là ý kiến bổ sung phần thảo luận của VIET THAI
http://vietlinh.com.vn/forum/aquaculture_QA_show.asp?ID=1034
Theo thiển ý của tôi. thì EMS chẳng qua là bệnh gan tụy cấp tính. Khi nhiễm gan tụy cấp tính mà phát hiện sớm: Tức là tôm còn khỏe mạnh nhiều; môi trường ao tốt, dịch bệnh chưa tràn lan, thì cơ may cứu ao tôm bằng biện pháp sinh học là khả dĩ nhất.
Có ý kiến cho rằng, diệt khuẩn ao nuôi trước. Hay đánh kháng sinh trực tiếp xuống ao. Nhưng thực ra, khi diệt khuẩn hay đánh kháng sinh trực tiếp xuống ao càng làm cho tôm chết hàng loạt sau đó 1 đến 3 ngày. Điều này dễ hiểu. Bởi hành vi đó, vô tình ta đã làm cho môi trường ao biến động, sự biến động này kích thích tôm lột xác, và tôm dễ mắc bệnh nhất, dễ phát bệnh nhất chính là lúc tôm lột xác
Theo tôi. Cách giải quyết bệnh này như sau http://vietlinh.com.vn/forum/aquaculture_QA_show.asp?ID=1031
Về sản phẩm Vivax:
Báo Nông nghiệp VN, 19/04/2013 đã có bài: Về bài “Không chế hội chứng tôm chết sớm”.
Xin được trích nội dung có liên quan trong bài:
Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng bài “Vụ nuôi tôm 2013: Khống chế hội chứng tôm chết sớm” trên Chuyên trang ĐBSCL ngày 12/4/2013, Tổng cục Thủy sản có ý kiến về nội dung bài báo như sau:
Tổng cục Thủy sản là đơn vị được Bộ ban hành Danh mục các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Khi xem xét lại các hồ sơ đăng ký vào Danh mục của sản phẩm Vivax của Công ty TNHH Sitto Việt Nam..., Tổng cục Thủy sản thấy rằng công dụng các sản phẩm trong hồ sơ đăng ký không như công dụng tại bài báo đã đăng. Cụ thể:
- Sản phẩm Vivax, Công ty TNHH Sitto Việt Nam (tại Công văn số 308/TCTS-VP ngày 4/2/2013, số tt 10). Công dụng đăng ký: Bổ gan tụy, bổ sung axit amin và vitamin giúp tôm cá khỏe mạnh. Công dụng theo bài báo: Sản phẩm Vivax có thể khắc phục hiện tượng tôm chết sớm sau khi sử dụng chỉ trong vòng 2 - 3 ngày cho ăn, sau đó chuyển sang chế độ phòng. Vivax có công dụng tăng cường khả năng hệ miễn dịch, giúp giải độc gan tôm, tăng sức đề kháng và ức chế sự phát triển của nguyên nhân gây ra bệnh EMS.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.