• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

GAA ra mắt trang web về EMS(20/2/2014)

http://vietlinh.com.vn/library/news/2014/aquaculture_news_show_2014.asp?ID=271

Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA) đưa ra một số giải pháp tiếp cận thành công của một số công ty.

Công ty Agrobest cho biết lượng pH thấp hơn giúp kiểm soát sự bùng phát vi tảo, từ đó giúp làm giảm EMS trong ao trong năm 2012. Họ cũng phát hiện thấy ấu trùng tôm sú có khả năng kháng EMS tốt, dù không miễn dịch, nhưng khó có thể có đủ lượng ấu trùng sạch bệnh để tăng sản lượng.

Trong khi đó, công ty CP Group cũng đã nghiên cứu về EMS và rút ra một số bài học quan trọng. Thứ nhất khử trùng bằng clo có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Nếu ao nuôi được khử trùng bằng clo, vi khuẩn vibrio sẽ phục hồi nhanh hơn và diệt các loài vi khuẩn khác. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc tẩy để làm sạch ao nuôi, thì cần thiết lập một hệ vi sinh với các vi khuẩn có lợi trước khi vi khuẩn vibrio có cơ hội tiêu diệt.

CP cũng phát hiện ra giảm mật độ nuôi là yếu tố quan trọng giúp giảm EMS.

Cũng theo CP, độ mặn có tác động lớn đối với EMS. Ở những khu vực có độ mặn cao, có thể xuất hiện dịch bệnh đốm trắng nhưng không xuất hiện EMS, tôm ở các khu vực nước lợ thường sẽ bị nhiễm EMS và ở những khu vực có độ mặn thấp – chưa đến 5 phần nghìn, EMS sẽ không xuất hiện.

Vi khuẩn Vibrio thường tập trung dưới đáy. Vì thế, khi lần đầu thả tôm vào ao, cần tránh cho chúng ở dưới đáy lồng hoặc nuôi chúng ở các kênh nước chảy trong vài tuần để tránh EMS. Tôm cỡ lớn sẽ có sức đề kháng tốt hơn vì thế nếu có thể chúng sống sót trong thời kỳ đầu trong ao, thì tỉ lệ chết sẽ thấp hơn.

Vì vậy, GAA đưa ra 4 bước thực hiện:

1. Thả nuôi tôm cỡ lớn

2. Sử dụng tôm sú

3. Sử dụng nuôi đa loài cá rô phi và tôm

4. Sử dụng hệ thông an toàn sinh học tập trung trong đó tập trung vào các ao nuôi nhỏ. Nói chung EMS và vi khuẩn Vibrio vẫn sẽ tiếp tục tồn tại giống như hội chứng đốm trắng và sẽ phải không chế thành công để tiếp tục mức tăng trưởng như trước đây.

http://vietlinh.com.vn/library/news/2014/aquaculture_news_show_2014.asp?ID=271

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang