• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Dùng nước ót (nước muối) để tạo độ mặn(21/4/2014)

Trần Văn Chính - xã Hải Hoà - Hải Hậu - Nam Định

Dùng nước ót (nước muối) để tạo độ mặn

Năm nay tôi chuyển từ nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ sang nước ngọt.

Trước khi thả giống xuống ao, tôm cho tôm giống vào bể ương. Để tránh tôm bị sốc độ mặn, tôi tạo độ mặn trong bể ương bằng độ mặn ở trại giống (10 ppt)

Cách tạo độ mặn như sau: Tôi qua qua kho muối mua nước ót ở kho muối (nước muối trong kho chảy ra) đổ vào bể ương.

Các chỉ tiêu môi trường khác đều ổn (độ kiềm, pH, oxy...).

Thả tôm giống vào bể, lúc mới đầu tôm bơi lội kéo đàn quanh bể, nhưng sau một đêm tôm chết hết.

Đại lý bán giống nói nguyên nhân tôm chết là do tôi dùng nước ót để tạo độ mặn; nếu dùng muối hạt thì tôm đã không bị chết. Như vậy lỗi hoàn toàn do tôi, đại lý giống không chịu trách nhiệm gì hết.

Xin cho tôi hỏi: Dùng nước ót để tạo độ mặn có được không? Giải thích của đại lý giống như vậy có đúng không? Rất mong được hồi âm. Xin chúc các anh mạnh khoẻ, hạnh phúc.

1/ Nước ót: Nước còn lại ở ruộng muối, sau khi đã lấy muối kết tinh ra. Có thành phần giống như nước biển, hàm lượng muối cao (100-200ppt)

Trong nuôi tôm, nước ót sử dụng cho các trại giống hoặc quá trình ương tôm thì thường là nguồn nước được người làm muối lấy từ nước biển vào các ô để làm muối và tại các ô thứ hai, nước có độ mặn trong khoảng từ 100-200ppt tùy theo mùa vụ.

2/ Khác với muối hạt có thành phần khác so với nước biển.

3/ Đối với việc nâng độ mặn gièo, ương tôm, để tránh sốc tôm người ta thường chỉ nâng nước ngọt hay nước có độ mặn thấp lên 5-6ppt đối với nước muối ót và 2ppt đối với nước muối hạt pha. Như vậy, tại trại giống sẽ hạ độ mặn cho phù hợp theo yêu cầu. Sau đó về trại gièo, ương phải tiếp tục thuần hóa độ mặn thêm 1 khoảng thời gian nữa.

4/ Trong trường hợp của anh/chị: nếu lấy nước ót ở kho muối (nước muối trong kho chảy ra) – thì đấy là nước muối hạt để lâu bị rữa nước, thực chất là nước muối hạt; khác với nước ót lấy từ ruộng muối qua ô ngăn thứ 2. Do sử dụng nước muối hạt pha nước ngọt lên độ mặn 10ppt quá cao và có các thành phần khác nhiều so với nước tại trại tôm giống là nguyên nhân gây sốc cho tôm khi ương, cho dù các thông số pH, độ kiềm phù hợp.

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang