• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L: Dùng nước ót (nước muối) để tạo độ mặn (21/4/2014)(22/4/2014)

Trần Văn Chính - xã Hải Hoà - Hải Hậu - Nam Định

Dùng nước ót (nước muối) để tạo độ mặn

Năm nay tôi chuyển từ nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ sang nước ngọt.

Trước khi thả giống xuống ao, tôm cho tôm giống vào bể ương. Để tránh tôm bị sốc độ mặn, tôi tạo độ mặn trong bể ương bằng độ mặn ở trại giống (10 ppt)

Cách tạo độ mặn như sau: Tôi qua qua kho muối mua nước ót ở kho muối (nước muối trong kho chảy ra) đổ vào bể ương.

Các chỉ tiêu môi trường khác đều ổn (độ kiềm, pH, oxy...).

Thả tôm giống vào bể, lúc mới đầu tôm bơi lội kéo đàn quanh bể, nhưng sau một đêm tôm chết hết.

Đại lý bán giống nói nguyên nhân tôm chết là do tôi dùng nước ót để tạo độ mặn; nếu dùng muối hạt thì tôm đã không bị chết. Như vậy lỗi hoàn toàn do tôi, đại lý giống không chịu trách nhiệm gì hết.

Xin cho tôi hỏi: Dùng nước ót để tạo độ mặn có được không? Giải thích của đại lý giống như vậy có đúng không? Rất mong được hồi âm. Xin chúc các anh mạnh khoẻ, hạnh phúc.

Thảo luận của: Như Tùng - Ninh thuận

Dùng nước ót, nước muối nuôi tôm

Nuôi tôm theo cách A nghĩ, là nuôi tôm ngọt hóa. Tức là người ta sẽ từ từ hạ độ mặn xuống dưới mức 5 phần ngàn .Theo tổng kết kinh nghiệm nuôi tôm của tập đoàn CP, thì khi ngọt hóa, độ mặn ao nuôi còn dưới 4 ppt, người nuôi tôm có thể vượt qua được bệnh EMS, vì ở độ mặn này, các chủng vi khuẩn gây bệnh EMS không thể tồn tại

Để ngọt hóa ao nuôi, cách nghĩ của A là đúng, nhưng tiếc là cách làm thì không đúng

Trong nuôi tôm, người ta vẫn dùng nước ót hay muối hạt để bảo đảm được độ mặn tối thiểu của ao nuôi. Trong trường hợp không có nguồn nước biển, người ta cũng dùng một trong hai thứ ấy để tạo độ mặn cho ao nuôi. Và trên thực tế, người ta làm đầy đủ các bước trong quy trình xử lý nước. Tức là diệt tạp, sát khuẩn, gây màu nước đẹp, cấy vi sinh. Điều đó có nghĩa là, người ta tạo ra một môi trường tối ưu để tôm dễ dàng thích nghi mà không bị sốc, không bị vi khuẩn tấn công tức thì, và không bị ĐÓI . Bởi gây màu nhằm tạo ra các điều kiện tốt ấy, nó còn tạo ra thức ăn thiên nhiên là tảo và sinh vật phù du cho tôm giống. Trên thực tế, khi ta cho tôm giống mới thả vào ao nuôi ăn thức ăn số 0, là chúng ta làm cho hệ phiêu sinh động thực vật trong ao sinh sôi nảy nở, và tôm giống ăn loại thức ăn tự nhiên này, chứ không phải là tôm giống ăn thức ăn số 0 khi chúng ta bón xuống ao nuôi tôm. khi tôm lớn nguồn này bị cạn kiệt, tôm giống lúc này chuyển sang ăn thức ăn

Như vậy, khi A vèo giống trong bể ương để hạ độ mặn, A đã không làm cái bước gây màu, cấy vi sinh. Và 2 bước này khá quan trọng đối với việc thả tôm giống. Nó quyết định tỉ lệ sống của tôm giống ngay từ ban đầu

Thực ra, nước ót hay muối hạt hoặc nước ót rỉ ra từ muối hạt, không khác lắm so với nước biển. Chúng đều chứa các thành phần như khoáng vi lương, đa lượng gần nhu nhau. Có những vùng nuôi , không sử dụng một hột nước biển nào, mà chỉ sử dụng nước giếng khoan có độ mặn trên 8ppt, vẫn nuôi tôm thành công. Mặc dù các thành phần trong nước giếng khoan khác xa với nước biển, trong khi tôm giống được ương nuôi ở trại giống là nước biển

Tóm lại, tôm giống của A bi chết hàng loạt không do ương nuôi trong bể có nước nuôi là muối hạt hay nước ót, cũng không do chất lượng con giống, mà do A làm sai quy trình xử lý nước trước khi thả giống, Tôm không thích ứng được dẫn đến strees và chết

Và đó là lý do, tại sao trước khi thả giống, chúng ta phải xử lý nước và gây màu nước đẹp cho ao nuôi

Nuôi tôm ngọt hóa, không nhất thiết phải làm như A làm. A cứ thả giống bình thường , Khi tôm được 20 ngày tuổi, tức là tôm đủ sức thích ứng với sự thay đổi độ mặn cho phép, thì cứ 1 ngày, A thay 1 tấc nước ao nuôi tôm bằng nước ngọt hoàn toàn (0 ppt) 3 ngày thì nghỉ 1 ngày, và lại tiếp tuc thay nước, cho đến khi ngọt hóa thành công. Trong khi ngọt hóa, phải kiểm tra hằng ngày các chỉ tiêu nước như PH, độ kiềm, để kịp thời bón vôi nâng kiềm nâng PH , giữ tảo. Bởi sự thay nước liên tục để ngot hóa sẽ làm biến động môi trường ao nuôi , và bản thân nước ngọt có độ kiềm thấp, nên dễ làm giảm độ kiềm trong ao, gây nên mất tảo, tôm bị mềm vỏ kéo dài

Xin chia sẻ vốn hiểu biết ít ỏi của mình với A Chúc A nuôi tôm vụ tới thành công

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang