• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L: Hỏi về bệnh tôm thẻ (26/4/2014)(27/4/2014)

Trung Huynh

Tôi tên Huỳnh Viễn Trung ở phú tân, cà mau. Xin cho tôi hỏi: Tôi nuôi tôm thẻ diện tích ao nuôi 3000m2, mực nước trong ao 1,2m, thả giống 250.000 con, hiện nay được 42 ngày tuổi. 2 ngày nay tôm ăn ít, xuất hiện 3-4 con tôm bị chết nổi lên mặt nước, nhưng tôm không tấp mé, không nổi cũng không rớt đáy. Theo dõi tôm thì phát hiện có dấu hiệu bị gan tụy và tôm bị phân trắng (số lượng ít), đường ruột rỗng vỏ bị ốp. Tôi đang cho ngưng ăn, đánh 2,5kg oxytetracyline và tiến hành châm nước từ ao lắng vào. Xin cho tôi hỏi: tôi xử lý như vậy có đúng hay không? có cần xử lý thêm hoặc có phương pháp nào xử lý tối ưu hơn không? mong được giúp đỡ, cho ý kiến

Ngày hôm nay ao tôm của tôi sau khi xử lý như đã nêu trên thì không phát hiện tôm chết nổi lên mặt nước nữa. cũng không có tôm rớt nhá, mò không có rớt đáy. tôm tìm thức ăn rất mạnh (đục nước). Nhưng tôi chưa châm nước vào. Xin hỏi tình trạng ao nuôi của tôi như bây giờ có nên châm nước vào không? có thể cho tôm ăn được chưa? sau khi đánh caco3 để tăng độ ph thì ph trong ao giờ khoảng 8.0.

Xử lý tôm bệnh EMS thể nhẹ, hoặc đường ruột

Theo A trình bày, tôm của A có dấu hiệu :

-1 Nhiễm EMS ở thể nhẹ, không cấp tính. Bởi nếu cấp tính. Tôm sẽ búng liên tiếp trên mặt ao từ 2 đến 4 lần khi mặt ao yên tĩnh, nhất là khi tắt quạt cho tôm ăn cữ sáng. A sẽ thấy tôm bơi lập lờ hoặc tấp mé, hoặc xoay vòng trên mặt ao. Và tôm sẽ chết rất nhanh, trong nhá cũng như dưới đáy ao

-2 Bệnh đường ruột. Bởi bệnh đường ruột có điểm chung với gan tụy là: tôm chết đều rỗng ruột, mềm vỏ. Không có dấu hiệu búng nhảy trên mặt ao, hay bơi lờ đờ tấp mé. Bệnh đường ruột tại thời điểm nắng nóng cũng dẫn đến phân trắng. Trong khi đó, bệnh gan tụy ở thể teo gan, tôm nuôi cũng có phân trắng.

Trên thực tế, ao tôm có kiểu tôm chết như A trình bày, xử lý kháng sinh tạt ao cũng mang lại kết quả (oxytetracilin). Nhưng đó chỉ là cách để kéo dài thời gian nuôi, để giảm thiểu khả năng thiệt hại (nếu có) hoặc là để tăng lợi nhuận. Bởi khi tôm nuôi được bình phục, ăn mạnh trở lại, mà môi trường ao nuôi không được ổn định, chăm sóc không đúng hướng, tích cực, thì khả năng tái phát và chết trở lại là chuyện tất nhiên. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng không hoàn toàn. Sự không hoàn toàn này hoặc sự ức chế tức thì của kháng sinh đã kiềm hãm yếu tố gây bệnh và tôm nuôi vượt qua được bệnh cũng chỉ là tạm thời chứ không phải là vĩnh viễn

Bởi đó, A không nên thay nước hoặc châm nước lúc này. Muốn châm nước, a đợi tôm thật sự khỏe hẳn, bằng cách: tạt vitamin tổng hợp + tạt khoáng cho ao nuôi theo hướng dẫn sử dụng, tạt vôi nông nghiệp tăng kiềm cho ao. Trộn cho tôm ăn Anti White (sản phẩm có chứa 2 loại kháng sinh và beta-glucan) liên tiếp 3 ngày, 7 ngày sau lập lai lần nữa. A nên cho ăn thiếu 50% so với nhu cầu. Sau khi nghỉ ăn khánh sinh 1 ngày, nên cho tôm ăn thức ăn trộn men vi sinh đường ruột liều cao. Cuối cùng, a cho tôm ăn bình thường trở lại. Châm nước và tạt vi sinh cho ao nuôi

Nên theo dõi sát sao, thường xuyên ao nuôi. bởi bệnh phân trắng khi không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ bùng phát, làm cao hệ số thức ăn, và làm ốp lép tôm, thiệt hại về sản lượng và giá trị thương phẩm của tôm nuôi. Nếu thấy tôm nuôi có ăn, nhung vẫn bị phân trắng nhiều, và không tăng trọng sau 3 ngày nuôi, thì tốt nhất nên thu

Nếu thấy ao nuôi có dấu hiệu gan tụy cấp tính, nên thu ngay toàn bộ, hoặc thu 50%. Khi đó, số tôm còn khỏe sẽ còn lai trong ao, số tôm yếu, bệnh sẽ vào lưới kéo. Sau đó bỏ đói 3 ngày, rồi cho ăn ít.

Nếu thấy tôm ăn tốt, cho tôm ăn theo nhu cầu. Chỉ cần sau 10 hay 20 ngày nuôi tiếp, tôm sẽ tăng size, tăng sản lượng, bán được giá, tăng lợi nhuận

Xin chia sẻ với A. Chúc a vượt qua được vụ nuôi này và thành công.

Như Tùng - Ninh thuận

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang