• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L: về cách nâng PO4 hoặc giảm NO3 trong ao nuôi tôm(8/5/2014)(9/5/2014)

huong - Can Tho

1/ Các chuyên gia góp ý dùm em xem nên làm cách nào để nâng PO4 hoặc giảm NO3 trong ao nuôi tôm theo tỷ lệ N/P là 7/1 vì hiện tại tỷ số PO4/NO3 kiểm tra tại ao là 30/1. Xin cám ơn

2/ Các chuyên gia nghĩ sao khi có nhận định cho rằng Tảo Khuê trong ao tôm là thức ăn ưa thích cho Vi khuẩn vibrio parahaemolyticus.

Thảo luận của: Như Tùng - Ninh thuận

Nâng PO4 hoặc giảm NO3 trong ao nuôi tôm

Tảo khuê là tên gọi thông thường của 1 loại tảo có tên CÚNG CƠM là tảo Silic (hay còn gọi là tảo cát). Tảo này có màu sắc vàng nâu hay vàng xanh, có kích thước khoảng 0,1 mm. Với kích thước cực nhỏ, nên tảo silic là chuỗi thức ăn ưa thích của của phiêu sinh đông vật trong nước. Bởi đó, khi gây màu nước ao tôm. Nông dân có ý chí chủ quan gây cho được màu này. Sự hiện của tảo silic trong ao vô hình trung làm cho ao tôm giàu thức ăn thiên nhiên, giúp tôm giống phát triển tốt, tỉ lệ sống cao. Đó là lý do tại sao nhiều người quan tâm, cố gắng tạo cho ao tôm của mình có được màu vàng nâu hay vàng xanh.

Trên thực tế, không dễ để ta tạo ra được tảo khuê trong ao nuôi. Bởi để tảo silic có mặt trong ao, thì ao nuôi phải có đủ các yếu tố cần thiết, thích hợp mà nông dân rất khó làm được. Cụ thể, để tảo khuê có được trong ao, thì tỉ lệ N/P phải lớn hơn 15/1, tức là hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao ở mức thấp. Để có được như vậy, ao nuôi phải cải tạo KHÔ, lấy đi gần như hết lớp bùn (hữu cơ), xử lý vôi CaO để khoáng hóa lớp bùn còn lại. Nhưng nếu ao quá sạch(ít chất hữu cơ ở lớp đáy ao, hay sát trùng ao bằng hóa chất có tính oxy hóa mạnh như BKC) thì sẽ làm ao quá nghèo dinh dưỡng, và việc gây tảo sẽ khó khăn. Hay nói cách khác, khi ao nuôi quá nghèo hay quá giàu dinh dưỡng, thì gây được tảo khuê là không thể được. Bởi đó, nông dân nuôi tôm gây màu nước, chỉ ĐỊNH LƯỢNG, chứ không thể ĐỊNH TÍNH (không thể định được loại tảo gì, mà chỉ định được số lượng (mật độ) tảo). Tóm lại, muốn gây được tảo khuê, phải cải tạo ao khô, vét sạch lớp bùn đáy, bón vôi CaO với lượng vừa đủ, để khoáng hóa số bùn (hữu cơ) còn lại. Sau khi lấy nước, sát trùng, đánh diệt, thì cấy vi sinh, và gây màu bằng hỗn hợp ủ 36 đến 48 giờ: đậu nành+cám gạo+bột cá hay thức ăn số 0+EM

Tôi không rõ a nâng P hay giảm N để có tỉ lệ N/P là 7/1 nhằm mục đích gì. Nhưng nếu a thực sự muốn nâng P04, thì a có thể bón muối khoáng có gốc P04 cho ao, hoặc bón phân lân (hoặc phân chuồng, nhưng phân chuồng có rất nhiều vi khuẩn có hại). Còn muốn nâng N thì a bón phân u-rê hay phân S.A, giảm N trong N03 thì áp dụng quá trình nitrat hóa, dùng vi sinh yếm khí để giải phóng N. Tóm lại, giảm N hay P đều có thể dùng vi sinh. Vi sinh BẺ GÃY các liên kết, giải phóng N hay P

Nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Bởi đó, a đừng quá bận tâm chuyện đó. Việc gây được tảo khuê là tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là nó quyết định sự thành công của việc nuôi tôm.

Vi khuẩn ăn gì? Câu trả lời là: Rất nhiều thứ.

Protein, Cacbon, các axit béo, xenlulo (gỗ). Có loại ăn cả kim loại, xăng dầu. Có loại có thể quang tổng hợp được (tức là tạo ra thức ăn riêng từ ánh sáng và khí C02)

Đối với Vibrio parahaemolyticus, thì cho đến nay, đúng như a Tuân có nói, chưa có tài liệu nào cho thấy VK này ăn tảo khuê cả.

Các nhà nghiên cứu nuôi trồng TS chỉ cho biết, Vibrio parahaemolyticus, phát triển tối ưu với phổ rộng nhiệt, độ mặn, ao nuôi có độ kiềm cao, pH cao, tảo dày, đáy ao dơ bẩn

Bởi đó, việc nuôi tôm xem như là ta SỐNG CHUNG với VK này. Việc cần làm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi, giữ ổn định môi trường ao nuôi, giữ được mật độ tảo, độ trong của ao ổn định. Có như vậy, mới hạn chế được VK này tăng nhanh quân số, tăng độc lực và gây bệnh khi thời tiết xấu hay môi trường ao bất ổn

Vài điều chia sẻ với a. Chúc a vụ tôm thành công.

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang