• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L: Môi trường trong tôm nuôi(16/11/2014)(17/11/2014)

Nguyễn Công Tuyển - Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Môi trường trong tôm nuôi

1.Tôm thẻ chân trắng thả mật độ 80 con/m2, đến nay được 20 ngày thường pH 75-85 sáng chiều không chênh lệch quá 0.5, màu nước tốt, nhưng độ kiềm thường xuyên dao động hàng ngày thường đo 120 nhưng qua ngày sau chỉ còn 80-90. Quá trình nuôi không ảnh hưởng mưa nhiều, tôm lột xác ít, định kỳ sử vôi CaCO3, Dolomite, khoáng và vi sinh định kỳ và thường xuyên nhưng độ kiềm vẫn bị dao động. Xin tư vấn dùm.

2. Ao khác cũng các điều kiện như trên nhưng về đêm tôm thường bám vào cal phao, cây cậm quạt và ống lắp oxy đáy nhưng số lượng không nhiều.

Xin tư vấn dùm, chân thành cám ơn!

Thảo luận của Như Tùng - Ninh Thuận

Môi trường trong tôm nuôi

Theo như a diễn đạt (thường pH 75-85 sáng chiều không chênh lệch quá 0.5), thì rõ ràng có cái gì đó không phù hợp lắm. Khoảng chênh lệch pH 7.5-8.5 sáng chiều như thế, sao gọi là dao động 0.5 được. Giả sử pH của ao a buổi sáng là 7.5, buổi chiều là 8.0, thì mới gọi là dao động 0.5. Còn nếu 7.5 - 8.5 sáng chiều, thì dao động đã là 1.0 rồi. pH ao nuôi dao động như vậy là quá lớn.

Nguyên nhân:

-Độ kiêm đáy ao thấp, nhưng quá trình cải tạo ao bón vôi không đủ lượng

-Đáy ao có hiện tượng xì phèn,dẫn đến độ kiềm trong ao biến động, kéo theo pH lên xuống thất thường không ổn định, chệnh lệch sáng chiều cao

Hướng xử lí:

-Tăng hệ đệm của nước ao bằng cách bón vôi caco3 vào lúc 4 giờ sáng từ 10-15 kg/1000m2 liên tục cho đến khi độ kiềm ổn định

- Tăng độ mặn nước ao nuôi tôm bằng cách xả bớt 1 lượng nước trong ao, và bơm vào lại 1 lượng nước biển có độ mặn cao hơn (hoặc 1 lượng nước giếng khoan chất lượng, có độ kiềm cao). Việc làm này làm tăng hàm lượng vôi, và khoáng chất trong ao nuôi tôm, nên làm tăng độ kiềm.

Tôm nuôi 20 ngày tuổi, ban đêm đeo bám thành ao (xi măng) can sục khí, cọc cây là hiện tượng bình thường. Bởi lúc này, tôm bắt đầu hoạt động mạnh, nhu cầu săn mồi cũng tăng lên. Chắc chắn một thời gian sau, hiện tượng này sẽ tự mất, vì sinh vật phù du trong ao cạn kiệt

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang