• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Tình trạng nuôi tôm(18/11/2014)

Tình trạng nuôi tôm

Thảo luận của: Trần Thiện Khiêm - Tp. HCM

Trong điều kiện nuôi tôm hiện nay, người nuôi rất dễ bị "tẩu hỏa nhập ma" lý do:

1. Điều kiện thiên nhiên không còn ưu đãi

2. Yêu cầu năng xuất tăng vọt

Với tình hình đó, đã xuất hiện quá nhiều kết quả nuôi khác nhau, dẫn đến quá nhiều thông tin khác nhau, làm cho người nuôi khi bị một vấn đề xảy ra không biết phải làm gì cho đúng, cuối cùng cứ áp dụng hết biện pháp này đến biện pháp nọ, nếu may mắn thì vượt qua, còn không thì thất bại. Từ may mắn đó lấy làm kinh nghiệm cho lần sau, nhưng lại thất bại ở lần sau này, vì điều kiện nuôi ở lần này không thể giống như mùa trước.

Cứ như vậy, tất cả mọi người từ chuyên gia đến người dân đều trong vòng lẩn quẩn, cuối cùng nói qua nói về cũng bấy nhiêu chuyện. Cũng từ đó hằng ngày xuất hiện thêm nhiều giải pháp mới chưa hẳn sai, nhưng không thể hoàn toàn đúng.

Kết luận: tất cả những lỗi này đều do con người tạo ra. Ngược thời gian khoảng 25-30 năm về trước, bất kỳ ai nuôi, nuôi kiểu gì cũng đạt thậm chí không cần quy trình kỹ thuật, không cần chuyên gia, lúc này ý kiến của chuyên gia đối với người dân là cho vui. Điều này là do con người, sự thiếu hiểu biết, thiếu trân trọng về môi trường, đã qua nhiều năm khai thác và tàn phá môi trường, giờ thiên nhiên không còn đủ sức để hỗ trợ nữa, mỗi người nuôi phải tự lo liệu. Cũng chính vì vậy, đã phát sinh quá nhiều ý kiến gây "tẩu hỏa nhập ma" làm đúng cũng chết, làm sai cũng chết, cuối cùng không biết phải làm gì.

Theo tôi! ao nuôi nên áp dụng cách tự nhiên nhất:

1. Chuẩn bị ao: xử lý nước đúng tiêu chuẩn (pH, kiềm, sạch phèn, tạp chất..): tức là nước sạch

2. Thả giống: chọn giống tốt (xét nghiệm mẫu tôm)

3. Nuôi cấy vi sinh: phải đạt tỉ lệ sinh khối, tức là mật độ vi sinh phải đủ để xử lý chất bẩn phát sinh (thức ăn - phân tôm)

4. Bổ sung sinh khối vi sinh và mật đường (bột gạo) định kỳ: thời gian đầu 3ngày/lần và giảm dần 7ngày/lần => 10ngày/lần => 20ngày/lần. Vì ban đầu mật độ vi sinh chưa phát triển cần phải tăng bổ sung, dần về sau mật độ sẽ đạt yêu cầu.

5. Đảm bảo vi sinh xử lý triệt để chất bẩn trong nước, tốt nhất nên kiểm tra hàm lượng BOD trong nước định kỳ 7ngày/lần, mật độ sinh khối của vi sinh để theo dõi vận hành an toàn nhất.

6. Bổ sung vitamin D định kỳ vào thức ăn.

Suốt trong quá trình nuôi không nên thay đổi, thay nước hay bổ sung một loại hóa chất nào. Chỉ nên xử lý triệt để 1 lần đầu trước khi thả giống.

Chúc mọi người thành công và hướng đến một môi trường an toàn nhất.

Trần Thiện Khiêm - Tp. HCM

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang