• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L một số vấn đề mà tôi chưa hiểu trong nuôi TS (31/5/2013)(1/6/2013)

Đỗ thanh Bình - Cà mau

Nuôi trồng thủy sản

Vui lòng cho tôi hỏi một số vấn đề mà tôi chưa hiểu được là:

- Ao mới thả giống mà cào đáy có làm tổn thương cho tôm không?.

- Sử dụng vi sinh để giảm bớt tảo nên sử dụng vào lúc nào để đạt hiệu quả cao nhất?.

- Ao nuôi bình thường chưa thấy dấu hiệu bất lợi có nên diệt khuẩn định kỳ không?.

- Ao cấp nước để lâu mới tiến hành sử lý vậy có bất lợi không?.

- Ngoài biện pháp phòng ngừa tổng hợp cách nào để ngừa bệnh hoại tử gan trên tôm sú nuôi công nghiệp không?.

- Lấy nước cây chó đẻ cho tôm ăn có tốt cho tôm không?.

Tôi rất mong được giải đáp của các bậc cao nhân.

Các thảo luận:

1/Thảo luận của: Thanh Oai - Đầm Dơi, Cà Mau

Trả lời: Đỗ thanh Bình - Cà Mau

- Ao mới thả giống mà cào đáy có làm tổn thương cho tôm không?.

Trả lời: Cào đáy không làm tổn thương tôm vì tôm khỏe sẽ phản xạ, búng ra chỗ khác. Tuy nhiên, khi cào đáy làm xáo trộn tầng đáy gây biến động môi trường nên tôm dễ bị sốc và mắc bệnh.

- Sử dụng vi sinh để giảm bớt tảo nên sử dụng vào lúc nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Trả lời: Thứ nhất là phải lựa chọn vi sinh tốt, của các công ty lớn, có uy tín, có thương hiệu. Sau đó dựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà sử dụng. Đa phần các vi sinh trên thị trường hiện nay đều mang dòng vi sinh hiếu khí, vì thế sử dụng vào ban ngày khi hàm lượng oxy cao là tốt nhất.

- Ao nuôi bình thường chưa thấy dấu hiệu bất lợi có nên diệt khuẩn định kỳ không?.

Trả lời: Trong ao nuôi, thường thì mật độ vi khuẩn có lợi và mật độ vi khuẩn có hại cân bằng nhau. Khi ao nuôi bình thường (có sử dụng vi sinh định kỳ) điều này chứng tỏ mật độ vi sinh có lợi cao hơn, và đang lấn át vi sinh có hại. Vậy thì không nên diệt khuẩn định kỳ vì khi diệt khuẩn có hại sẽ diệt luôn vi khuẩn có lợi đồng thời làm sốc tôm (do sử dụng hóa chất).

- Ao cấp nước để lâu mới tiến hành sử lý vậy có bất lợi không?.

Trả lời: Ao đã được cấp nước lâu mà màu nước đẹp (không có tảo độc) không có sinh ốc đinh...thì tiến hành xử lý bình thường.

- Ngoài biện pháp phòng ngừa tổng hợp cách nào để ngừa bệnh hoại tử gan trên tôm sú nuôi công nghiệp không?.

Trả lời: Hiện nay, một số ao đang có kết quả tốt đều có chung một đặc điểm là: Cải tạo ao phải bón lót vôi đá, Con giống phải có giọt dầu ở gan (xét nghiệm), sử dụng vi sinh chất lượng, có uy tín, đinh kỳ trộn kháng sinh có gốc Oxytetracycline cho ăn.

- Lấy nước cây chó đẻ cho tôm ăn có tốt cho tôm không?.

Trả lời: Vấn đề này chưa có nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, một số trường (Đại học Nông lâm, Viện 2 và Đại học Cần Thơ cũng đã nghiên cứu một số thảo dược trong đó có dịch chiết cây chó đẻ (Diệp hạ châu) bước đầu cho kết quả cũng khả quan. Hiệu quả thì chưa rõ ràng nhưng gây hại thì không có nên có thể sử dụng.

2/Thảo luận của: nông dân việt

- Chào anh Bình.

Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của tôi như sau.

1. ao mới thả giống mà cào đáy có ảnh hưởng gì không. tôi chưa rỏ là thả thẻ hay sú, ao lót bạt hay không lót bạt, ao nước cũ hay nuôi mới. tuy nhiên trong mọi trường hợp cào đáy vô tình sẽ làm đục nước, gây thiếu oxy, giải phóng một lượng lớn khí độc đặc biệt là H2S, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.--nên dùng các chế phẩm vi sinh, gây màu nước tốt để tránh tảo đáy thì tốt hơn.

2.anh cần nói rõ hơn về tình trạng, mật độ loại tảo anh muốn cắt. tuy nhiên nguyên tắc chung thì trước tiên anh cần kiểm tra lại hệ đệm cacbonat, nếu thấp thì anh có thể cắt bằng vôi (cái này chắc anh hiểu rõ) nếu hệ đệm cao, pH ổn định ở mức cao. thì dùng vi sinh cơ chế cạnh tranh muối dinh dưỡng nên vi sinh sử dụng cắt tảo thường là nitrosomonat, nitrobacter. loại này thường được đóng can dạng nước--->để cắt tảo tốt nhất anh nên ngâm với mật đường theo công thức 1lit vs / 5lit mat / 100lit nuoc / 1000m3 / ngâm 3ngay / đánh liên tục trong 5 ngày/10 ham. nhớ kiểm tra pH với nhé.

3.diệt khuẩn định kỳ là phương pháp người dân hiện nay thường dùng để phòng virut, vi khuan và EMS.(tôi cũng đã dùng). tuy nhiên khi dùng cần biết tình trạng tôm, tình trạng sử dụng chế phẩm vi sinh để sử dụng cho hiệu quả.

4. cách tốt nhât là sử dụng ao lắng để chứa nước sau khi cấp qua túi lọc nên xử lý nước ngay. tuy nhiên nếu không có ao lắng thì cách tốt nhất là khi cấp nước vào chạy quạt 3 ngày thì xử lý ngay. để tránh mầm bệnh có cơ hội phát triển cũng như không bị dơ đáy do tảo, rong qua mấy chu kỳ tích tụ. nếu phải chờ đợi tôm lâu thì sau khi xử lý xong nên bắt đầu gây màu nước và bổ sung định kỳ chế phẩm vi sinh là tốt nhât.

5. EMS hội chứng tôm chết sớm hiện nay đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính (còn kiểm chứng đã) là một nhón loài vk phổ biến Vibrio parahaemolyticus tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%. loại này tồn tại ở cả môi trường nước ngọt lợ và mặn, việc lây truyền chủ yếu qua đường miệng bắt mồi của tôm. lẽ hiễn nhiên thức ăn kém chất lượng, chất lượng giống không tốt, kiểm soát môi trường không tốt thì dịch bệnh dễ bùng phát và thời điểm tôm lột xác thường là tôm chết nhiều nhất. ngoài biện pháp tổng hợp. thì có thể sử dụng một số chiết xuất tự nhiên bổ sung vào thức ăn .giúp kháng khuẩn, bảo vệ đường tiêu hóa một loại rất hửu hiệu kháng loài Vibrio parahaemolyticus đó là chiết xuất từ lá trầu không.

- cây chó đẻ Tên khoa học là Siegesbeckia orientalis thuộc họ Cúc. con chó đẻ xong thường kiếm cây này ăn nên gọi là cây chó đẻ. có tác dụng cầm vết thương, giảm đau, bền thành ruột, kháng khuẩn...ngày nay cũng được dùng trộn vào thức ăn tôm rất tốt.

--> chúc anh thành công.

3/Thảo luận của: le minh - Nam Định

Xin trả lời bạn như sau:

-Ao mới thả giống cào đáy không làm tổn thương tôm nhưng phải đảm bảo đáy ao sạch, không có khí độc tích lũy dưới bùn đáy ao.

- Muốn dùng vi sinh giảm tảo bạn phải dùng với liều lượng gấp 2-3 lần bình thường, tốt nhất nên dùng vào buổi chiều.

-Nên diệt khuẩn định kỳ từ 10-15 ngày/ lần cho dù chưa thấy điều bất lợi bởi đây là biện pháp phòng bệnh chứ không phải chữa, đôi khi bạn để đến lúc "thấy" thì e rằng đã quá muộn.

- Với ao cấp nước quá lâu (thường trên 20 ngày) tốt nhất bạn nên xả bỏ để cấp lại.

-Để phòng hoại tử gan bạn có thể dùng kháng sinh: vd Baymet hoặc Osamet của bayer... cũng rất hiệu quả, tuy nhiên cần lưu ý quá trình giải độc gan. Biện pháp tốt nhất là bạn phải có giống tốt không chứa mầm bệnh, môi trường nuôi sạch, ổn định, cho ăn hợp lý.

-Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc dùng cây chó đẻ răng cưa để chữa hay phòng các bệnh về gan. Thông thường cây chó đẻ rất đắng nên nếu bạn trộn vào thức ăn sẽ làm sức ăn của tôm giảm.

Trên đây là những chia sẻ rất chân tình của tôi. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc thành công!!!

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang