• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L một số vấn đề mà tôi chưa hiểu trong nuôi TS (31/5/2013)(5/6/2013)

Đỗ thanh Bình - Cà mau

Nuôi trồng thủy sản

Vui lòng cho tôi hỏi một số vấn đề mà tôi chưa hiểu được là:

- Ao mới thả giống mà cào đáy có làm tổn thương cho tôm không?.

- Sử dụng vi sinh để giảm bớt tảo nên sử dụng vào lúc nào để đạt hiệu quả cao nhất?.

- Ao nuôi bình thường chưa thấy dấu hiệu bất lợi có nên diệt khuẩn định kỳ không?.

- Ao cấp nước để lâu mới tiến hành sử lý vậy có bất lợi không?.

- Ngoài biện pháp phòng ngừa tổng hợp cách nào để ngừa bệnh hoại tử gan trên tôm sú nuôi công nghiệp không?.

- Lấy nước cây chó đẻ cho tôm ăn có tốt cho tôm không?.

Tôi rất mong được giải đáp của các bậc cao nhân.

Thảo luận của: Như Tùng - Ninh thuận

Có thể trả lời các câu hỏi của anh như sau:

-1 Cào đáy là biện pháp sau cùng khi không thể gây màu lại bằng các biện pháp khác. Cào đáy làm cho đáy ao thông thoáng, làm bong tróc lớp tảo đáy (lab lab) dán dưới đáy ao giúp cho việc gây màu (tảo) được dễ dàng. Việc cào đáy nếu có gây tổn hại cho tôm giống ở giai đoạn còn nhỏ, thì không nhiều lắm. Bởi thực tế cho thấy, việc cào đáy và gây màu lại thành công. ao lên màu tốt. môi trường ổn định. thì tôm phát triển tốt tỉ lệ hao không đáng kể. Nhưng nếu việc cào đáy gây màu lại không hiệu quả, việc gây màu lai mất nhiều thời gian, thời gian nước trắng kéo dài thì hậu quả là tôm giống hao nhiều chậm phát triển. Điều này dễ hiểu, bởi tảo là thức ăn của tôm giống, là thành tố của môi trường sinh thái tự nhiên giúp cho tôm phát triển, là mái nhà che mưa nắng, là cái máy tạo oxy cho tôm lúc ban ngày....

cho nên, việc gây màu cho tôm lúc đầu quan trọng. Khi mất tảo vì lý do gì đó, thì việc xác định nguyên nhân để gây màu lai cho mau chóng cũng không kém phần quan trọng so với ban đầu.

-2 Người ta sử dụng vi sinh (có lợi) để cân bằng sinh thái trong ao nuôi. Đôi khi còn lợi dụng các tính năng của vi sinh để quản lí tảo theo ý muốn (đối với người có kinh nghiệm). Khi mật độ vi sinh trong ao tăng lên nhiều lần (đánh vi sinh liều cao) thì vi sinh này sẽ cạnh tranh: cái ăn, chổ ở và không khí (oxy) để thở nữa.... với tảo trong ao nuôi. Lúc đó, tảo không phát triển được và chết từ từ. Dấu hiệu để biết ta dùng vi sinh hiệu quả làm chết tảo là: thấy bọt kéo dài hơn mọi ngày. đo pH, thấy pH bắt đầu giảm nhẹ. màu của ao nuôi nhạt dần, độ trong tăng lên.

tùy theo mật độ tảo, tuổi của tảo (già hay non) mà cân nhắc đánh vi sinh liều cao cho phù hợp, kẻo làm chết tảo hàng loạt, ao nuôi xuất hiện bọt không tan kéo dài và dài ngày. Lúc đó tảo sẽ bị chết hoàn toàn .Khi thấy tảo chết dần đạt ý muốn, nên tạt vôi caco3 vào lúc 9 giờ sáng 2 bao cho 3 sào (3000 m2) để không cho tảo chết thêm.

A đánh vi sinh sau cử ăn chiều là tốt nhất. bởi lúc đó oxy trong ao cao nhất vi sinh hoat động tối ưu. Nên chay máy quạt thật nhiều trong thời gian vi sinh phát huy hiệu lực.

-3 Theo tôi, không nên diệt khuẩn khi A không có mục đích cụ thể. Theo thống kê của cá nhân tôi, sự diệt khuẩn tùy tiện dẫn đến làm xảy ra sự cố trong ao nuôi chiếm phần lớn trong thực tế. Cho nên, nếu có lí do nào đó (tôm có dấu hiệu đường ruột, đầu vàng, đứt râu, mòn phụ bộ đầu phân trắng...) thì khi dùng thuốc sát khuẩn phải thận trong. Lưu ý khi dùng: phải bảo đảm là sức khỏe tôm tốt. tôm không đang bị lột vỏ, tôm không bị stress và truoc khi dùng sát khuẩn, nên tăng cường sức khỏe tôm nuôi bằng sản phẩm nâng cao sức khỏe như anti- stress của bi-o hay vinavet

Có 1 thực tế mà người nuôi tôm ít để ý. đó là cơ chế làm cho tôm bị nhiễm bệnh

Có 3 điều kiên để tôm nhiễm bệnh và bị bệnh

_môi trường ao nuôi xấu (chất lượng nước, khí độc, độc tố trong hàm lượng oxy. pH độ kiềm....)

_môi trường vùng nuôi đang có dịch bệnh

_sức khỏe tôm kém (tôm ăn không nổi, khi thăm nhá thấy tôm không búng nhảy lạch đạch, tôm không bóng mảy, săn chắc, thịt không trong mà có màu trắng đục)

Nếu như chỉ cần có 2 điều kiện trong 3 đk ấy xảy ra, là ao tôm sẽ nhiễm bệnh và phát bệnh

Vậy thì có 2 điều kiện mà A có thể làm được để ao tôm của a vượt qua được các loai bệnh của tôm kể cả gan tụy

Sức khỏe tôm là hàng đầu, nên a phải thường xuyên dùng các sản phẩm nâng cao đề kháng cho tôm như anti-stress đánh nước thường xuyên 0,5kg cho 1000m2, tôm nhỏ 10 ngày/lần lớn hơn 7 ngày/lần lớn hơn nữa là 5 hay 3 ngày/lần kèm theo là cho ăn theo hướng dẫn ghi ở bao bì

Với quan điểm này, ở quê tôi có nhiều người vượt qua được EMS ở tôm. Suốt quá trình nuôi không đụng đến thuốc sát trùng. Thậm chí có người còn không dùng thuốc sát trùng ngay cả khâu xử lí nước đầu tiên. Họ cho rằng: nếu sát trùng ao, để nuôi tôm thành công, thì việc ấy quá đơn giản và ai cũng làm được. Quan điểm này xét góc độ kĩ thuật và khoa hoc, tuy có phần khập khễnh, nhưng đúng trên thực tế và trong lập luận như đã trình bày trong 3 điều kiện vừa nêu trên

-4 Ao cấp nước, để lâu mới xử lí là không tốt. Bởi khi nước để lâu rồi mới xử lí thì chất lượng nước đã bị suy giảm. Kể cả ao lắng nước để cấp cho ao nuôi tôm. Phải có kế hoạch sử dụng nước để lấy nước, xử lí nước rồi dùng nước ấy

-5 Như đã đề cập ở phần 3. A cố gắng làm được 2 việc: giữ môi trường ao tốt, giữ cho sức khỏe của tôm lúc nào cũng tốt. Trong việc tăng cường sức khỏe cho tôm, biên pháp phòng ngừa tổng hợp là 1 cách tốt, a còn lưu ý tăng cường sức khỏe cho tôm khi tôm đang lột vỏ, khi thời tiết thay đổi(đang nắng chuyển mưa và ngược lại, khi tôm có dấu hiệu stress (như cong thân, thân tôm trắng đục, ăn yếu). A đừng nặng nề trong cách nghĩ khi đối phó với bệnh gan tụy. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức quốc tế kết hợp voi VN về bệnh gan tụy được đăng tải trên các trang mạng, thì bệnh gan tuy do 1 loại vi khuẩn là vi khuẩn Vibrio parahaemolytics. Khi vi khuan này bị nhiễm 1 phage (thực thể khuẩn) thì nó sẽ sinh ra 1 độc tố cực mạnh làm tổn thuong gan và tụy (kể cả hệ tiêu hóa) dẫn đến tôm chết hàng loạt. Vi khuẩn Vibrio chỉ phát triển mạnh trong ao nuôi khi màu tảo quá đậm, quá dày và khi cường độ chiếu sáng quá nhiều trong ngày, nhiệt độ trong ngày cao liên tục. Nên quản lý tảo bằng vi sinh hiệu quả. Nếu tảo vượt tầm kiểm soát thì đánh vi sinh liều thật cao. Vì ở tuổi tôm trên 40 ngày tuổi, tảo khó chết hoàn toàn. Tai thời diểm ao có màu xanh đậm, nắng nhiều nhiệt độ cao cảnh giác với bệnh đường ruột, nên kiểm tra đường ruột thường xuyên mỗi khi thăm nhá

-6 Lấy nước chó đẻ tẩm thức ăn, sau đó bọc lại bằng trùn quế xay (trùn quế đậm đặc) hay bằng các loại sản phẩm bọc thức ăn khác, có thể trị được bệnh gan tụy. Cho nên cho tôm ăn thức ăn có tẩm loại nước này có tính phòng bệnh gan tuy rất cao và hiệu quả. Rất OK

Hy vọng với vốn hiểu biết ít ỏi của mình, có thể giúp a tham khảo được 1 vài ý

Chúc a nuôi tôm thành công, vượt qua được bệnh gan tụy

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang