• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

T/L: Tôm 20 ngày tuổi gây màu nước không lên độ kiềm thấp (31/10/2013)(1/11/2013)

đông hồ - Bến Tre

Tôm 20 ngày tuổi gây màu nước không lên độ kiềm thấp

Xin chào các ban. Hiện nay tôi đang có 1 ao tôm thẻ diện tích 3000 mét vuông đã 20 ngày tuổi nhưng nước vẫn không có màu, nước hoàn toàn trong suốt như nước tinh khiết, tôi đã sử dụng rất nhiều biện pháp gây màu như bón phân, sử dụng men environ, dolomit, cào đáy v.v nhưng vẫn không lên màu nước. Hiện tại tôi phải đánh dolomit với liều lượng 3 bao 1 ngày vào lúc 10 sáng để hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy.

Và 1 vấn đề nữa tôi đang gặp phải là độ kiềm trong ao tôi rất thấp có lúc 45 60 rồi tuột xuống 45 rất không ổn định, tôi đã dùng nhiều biện pháp như đánh vôi đá, dolomit , natri bicacbonat, tạt khoáng định kỳ 3 ngày 1 lần v.v nhưng vẫn như vậy,

nếu tính sơ bộ tôm 20 ngày tuổi nhưng đã sử dụng gần 2 tấn dolomit, 500 kg vôi đá, 500 kg natricacbonat nhưng kiềm và màu nước vẫn không có.

Hiện nay tình hình dịch đốm trắng cũng đang hoành hành nên tôi rất lo, không biết có biện pháp nào hay loại thuốc nào để giúp tôm có thể hạn chế đốm trắng không, hiện tai cứ định kỳ đánh diệt khuẩn và 3 ngày sau đánh baymet 1 lần. Thành thật rất mong các bạn hãy chia sẽ cho tôi cách nào khắc phục tình trạng này. Thành thật cám ơn

Các thảo luận:

1/Thảo luận của: Tít - Nhà Bè

Theo như bạn nói thì tôi nghĩ ao bạn bị ép phèn nên dù xử lý thế nào thì nước vẫn trong và kiềm thấp.

Bạn nên kiểm tra lại và dùng EDTA loại 2 muối hoặc dùng Thio 5000 của công ty Sitto xem sao. Chúc bạn thành công!

2/Thảo luận của: Như Tùng - Ninh thuận

Xử lý ao nuôi không lên màu

Độ kiềm của ao nước nuôi tôm phần lớn phụ thuộc vào độ kiềm của đáy ao. Khi độ kiềm đáy ao cao, mà độ kiềm của nước ao BỊ thấp, thì nước ao lập tức lấy đi 1 phần kiềm từ đáy ao, cho tới khi 2 độ kiềm của đáy ao và nước ao quân bình với nhau. Và ngược lại: nếu độ kiềm đáy ao thấp (ao nhiễm phèn nặng, ao bị xì phèn (có thể xì phèn do khi cải tạo đáy ao, ta lấy thêm 1 lớp đáy nữa, để ao sâu thêm, và vô tình làm thủng đáy ao) thì khi A bón vôi CaCO3, Dolomit hoặc là Natri bicacbonat, thì do đáy ao kiềm thấp, nên đáy ao đã lấy đi phần lớn lượng kiềm chất mà A bón xuống ao. Chính vì thế, mà độ kiềm của nước ao khó tăng lên như mong muốn được (natri bicacbonat có tác dụng nâng cao kiềm rất tốt).

Muốn gây tảo được dễ dàng, thì yếu tố đầu tiên là kiềm của nước ao phải đạt tối thiểu 90, pH: trên 7.5. Do đó, việc xác định kiềm đáy ao trước khi lấy nước, để có biện pháp bón vôi đáy ao để tăng kiềm đáy ao là rất quan trọng.

Như vậy, ao của A khó gây màu là phải. Và theo A trình bày, thì ao của A bị xì phèn đáy, hoặc là đáy ao bản chất là đáy phèn. Những ao có tình trạng như vậy, càng khó gây màu khi đã và đang có nuôi tôm.

Để khắc phục tình trạng này, A nên bơm thêm nước mặn (vì nước biển có nhiều khoáng chất, kiềm cao) tăng thêm độ sâu của nước, làm giảm đi tác động xuyên thấu của ánh sáng xuống tầng đáy. Trong khi đó, a vẫn phải bón CaCO3, Dolomit đều đều vào giấc 9-10 giờ sáng và kết hợp chạy quạt.

Khuyến cáo: A nên dùng thêm hỗn hợp gây màu nước như sau:

Bột cá lạt hay thức ăn tôm số 0 : 2kg/ sào (1.000m2)

Bột đậu nành (bột xay nhuyễn) : 4kg/sào

Bột cám gạo (loại tốt nhất) : 4kg/sào

Chế phẩm vi sinh nước EM : 1lit/sào

Trộn chung hỗn hợp, pha EM với lượng nước vừa đủ, để tưới đủ ướt hỗn hợp, trộn đều, rồi ủ kín trong 1 vật dụng nào đó. Từ 48 đến 72 giờ. Đem bón cho ao lúc 9-10 giờ lúc có nắng. chia 2 lần cho 2 buổi sáng

Bón phân lân cho ao 5kg/3 sào lần 1; 3kg/3 sào lần 2; 2kg/3 sào lần 3 liên tiếp 3 buổi chiều (vì ao phèn nên lượng lân P trong ao bị Fe và Al làm biến mất)

Baymet là kháng sinh, không thể phòng và trị được bệnh đốm tráng, A dùng như vậy. tốn tiền, làm tôm chậm lớn, vô ích. Còn diệt khuẩn định kì như vậy, cũng tốn tiền, không hiệu quả, vì về nguyên tắc, vi rút đốm trắng ẩn núp trong vật chủ là cua còng và các loại giáp xác khác nên rất khó tiêu diệt, sử dung thuốc như vậy, có khi còn làm tôm yếu đi do tác dụng phụ của thuốc. và tôm sẽ càng dễ mắc bệnh hơn do môi trường ao luôn bị biến động

A cứ xử lý ao như trên, cho đến khi ao lên được màu và màu ao ổn định, thì sử dụng vi sinh (BZT) định kì 7 ngày lần theo hướng dẫn trong bao bì

Luôn kiểm tra pH, độ kiềm thường xuyên để điều chỉnh bằng vôi CaCO3 hay Dolomit, tăng cường tạt C hay vitamin tổng hợp cho ao nuôi, để tôm có sức đề kháng tốt. chống chọi với bệnh tật

Chúc a nhiều may mắn, và thành công

Xem các Thảo luận - Hỏi đáp khác

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang