Thảo luận về độ mặn, pH, sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản
Tham khảo: Tảo và pH
Tôm thẻ thả được 4 ngày, kH 51, muốn giữ màu nước...
NGUYEN TY NI - thanh phuoc, binh dai, ben tre (25/4/2013)
tom e tha duoc 4 ngay, sang pH 8.2, chieu pH 8.5. kH 51. nuoc ao mau xanh dot chuoi. cho e hoi su dung voi CaC03 de tang kiem co lam cho nuoc ao tom mat mau hay khong/ su dung voi hoac Alkalite, loai nao tot nhat va thoi gian de su dung san pham tren co hieu qua. e xin chan thanh cam on.
Nên đo lại pH và kH tại vài vị trí; nếu kH 51 là quá thấp, khó có thể làm pH ổn định và màu ao nuôi khó có thể bền được... màu nước sẽ thay đổi sau 10-15 ngày thả tôm.
Nên sử dụng vôi CaCO3 hay Dolomite (hòa loãng) nâng từ từ vào thời điểm trời mát.
L.K.L - Bac Lieu: Thảo luận: Su dung men vi sinh trong NTTS (5/11/2011) (9/1/2012)
Tren thi truong men vi sinh cua mot so cong ty thuoc thuy san de cong dung la cat tao? co dung khong? neu dung thi co che nhu the nao? dong nghiep nao biet xin chi giup toi, xin cam on!
Người gửi tin:
Liemtran308 - Researcher - Techniques in aquaculture monodon and vannamei (Seattle - USA):
Ở Mỹ, nhà nhà đều có sân cỏ...muốn sân cỏ tươi tốt thì phải bón phân...cỏ lên cao cho đã thì phải lấy máy cắt cỏ cắt...(tốn tiền mua phân bón, tốn tiền mua xăng, rồi lại tốn công cắt cỏ)....để kềm chế cỏ có nghịch lý không?
Trong nuôi trồng tôm cũng vậy, phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ để gây màu nước trước khi thả tôm giống...
Khi bón phân cũng như trong lúc đang nuôi, thức ăn dư thừa "chứa chất hữu cơ" là thức ăn cho tảo thì tảo bùng phát, tảo phát triển nhiều quá, mà tảo bị sập thì không tốt, đi đến tình trạng thúi nước làm thiếu oxy ô nhiễm môi trường gây sốc cho con tôm và mang đến tử vong.
Muốn kềm chế tảo bùng phát thì phải đánh men vi sinh định kỳ, con men vi sinh xử lý thức ăn dư thừa dọn dẹp đáy ao.
- Phân bón và thức ăn dư thừa tạo cho tảo bùng phát.
- Con men vi sinh xử lý thức ăn dư thừa dọn dẹp đáy ao.
Trong ao, tảo bùng phát thì bị con men vi sinh kềm chế (control)...do đó lúc nào trong ao cũng có đầy đủ tảo, không dư không thiếu...
Khi tảo, vừa được phân bón và thức ăn dư thừa để tăng trưởng, vừa bị con men vi sinh kềm chế (cắt và hạn chế thức ăn cho tảo), tảo không nhiều không ít vừa đủ ĐÓ LÀ MÀU NƯỚC TRONG AO TỐT...tốn tiền bón phân...tốn tiền men vi sinh kềm chế...nghịch lý có đúng không!!!
Nhưng đó là thuận lí, bởi vì con men vi sinh xử lý thức ăn dư thừa (hư thối tạo ra Ammonia NH3), dọn dẹp đáy ao.
Khi tảo bị kềm chế bởi con men vi sinh tức là môi trường pH không bị dao động, pH được ổn định, con men vi sinh xử lý ao đem lại SỰ CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI.
Cho nên đánh men vi sinh định kỳ là điều tối cần thiết trong qui trình nuôi trồng tôm cá.
Và nên nhớ rằng dòng đời của con men chỉ sống từ 3-14 ngày, nhưng theo qui trình truyền thống đánh men vi sinh định kỳ 15 ngày là sai, bởi vì có ai biết được từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 14 con men vi sinh có còn sống trong ao hay không?
Nếu rủi như chúng chết hết trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 15, thì lúc đó thức ăn dư thừa thối rữa, không ai dọn dẹp, tạo ra môi trường cho con virút xâm nhập bùng phát, khi phát hiện dịch bệnh thì đã muộn rồi, cho nên phải đánh men vi sinh định kỳ từ 5-7 ngày một lần.
Con men vi sinh cũng cần khí oxy để thở trong lúc chúng làm việc, cho nên phải cung cấp OXY ĐÁY AO là điều cần thiết và lượng oxy phải tăng gấp 2-3-4 lần "HƠN" qui trình nuôi công nghiệp (qui trình nuôi khép kín = Biofloc mật độ dầy).
L.K.L - Địa chỉ: Bac Lieu: Hỏi về: Su dung men vi sinh trong NTTS (4/11/2011)
Chao cac ban dong nghiep!
Tren thi truong men vi sinh cua mot so cong ty thuoc thuy san de cong dung la cat tao? co dung khong? neu dung thi co che nhu the nao? dong nghiep nao biet xin chi giup toi, xin cam on!
Mr. Linh - Nha Trang university: Su dung men vi sinh trong NTTS (5/11/2011)Cắt tảo
Về một số sản phẩm vi sinh cắt tảo thì tùy thuộc vào điều kiện nuôi của mỗi người, nhưng dùng vi sinh cắt tảo thì chưa thấy sản phẩm nào hiệu quả, chỉ có diệt khuẩn và thay nước là tốt thôi. Dùng vi vinh ban đêm nếu tôm lớn thì nó cạnh tranh oxi của tôm nuôi.
Ho Trung Hung - Dai Hoc Nong Lam TP.HCM: Su dung men vi sinh trong NTTS (5/11/2011)
Su dung men vi sinh
Chao ban! Men vi sinh la san pham chua nhung vi khuan co loi giup phan huy chat huu co day ao, cai thien chat luong nuoc ao nuoi tot hon...Tuy theo chien luoc cua cong ty ma san pham men vi sinh co bo sung them chat dinh duong trong san pham de cung cap duong chat cho vi khuan co loi phat trien hoac khong. Truong hop cua ban co the do san pham men vi sinh khong co thanh phan dinh duong trong men vi sinh nen khi su dung dung thi cac vi khuan co loi se canh tranh chat dinh duong voi tao co trong moi truong nuoc (tao can duong chat de phat trien)lam cho mat do tao giam. Ban nen xem lai thanh phan san pham men vi sinh dang su dung.
vo truong giang - ấp khúc tréo b, tân phong, giá rai, bạc liêu: Hỏi về Độ kiềm < 40, pH = 7.6 (23/7/2011)
Ao tôm sú 2 tháng tuổi, gần đây tôm bị ốp thân không đầy vỏ. Độ kiềm < 40, pH= 7.6, tôm giảm ăn; sử dụng khoáng và dolomit vào ban đêm nhưng kềm vẩn không tăng. Xin hỏi cach nâng kiềm hiệu quả.
Độ kiềm < 40 là quá thấp (trung binh: 70-100). Độ kiềm <40 mà pH = 7.6 : ao biến động thường xuyên về môi trường.
Trường hợp độ kiềm thấp như trên có thể do:
- Có nhiều ốc trong ao;
- Ao bị xì phèn nhôm;
- Mưa nhiều
+ Đối với ao có nhiều ốc: Có thể xử lý bằng Saponine 10 - 15ppm. Sau đó 1 ngày thay bớt nước đáy và rải vôi CaCO3 mỗi ngày.
+ Trường hợp ao bị phèn nhôm: sau cơn mưa ao thường trong, độ kiềm giảm mạnh. Để xử lý phèn nhôm sử dụng EDTA 1ppm -2ppm kết hợp tăng cường rải vôi bờ ao (vôi CaCO3).
Nguyen hoc - nghe an: Hoi dap ve: thuoc chua benh phan trang hieu qua nhanh va cach xu ly do man (19/7/2009)
Xin cac ban dong nghiep cho toi biet:
Tom cua toi 72 ngay,bi benh phan trang.Vay phai an loai khang sinh gi de tri.
Do man nuoc rat cao,trong luc khong co nuoc ngot de pha.Vay co giai phap gi de khac phuc.
Cam on
Nhat Minh - Long An; Thao luan - Hoi dap ve:men vi sinh (17/6/2009)
Xin cac dong nghiep cho toi hoi trong 2 loai vi sinh co goc Rhodobacter.sp va Bacillus.sp thi loai nao co hoat tinh manh hon? Thanks.
nguyen vu phong - ap phu an, xa phu thinh, huyen tam binh, tinh vinh longHỏi về: Sử dụng vôi và men vi sinh (20/5/2009)
Muon xu ly nuoc trong khi nuoi, chung ta co the su dung cung luc 2 loai la: voi CaC03 va men vi sinh, co anh huong gi cho sinh vat hay khong.
Không sử dụng cùng lúc 2 loại trên. Nhất là hoà chung đồng thời, có khả năng làm hư hỏng men do toả nhiệt của vôi, ảnh hưởng của môi trường pH cao.
Thông thường: vôi CaCO3 được ngâm, hoà loãng rồi tạt khắp ao hồ. Chế phẩm vi sinh nên được tạt trước hoặc sau khi tạt vôi vài giờ.
Manhct - cai nuoc, ca mau: Hỏi: tôm nuôi 30 ngày pH cao (23/4/2009)
1: Ao toi nuoi tom su duoc 30 ngay ma pH cao: sang 8.6 chieu 9.2; toi co su dung vi sinh nhung khong co hieu qua. Ao toi nuoi khong thay nuoc duoc.
2: Ben canh do toi co su dung mat duong de cung cap carbon cho tao khue "tao silic" phat trien, vay phuong phap nay dung khong? Xin noi ro hon giup toi? Toi xin chan thanh cam on!
1/ pH ao nuôi cao, thường xảy ra với ao có mật độ tảo quá cao (nước cómàu xanh đậm). Do ao nuôi không thay nước được nên giải pháp khó triệt để. Đặc biệt rất khó đối với ao nuôi có độ mặn thấp do lượng nước mưa, bùng phát tảo nước ngọt.
Các giải pháp xử lý trước mắt:
- Cho ăn vừa, không dư thừa thức ăn.
- Hạn chế chạy quạt ban ngày. Tập trung chạy ban đêm (nếu có).
- Giảm tảo bằng thuốc cắt tảo hoặc các loại BKC, Formol...
- Sử dụng chế phẩm sinh học phân huỷ mùn bã đáy ao.
- Dùng đường mật 3-4kg/1000m3 tạt liên tục 4-5 ngày.
2/ Đường mật có tác dụng giảm nhẹ pH cho ao nuôi và là chất bổ sung nuôi nhóm vi khuẩn có lợi, tăng cường khả năng cạnh tranh môi trường sống của nhóm vi khuẩn có hại.
Dư Ngọc Tuân - TTKN Ninh Thuận: Thao luan ve: tôm nuôi 30 ngày pH cao (24/4/2009)
Ao của bạn có pH vừa cao lại dao động lớn trong ngày. Như vậy có lẽ là mật độ tảo cao (tảo dày) và độ kiềm trong ao thấp. Bạn nên kiểm tra độ kiềm.
Nguồn gốc của vấn đề là ở chỗ: Do cơ chế quang hợp của tảo, vào buổi sáng tảo bắt đầu quang hợp sẽ cần nhiều khí CO2 tự do trong nước làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Khi CO2 tự do trong nước không đủ cho tảo quang hợp thì sẽ phải lấy CO2 từ hệ đệm bicarbonat HCO3-, từ đó làm cho pH tăng cao. Vì vậy, nếu độ kiềm thấp, hệ đệm bicarbonat thấp thì bạn cần phải cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp của tảo bằng cách bón vôi nông nghiệp hoặc Dolomite (vào buổi tối)
Ao nuôi mà không thay nứoc được là một bất lợi rất lớn. Như vậy trong quá trình nuôi bạn sẽ phải chi phí khá nhiều cho việc xử lý ổn định môi trường.
Nếu mật độ tảo quá dày, bạn có thể sử dụng một vài loại hoá chất để giảm bớt mật độ của tảo. Tuy nhiên, cũng phải hết sức thận trọng vì hoá chất có thể làm cho tảo chết hàng loạt. Formol có tác dụng diệt tảo, kích thích tôm lột xác, giảm pH nhờ vào acid formic có trong formol, nhưng lại có mặt hạn chế là tiêu hao nhiều oxy hoà tan trong ao. Do vậy, nếu dùng formol thì bạn phải thận trọng, chỉ dùng vào ban ngày, cần phải tăng cưòng chạy quạt nước nhất là vào ban đêm. Liều lưọng sử dụng để diệt bớt tảo chỉ vào khoảng từ 5 - 7 ppm.
Bạn có thể sử dụng nước oxy già H2O2 để giảm bớt mật độ tảo, đồng thời oxy già lại cung cấp thêm oxy hoà tan cho ao nuôi
Đường mật thực chất là "thức ăn" cho các loài vi khuẩn, Bạn cần sử dụng kết hợp đường mật với chế phẩm sinh học. Nên chọn chế phẩm sinh học của những công ty lớn, có uy tín trong nghề NTTS, trong thành phần phải có chứa các dòng vi khuẩn như Nitrosomonas, Nitrobacter, đặc biệt là các nhóm Bacillus. Sau khi sử dụng hoá chất giảm bớt tảo ít nhất là 3 ngày (72 giờ) thì mới có thể sử dụng chế phẩm sinh học. Trong tình hình nuôi tôm khó khăn như hiện nay do chi phí đầu vào cao, giá bán bấp bênh, ao nuôi của bạn chỉ mới 30 ngày tuổi, theo tôi thì bạn có thể sử dụng EM để giảm bớt chi phí. Nếu sử dụng đúng cách thì EM cũng phát huy tác dụng ổn định các yếu tố môi trưòng rất tốt, đặc biệt là pH. Sau này khi tôm lớn, chất hữu cơ tích tụ nhiều thì EM không thể giải quyết nổi, sẽ cần phải bổ sung thêm loại CPSH khác. Bạn nên mua EM gốc rồi tự "nhân" ra để sử dụng. Và như tôi đã có nói trong các bài viết trước đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học chỉ mang lại hiệu quả khi ao nuôi của bạn được cung cấp đầy đủ oxy hoà tan cho các loài vi khuẩn hiếu khí có trong chế phẩm sinh học hoạt động.
Chúc bạn thành công.
Nguyen Thanh Tam - Can Tho: Thảo luận về Men vi sinh (13/4/2009)
Dau thu minh xin thanh that cac ban da cung nhau thao luan de van de duoc ro rang hon!
Minh xin noi ro van de o day nhu sau!
1. Ban hieu nhu the nao la men vi sinh?
2. Ban co biet duoc Vi sinh vat nao co loi? co hai chua?
3. Moi truong song cua cac nhom vi sinh vat nay? thoi gian ton tai? sinh san? co che gay hai?co che tao ra loi ich cho ao nuoi la gi?
4. Khi ban mua vi sinh ve-Ban co chac duoc vi sinh do nhu the nao khong? Luc ban cho vao moi truong ao nuoi ban co kiem soat duoc luong vi sinh do khong?Ban o giam bao dam rang vi sinh do la co loi khong? ban co kiem tra duoc trong ao nuoi chi co nhom sinh vat ban dua vao hay con nhom nao khac khong?
Tom lai: chua co bang chung khoa hoc nao ve Hieu Qua Cua Vi Sinh doi voi ao nuoi thuy san tai Viet Nam va ngay ca tren The Gioi! Hay can than khi khong hieu gi ve VSV ma lai su dung VSV.
Theo chúng tôi, các vấn đề trên đều đã được các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất chế phẩm sinh học đưa ra phù hợp cho từng vực nước, từng chủng loại vật nuôi và trên các tài liệu của website cũng đã nêu. Ngoài các sách chuyên môn, trong cuốn Hỏi & đáp về kỹ thuật nuôi tôm sú - NXBNN 2002 - của tác giả TS. Trần Thị Viêt Ngân - Chương VI: Các chế phẩm sinh học, từ trang 117 - 124 có đề cập khá rõ vấn đề này.
Datle - Tp.Hồ Chí Minh: Thao luan ve: Men vi sinh (14/4/2009)
Tôi rất đồng tình với phần trả lời của Vietlinh. Theo tôi bốn câu hỏi của bạn Tâm đặt ra và phần cuối "Tóm lại" của bạn, bạn tự trả lời cho 4 câu hỏi bạn đặt ra. Theo tôi nghĩ bạn chưa hiểu về Công nghệ sinh học. Trong khi trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang ứng dụng thành công công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi trồng trọt, bảo vệ môi trường... Hiện nay còn có đề tài nghiên cứu chế phẩm sinh học dùng để điều trị các bệnh nội ngoại ký sinh trùng trên cá da trơn. Và tôi cũng bật mí cho bạn biết một số dược phẩm kháng sinh trong y tế hiện nay được các hãng dược trên thế giới sản xuất bằng công nghệ sinh học hay còn gọi là công nghệ Vi sinh đấy bạn ạ.
Dư Ngọc Tuân - Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận: Tham gia thảo luận về: Men vi sinh (16/4/2009)
Về vấn đề men vi sinh, có rất nhiều tài liệu, giáo trình... về men vi sinh, có lẽ là bạn chưa có dịp tham khảo đấy thôi, tôi xin được trao đổi với bạn các nội dung mà bạn nêu ra; đồng thời cũng cung cấp thêm một số thông tin để những người quan tâm đến vấn đề này cùng biết như sau:
1. Khái niệm về chế phẩm vi sinh:
Là các chế phẩm có nguồn gốc từ VSV hữu ích, được tạo ra bằng con đường sinh học, rất đa dạng với nhiều tên thương mại khác nhau.
Thành phần của CPVS rất đa dạng, có thể chứa chỉ một loài hay rất nhiều loài vi khuẩn, có thể bổ sung thêm các men phân giải hữu cơ, các Vitamin hay các chất chiết xuất sinh học…Hầu hết CPVS được tạo nên từ 3 thành phần:
Thành phần I: là các chủng VK có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân hủy các HCHC như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp. , Cellulomonas sp. , Lactobacillus sp. , Streptococcus sp. , Sacharomyces sp. , …
Thành phần II: các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
Thành phần III: các chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu của hệ vi khuẩn có lợi.
Một số ít CPVS chỉ có hỗn hợp một số enzyme như Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
2. Công dụng của chế phẩm vi sinh:
Phân hủy các HCHC như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của sinh vật trong ao…, làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn. Hạn chế được nguy cơ ô nhiễm hữu cơ.
Chuyển hóa các khí độc: Nitrosomonas spp. có thể chuyển hóa ammonia thành nitrite và Nitrobacter spp. Chuyển hóa nitrite thành nitrate, Rhodobacter spp. và Rhodococcus spp. có khả năng làm giảm H2S trong đáy bùn ao…
Sự phát triển của các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm chỗ và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh
* Các tác dụng gián tiếp khác:
Có khả năng điều khiển sự phát triển ổn định của tảo, vì sản phẩm hoạt động phân hủy của các vi khuẩn có lợi là CO2 và các loại muối dinh dưỡng, chúng sẽ giúp ổn định hệ thực vật phù du, đồng thời gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tảo đáy.
Khi ao nuôi có màu nước ổn định và thích hợp sẽ giúp ổn định hàm lượng oxy hòa tan và pH trong ngày đêm và trong suốt vụ nuôi.
Một số CPVS còn có tác dụng tăng khả năng hấp thụ thức ăn, cải thiện hệ men và vi khuẩn có lợi ở đường ruột của tôm, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong ruột CPVS về cơ bản không có các phản ứng tiêu cực tới sức khỏe vật nuôi và môi trường. Khi sử dụng CPVS, người nuôi sẽ không hoặc rất ít cần phải sử dụng kháng sinh và hóa chất trong suốt chu kỳ nuôi.
* Nhóm xử lý ao nuôi:
Nhờ tác dụng của VSV phân hủy các chất hũu cơ nằm trong nhóm dị dưỡng (Heterotrophin bacteria).
Điểm yếu: sản sinh ra ammonia.
Nitrosomonas sử dụng ammonia NH4+ làm chất dinh dưỡng. Nhóm VSV này khi sử dụng Ammonia sẽ sinh ra Nitrit (NO2-) cũng gây sốc cho tôm.
Nitrobacter chuyển Nitrite (NO2-) thành dạng Nitrate (NO3-) là chất không độc.
* Một CPVS tốt phải bao gồm:
- Một nhóm vi khuẩn (vi khuẩn dị dưỡng– Heterotrophin bacteria, vi khuẩn hoá tự dưỡng Nitrosomonas, Nitrobacter)
- Các men (Enzym) như: Amylase, Protease, Lipase, Cellulose
- Các chất khoáng dinh dưỡng.
- Có thể có thêm các chất chiết xuất sinh học
* Cơ chế hoạt động:
Các Enzym phân huỷ các HCHC phức tạp thành các HCHC đơn giản. Sau đó các chủng loại vi sinh vật phát huy tác dụng như sau:
@ Giảm Ammonia (NH3):
Vi sinh vật dị dưỡng chuyển hoá các HCHC đơn giản thành các chất vô cơ (CO2, NH3).
NH3 được làm giảm do hai loài vi sinh vật hoá tự dưỡng theo chu trình sau:
NH4+ + 1,5O2 ---------> Nitrosomonas------> NO2- + 2H+ + H2O
NO2- + 0,5O2 --------->Nitrobacter-------> NO3-
* Giảm tảo:
Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử Nitrate (NO3-) thành Nitơ phân tử (N2) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao, từ đó làm hạn chế sự gia tăng mật độ tảo, duy trì độ trong trong ao nuôi tôm các tháng cuối không nhỏ hơn 30cm.
* Giảm bệnh:
Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus sẽ phát triển số lượng rất lớn, cạnh tranh sử dụng hết thức ăn của nguyên sinh động vật, các vi sinh vật và nhóm vi khuẩn Vibrio có hại, ngăn cản sự phát triển của chúng. Từ đó làm giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm nuôi. Nhờ đó, hạn chế được việc sử dụng các hoá chất, thuốc kháng sinh, giảm thay nước trong quá trình nuôi, góp phần cải thiện chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản.
* Nhóm trợ tiêu hoá:
- Được sử dụng trộn vào thức ăn trước khi cho tôm ăn. Bao gồm một số vi sinh vật, một số men trợ tiêu hoá, các Vitamin A, B1, B2, B3, B6, E…, các nguyên tố vi lượng. Có tác dụng giúp tôm, cá tăng tính ngon miệng, giúp tiêu hoá hoàn toàn các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, giảm tiêu hao thức ăn do tiêu hoá kém,
- Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh đường ruột
- Giúp phân huỷ nhanh các chất hữu cơ từ thức ăn thừa
- Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, làm tăng các vi sinh vật có lợi trong thành đường ruột của tôm.
* Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng CPVS:
Trong thực tế thường gặp hiện tượng có ao nuôi dùng CPVS có hiệu quả rất tốt, có ao dùng CPVS nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Do vậy, để dùng CPVS có hiệu quả cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Cách dùng và liều lượng dùng: nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên chu kỳ dài, ngắn giữa 2 lần sử dụng phụ thuộc vào chất lượng môi trường nước của từng ao, từng giai đoạn nuôi khác nhau.
- Nếu có thể, trước khi dùng CPVS nên thay nước mới để tránh ảnh hưởng của kháng sinh và hoá chất đã dùng trước đó tới hiệu quả của CPVS.
- Không dùng chung hoặc ngay trước hay sau khi sử dụng kháng sinh hay các chất diệt khuẩn như BKC, Formalin, Iodine, thuốc tím… vì nếu như vậy sẽ làm vô hiệu hoá tác dụng của CPVS.
- Phải sử dụng CPVS theo định kỳ để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi.
Nếu bệnh xuất hiện trong các ao nuôi đang dùng CPVS, buộc phải dùng thuốc sát trùng hay kháng sinh để xử lý bệnh thì sau khi tôm đã khỏi bệnh từ 3- 5 ngày cần phải dùng lại CPVS để khôi phục lại hệ VSV ở đáy ao, trong đường ruột của tôm .
- Nếu dùng CPVS vào các ngày có nhiệt độ nước ao < 200C, nên nuôi cấy CPVS trong nước ấm với nhiệt độ từ 30- 350C trước khi dùng.
- Đa số VSV trong các CPVS thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí. Do vậy, khi đưa xuống ao nuôi phải tăng cường hàm lượng Oxy hòa tan trong nước, đặc biệt là đáy ao để quá trình tăng sinh khối và hoạt động phân huỷ của các vi khuẩn có lợi được thuận lợi.
- CPVS là sản phẩm chỉ nên dùng trong hệ thống ao nuôi thâm canh, siêu thâm canh và bán thâm canh là nơi có nhiều nguy cơ ô nhiễm hữu cơ.
Hy vọng những nội dung trên đã giải thích phần nào về vấn đề men vi sinh mà bạn cũng như những ngưòi làm nghề nuôi trồng thuỷ sản quan tâm.
Dư Ngọc Tuân - TTKN NT - Dia chi: Phan Rang, Ninh Thuận: Thao luan ve: sự dao động của pH trong ao nuôi tôm (9/4/2009)
Độ kiềm trong ao của bạn như vậy là hơi thấp, độ trong nước ao mới ở tháng đầu mà đã đạt 20 - 30 cm là thấp, điều này có nghĩa là tảo trong ao của bạn phát triển mạnh. Như vậy, bạn cần phải giải quyết 2 vấn đề là tăng độ kiềm và hạn chế bớt sự phát triển của tảo.
Để tăng độ kiềm, bạn có thể bón vôi super canxi hoặc Dolomite. Dolomite có khả năng tăng độ kiềm mạnh hơn. Tuy nhiên nếu tảo phát triển mạnh thì bạn nên sử dụng vôi super canxi (CaCO3) và nếu pH buổi sáng thấp thì bạn có thể sử dụng kết hợp với vôi tôi - Ca(OH)2- để nâng pH buổi sáng lên trên 7,5. Vôi sử dụng vào buổi chiều tối (19h - 20h)
Để hạn chế bớt sự phát triển của tảo, theo tôi thì không nên dùng hóa chất vì thứ nhất, sử dụng hóa chất mà không có sự hiểu biết sâu rộng thì sẽ rất khó khăn cho bạn trong việc giữ ổn định môi trường, chất lượng nước ao nuôi, một số hóa chất có thể tồn lưu trong tôm nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng sau này, đặc biệt là hiện nay các nước nhập khẩu tôm ngày càng tăng cường việc kiểm tra chất lượng tôm nhập khẩu; thứ 2: tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với thuốc, hóa chất, việc dùng hóa chất trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng là không an toàn cho tôm nuôi.
Có thể áp dụng biện pháp giảm tảo bằng chế phẩm sinh học. Bạn có thể tìm một số loại chế phẩm sinh học mà trong thành phần có chứa các loài vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus.Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử Nitrate (NO3-) thành Nitơ phân tử (N2) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao, từ đó làm hạn chế sự gia tăng mật độ tảo.
Chúc bạn thành công.
nam tuan: Hoi ve Nâng độ mặn (9/2/2009)
Be tom giong cua toi co the tich 2m3 nuoc co do man 15%o toi muon nang do man len 20%o thi co cach nao nang len va cach nang do man nhu the nao. xin cam on
Theo lý thuyết:
Nếu sử dụng nước biển có độ mặn 35%o để pha với nước bể 15%o thành 2m3 nước có độ mặn 20%o sẽ cần: 2*(20-15)/(35-20) = 2/3m3 (xấp xỉ 0,67m3)
Như vậy sử dụng 1,33m3 nước có độ mặn 15%o + 0,67m3 nước có độ mặn 35%o để được 2m3 nước có độ mặn 20 độ.
tran van du: Hỏi về độ mặn (8/2/2009)
Ao nuoi cua toi truoc khi mua do do man la 18 phan ngan, dien tich 4000 m2, muc nuoc 1,3 m. Sau khi mua khoang vai ngay muc nuoc co tang them 0,3m. Neu tinh theo ly thuyet la thi do man khi do phai la 18*1,3/1,6=14,6 phan ngan.Nhung thuc te do man do duoc chi con la 8 phan ngan. ket qua do duoc lap lai nhieu lan nen loai tru kha nang bi sai so khi do. Vay nguyen nhan la do dau. xin cam on
Có thể yếu tố chính làm sai lệch kết quả là do:
Khả năng khuấy trộn đồng đều giữa nước mặt và nước đáy sau khi mưa - có sự phân tầng.
Để đo kết quả tương đối, theo chúng tôi trong khi mưa phải chạy quạt liên tục và tiếp tục quạt thêm sau khi mưa 2-3 tiếng nữa. Lấy mẫu tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt để kiểm chứng.
lam hoang khai - bac lieu: Thảo luận về tăng độ kiềm (2/6/2008)
Goi cac nha chuyen gia! Toi la 1 ho nuoi tom cong nghiep, trong thoi diem hien nay do mua nhieu nen kiem xuong thap, toi da lam cac cach trong tai lieu huong dan nuoi tom (bon voi) nhung kiem van khong tang. va hien nay tom toi da 2 thang tuoi, tom co hien tuong chan bi vang (ph:8.2). Mong cac chuyen gia cho loi khuyen. Cam on!
Theo chúng tôi nếu pH sáng khỏang 8.2 thì với vùng đất phèn tiềm năng, mưa nhiều như hiện nay, kiềm trong khỏang 70 - 90. Việc bón vôi CaCO3, Dolomite trườc và sau cơn mưa cả bờ ao lẫn trong ao trong trường hợp này tăng độ kiềm rất chậm và xuống nhanh. Và đặc biệt nếu gặp đất có nhiều phèn nhôm việc tăng độ kiềm khó khăn hơn.
Giải pháp hiện nay là:
- Làm rãnh thóat nước bờ ao để khi mưa to nước không tràn vô ao nuôi;
- Rải vôi bờ ao trước và sau cơn mưa;
- Nếu độ mặn quá thấp có thể sử dụng muối hạt hoặc nước muối ót bổ sung cho ao nuôi;
- Chạy quạt giảm phân tầng nước - kết hợp xả nước mặt khi mưa to;
- Sử dụng EDTA (1-2kg/1000m3); hoặc 7-10kg/1000m3 vô ao lắng (nước đã qua xử lý) bổ sung cho ao nuôi.
Nguyễn Đức Thanh - Lich Hoi Thuong Soc Trăng - Tham gia thảo luận về tăng độ kiềm (4/6/2008)
Góp ý với Ông Lâm Hoàng Khải, Tôi có ý kiến sau,
Trong nuôi trồng thủy sản, đối với tôm sú thì độ kiềm trong nước giữ vai trò rất quan trọng. Kiềm (CaCO3 Total Alkalinity) 80-150 ppm, là chất đệm cho độ PH không giao động nhiều, và chuyển đổi vôi Calcium cho các sinh vật tăng trưởng. Để tăng độ kiềm trong nước cho hiệu quả nhanh nhất thì dùng Sodium Bicarbonate (NaHCO3 ) là chất soda Bicarbonate soda, baking soda, bicard. Công thức tính như sau 3kg soda cho 100.000 litre (10m3) tăng được 30ppm. Lưu ý khi dùng soda để tăng thì độ PH cũng sẽ tăng theo, nếu tăng kiềm lên 10ppm thì PH sẽ tăng lên 0.2 PH, sự giao động PH này sẽ còn tùy thuộc vào điều kiện nước trong ao nuôi.
Theo như các dữ liệu ông trình bầy thì vì lý do mưa nhiều cho nên độ kiềm có giảm, Ông không cho biết là trước khi mưa nhiều độ kiềm là bao nhiêu? Và hiện tại? Ông cũng chỉ nghĩ rằng độ kiềm thấp vì lý do tôm bị chân vàng. Nếu độ PH trong ao Ông nói là 8.2 PH (tôm sú có độ PH 7.5-8.5) là khá tốt, và Ông cũng không cho biết là đo vào khoảng lúc nào trong ngày, thường thì đo vào sáng 6am và chiều 4pm giao động + - 0.5PH. Cho nên theo ý của tôi thì Ông cần nên kiểm tra lại các độ đo trước khi dùng các biện pháp xử lý.
Trong quá trình nuôi tôm sú Ông nên bổ sung các chất như vôi (CaC03 supper canxi) Donomite và Diamatine, theo công thức 4 bao suppercanxi + 2 bao Donomite chu kỳ 5 ngày và cách 5 ngày sau thì 4 bao suppercanxi + 2 bao Diamatine. Suppercanxi dùng bổ sung cho chất vôi trong nước bị mất khi tôm tăng trưởng, Donomite và Diamatine dùng cho tảo phát triển và giữ độ kiềm trong ngưỡng an toàn.
Hy vọng giúp được Ông nếu có gì cần hỏi thêm Ông liên hệ với số 0908156256 - Thanh Nguyễn.
HOANGHA - Nam Định: Hỏi về cách nâng pH mà không dùng vôi (26/11/2007)
Tôi rất muốn được mọi người chỉ giúp, dùng chế phẩm nào mà nâng được pH từ thấp lên cao nhanh mà không phải dùng các loại vôi. Xin trân trọng cảm ơn và mong nhận hồi âm sớm.
NGUYỄN NINH - Vĩnh Hiệp Nha Trang: Về cách nâng pH mà không dùng vôi (5/12/2007)
Muốn nâng pH mà không dùng các loại vôi theo tôi có hai cách:
_Bón sôda ( NaHCO3 ) khoảng 5kg/1000 khối nước. Hoá chất trên sẽ giải phóng ( OH-) làm cho pH tăng,bón đến chừng nào đạt yêu cầu thì thôi.
_Bón phân vô cơ vào lúc trời nắng gắt : phân Urê hay phân DAP khoảng 5kg/1000 khối nước ( nhớ hoà tan rồi hãy tạt xuống ao ). Tảo sẽ phát triển làm cho pH tăng. Bón nhiều lần đến khi nào đạt đến pH yêu cầu thì thôi.
Lời Khuyên: cái gì nhanh được thì cũng nhanh mất pH cũng vậy
Đỗ Đăng Khoa: Tăng pH mà không dùng vôi (25/4/2008)
Tôi chưa kiểm chứng cho trường hợp bón khoảng 5kg sô đa/1000 m3 nước thì hiệu quả nâng pH thế nào. Tuy nhiên nếu bón phân vô cơ để kích thích tảo phát triển thì pH chỉ tăng mạnh vào ban ngày (đặc biệt là buổi trưa và đầu chiều) tuy nhiên vào sáng sớm độ pH sẽ giảm thấp (do sự gia tăng của CO2). Ngoài ra nếu tảo phát triển quá mạnh cũng làm thiếu hụt oxy vào buổi đêm và sáng sớm!
Trần Thái Tôn: Thời gian bón vôi nông nghiệp (18/6/2006)
xin cho hỏi là bón vôi vào thời gian nào(mấy giờ)và liều lượng là bao nhiêu ppm thì tảo mới phát triển trong ao nuôi tôm? còn muốn diệt tảo có dùng vôi nông nghiệp không?nếu có thì phải bón vào thời gian nào và bao nhiêu ppm? phương pháp dùng vôi nông nghiệp gây tảo hiệu qủa bao nhiêu phần trăm?
1. Bón vôi vào lúc trời mát là tốt nhất (thường là vào buổi chiều tối - sau 17h). Đối với các ao đang nuôi sử dụng 2 ngày liên tục mỗi ngày 5-10kg/1000m2.
2. Muốn giảm bớt tảo cũng có thể sử dụng vôi vào thời điểm trời nắng (10 giờ sáng hoặc 2 giờ chiều) có 2 cách: một là hoà loãng tạt, 2 là rải bột khô liều từ 3-5kg/1000m2, làm 2 -3 ngày để không gây sốc tôm nuôi.
3. Các biện pháp này diễn ra từ từ, không nhanh, hiệu quả không cao bằng các loại thuốc diệt tảo hay thuốc gây màu nước.
Duong ngoc bich: Thảo luận về thời gian bón vôi (11/8/2006)
Theo toi can phai xem lai thoi gian bon voi cho phu hop voi muc dich su dung. vao luc 10gio sang hoac 2gio chiue day la thoi gian tao hoat dong manh se lam pH trong ao tang, neu trong thoi gian nay dung voi bon xuong de diet tao nua thi se lam pH nuoc cang tang se anh huong den tom nuoi. Theo toi chung ta nen bon voi vao 23 - 24 gio sau khi cho tom an xong, tuy trong thoi gian nay co the lam giam oxy mot chut nhung chung ta chay quat nuoc cung cap oxy lai sau sau do dung che pham sinh hoc de hap thu khi doc va lang chat van.
nguyen xuan chien - daihocvinh: Thao luan ve thoi gian bon voi nuoi tom (16/8/2006)
bon voi tuy vao muc dich cua nguoi su dung:
neu on dinh kiem, giam bien dong pH nen danh luc 22-24h hang ngay.
neu danh day danh luc 15-17h hang ngay.
danh tao danh luc 8-9h hang ngay
mai dang nhan: Thảo luận về bón vôi (30/8/2006)
Theo toi khi tao phat trien qua day ta nen tien hanh thay mot phan nuoc trong ao bang mot luong nuoc da xu ly, sau do vao luc 23-24h thi tien hanh bon voi CaO voi luong 5-7kg/1000m2, lam nhu the se diet duoc tao ma lai it lam anh huong toi pH nuoc ao. Vi luc do mat do tao da duoc giam bot va tao luc nay it hoat dong hon.
nguyen duc chau: Vôi nông nghiệp (28/5/2006)
Toi muon hoi van de voi trong tao mau nuoi tom, ve loai voi nong nghiep la voi nhu the nao? Nguon goc cua voi nay nhu the nao, neu dung voi tu vo xo, ngeu thay the cho viec cai tao ao nuoi tom duoc khong? xin cam on!
Dạng CaCO3 từ đá vôi, vỏ sò, san hô được xay nhuyễn thành bột. Vôi nông nghiệp làm tăng pH đất, nhưng rất ít tăng pH nước. Dùng chủ yếu khi đang nuôi tôm để tăng hệ đệm của nước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tôm. Một dạng khác của vôi nông nghiệp là dạng dolomite (đá vôi đen). CaMg(CO3) 2, có khoảng 4% magnenium, dùng để tăng hệ đệm của ao nuôi, ít ảnh hưởng đến pH. Tuy nhiên dạng đá vôi đen tăng pH nước nhiều hơn dạng CaCO3 đơn thuần, có thể dùng khi pH nước có chiều hướng giảm thấp. Dùng vôi nông nghiệp khi pH giảm thấp hơn 7,5 hoặc pH dao động trong ngày hơn 0,5 đơn vị; bón sau khi thay nước, sau khi mưa to; bón định kỳ 2 lần mỗi tuần trong 50 ngày đầu. Khi nuôi tôm theo mô hình ít thay nước, nếu bón vôi quá mức và kéo dài sẽ làm tăng pH và độ cứng của nước, làm cản trở việc lột xác của tôm.
lamvt - Đại học Quốc gia Hà nội - Bảo tàng Giống vi sinh vật Việt nam: Thảo luận vôi nông nghiệp - Vôi trong tạo màu cho ao? (29/5/2006)
xin tán thành ý kiến của VL
Bạn Nguyên Đức Châu có hỏi là Vôi trong tạo màu cho ao?
cũng như VL đã nói về vôi nhưng ý nghĩa trong tạo màu là gì?
xin thưa màu của ao được tạo ra bởi đâu?
Nước (tinh khiết) màu trắng, các vật chất trong nước làm nên màu của nó.
Màu nước tốt cho nuôi tôm là màu gì? được tạo ra do đâu?
Xin thưa màu đó được tạo ra chính phần nhiều do Tảo (chủ yếu tảo Lục- Chlorophyta, tảo Silic)Hai loại tảo này sử dụng các chất vô cơ có trong nước cùng ánh sáng mặt trời để tổng hợp lên vật chất sống cho cơ thể chúng. Các chất vô cơ chủ yếu được chúng sử dụng là: N, P, K, Ca, Mg...điều này giúp làm sạch môi trường nước đồng thời sinh khí O2 trong quá trình quang hợp. Các chất thải như phân tôm, thức ăn thừa sau khi được vi sinh vật phân huỷ thành chất vô cơ sẽ dùng cho tảo sinh sống.
Chính vì vậy việc bón thêm vôi giúp tảo phát triển gây màu nước cho nuôi tôm.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.