Thảo luận về cách lót bạt, sục khí, quạt nước trong nuôi trồng thủy sản
Hoàng Phong Trần: Lót bạt bị phồng (21/3/2012)
Tôi đang xây dựng 2 đầm nuôi tôm ở Bạc Liêu. Ao lót bạt bờ và đáy nhưng khi vào nước nuôi thì đáy ao có hiện tượng bị nổi lên. Vậy cho em hỏi bác nào co kinh nghiệm xử lý sự cố trên chỉ giùm em với, em xin cảm ơn nhiều!
Bạt đáy ao bị nổi lên là do khí tích tụ phía dưới lòng đất không thoát ra được theo các rãnh thoát khi lắp đặt lớp bạt (dưới lớp bạt có lắp các dây thoát hơi):
- Người lót đáy ao không tuân thủ kỹ thuật trong khi làm, không đặt (hoặc đặt sót) đường dây thoát hơi giữa phần đất đáy ao và bạt.
- Khắc phục: tạm thời chỉ có cách lấy vài chục bao cát, đá hoặc vật nặng đè xuống (sẽ bùng lên chỗ khác trong quá trình nuôi).
Nếu chưa nuôi: xả nước, đục bạt làm lỗ nối ống thoát tạm lên khỏi bề mặt ao, sau đó vá lại khu vực bạt bị đục và ống thoát
Tarzan - Quảng Bình: Thảo luận: Lót bạt bị phồng (24/3/2012)
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do khí tích tụ dưới đáy ao không được giải phóng. Do đó khi bạn cấp nước vào thì sẽ bị phồng. Có mấy giải pháp để khắc phục tình trạng này như sau:
1. Lựa chọn 4 đến 6 vị trí (tùy vào diện tích ao) để chôn ống (PVC 90mm) thông hơi cho đáy ao. Những ống này có nhiệm vụ giải phóng khí dưới đáy ao ra ngoài.
2. Trước khi cấp nước vào ao, kiểm tra kỹ lưỡng đáy ao. Phát hiện những vết thủng, rách trên bạt và dán kỹ lại. Vì khi cấp nước vào, những lỗ rách này sẽ tạo điều kiện cho không khí luồn xuống dưới bạt gây phồng bạt.
tran quang đai - nguyễn văn trỗi - t.p qui nhơn: Thảo luận: Kỹ thuật lót bạt (28/3/2012)
- Trước khi tiến hành lót bạt, đáy cần làm phẳng đáy ao, có độ nghiêng về rốn trung tâm hoặc cửa thoát nước.
- Đáy ao cần phơi khô (nếu đáy còn nước, sau khi bọc sẽ bị bọng nước).
- Do bạt có khổ 4m, nên cứ 3,6m ta đào các đường rãnh dùng để ghép 2 mép bạt lại, rãnh này có kích cỡ chiều ngang 40cm, độ sâu khoảng 20cm.
- Dùng máy may hai mép bạt lại với nhau, trong quá trình trải bạt, nhớ vuốt bạt áp sát nền đáy, tránh bị bọng khí giữa bạt và đáy (Đây chính là 1 nguyên nhân dẫn đến bị phồng khi đưa nước vào).
- Dùng bao xi măng (bao cát...) cho đất, cát vào đầy bao, xếp thành hàng kín vào rãnh mà ta ghép hai bạt.
- Lưu ý các bao cát xếp vào rãnh sao cho vừa bằng đáy ao để không cản trở quá trình quạt gom chất thải đáy ao.
- Chúc bạn thành công.
Nguyễn Mạnh Hùng - Cần Giờ,TPHCM: Sục khí đáy ao nuôi tôm công nghiệp. (7/2/2012)
Nho tu van giup toi ve van de thiet ke he thong cung cap khi day ao nuoi tom nhu sau: Ao toi co dien tich 3000m vuong co lot bat bo, muc nuoc sau toi thieu la 1,4m. Toi muon lap dat he thong suc khi day (oxy day) co nghia la luong oxy trong ao duoc cung cap chu yeu dua vao oxy day va toi khong lap them xa quat tao dong trong ao nhu vay co du oxy cho tom khi tom lon hay khong? Mat do tha 100con/m vuong, co tom du kien la 80con/kg la ban. Cong nghe oxy day la dia phan phoi khi duong kinh 38cm, va toi du tinh lap 20 dia cho dien tích ao la 3000m vuong. Toi co tha them ca ro phi don tinh vao ao nuoi mat do 1con/10m vuong ao de cai thien mat do tao va kiem soat moi truong ao tot hon.
Xin cho toi loi khuyen, lam nhu vay co hop ly hay khong con diem nao chua tot xin gop y them cho toi. Toi xin chan thanh cam on!
Về lý thuyết là có thể đáp ứng yêu cầu cho tôm nuôi về lượng oxy hòa tan (đo hàm lượng oxy cụ thể tại các vị trí).
Tuy nhiên, thực tế khi môi trường biến động sẽ không đáp ứng được yêu cầu (chẳng hạn khi nhiệt độ thời tiết thay đổi lớn trong ngày, khi mưa, khi bơm cấp nước...) lúc đó hệ thống quạt nước sẽ giúp tạo môi trường ổn định hơn, nhất là bước vào tháng thứ 2
Việc lắp máy quạt nước trong ao nuôi tôm có tác dụng:
- Cung cấp oxy hòa tan cho tôm nuôi
- Tạo dòng chảy gom chất thải vào giữa ao nuôi ở tốc độ thích hợp
- Cung cấp oxy hòa tan cho các vi khuẩn có lợi dưới đáy ao phân hủy chất hữu cơ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tôm thẻ chân trắng thường sống ở tấng giữa do đó khả năng chịu đựng điều kiện môi trường bất lợi sẽ tốt hơn so với tôm sú, và khả năng oxy hòa tan khuyếch tán từ tầng mặt (máy quạt nước tạo ra) xuống tầng giũa tốt hơn so với tầng đáy.
Một điều quan trọng nữa là lượng mùn bã hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ so với ao nuôi tôm sú là rất nhiều; do đó khi sử dụng máy quạt nước ở một tốc độ thích hợp sẽ gom tụ chất thải vào giũa ao, làm đáy ao sạch hơn, hạn chế khí độc ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Theo tôi thì anh nên sử dụng hệ thống quạt nước vì những lợi ích tôi nêu trên. còn nếu anh có điều kiện thì kết hợp cà 2 càng tốt tuy nhiên chi phí sản xuất sẽ cao hơn.
Độ sâu trong ao của anh là 1,4m thì chỉ cần sử dụng máy quạt nước là oxy hòa tan vẫn có thể khuyếch tán xuống tầng đáy rồi, trường hợp độ sâu lớn hơn 1,4m thì kết hợp thêm hệ thống sục khí đáy
Dư Ngọc Tuân - Chi cục Nuôi trồng thủy sản Ninh Thuận (8/2/2012)
Bạn nên lắp bổ sung thêm 02 dàn quạt nước ở 2 góc đối diện trong ao. Dàn oxy đáy chỉ hiệu quả trong việc cung cấp lượng Oxy hòa tan (DO) ở tầng đáy, nhưng vẫn cần dàn quạt nước để tạo dòng chảy đưa DO đi phân bố đều khắp các vị trí trong ao. Nếu không có vẫn có thể bị thiếu oxy cục bộ tại một số vị trí. Ngoài ra dàn quạt nước còn giúp bạn giải quyết vấn đề chống hiện tượng phân tầng nước (về độ mặn, nhiệt độ), loại bỏ khí độc (NH3, H2S), tạo dòng chảy để gom tụ chất bẩn vào một khu vực nhất định (thường là ở giữa ao). Dòng chảy còn có tác dụng kích thích tôm hoạt động, bơi lội ngược dòng.
Về việc thả nuôi ghép cá rô phi với tôm: Về lý thuyết là tốt vì chúng ăn mùn bã hữu cơ, làm giảm bớt các chất thải ở đáy ao. Nhưng đó là trong điều kiện thiếu thức ăn. Còn nuôi chung trong ao với tôm thì chúng sẽ sử dụng thức ăn tôm. Nếu thả ít thì không đủ để chúng giải quyết cho bạn các vấn đề về môi trường, còn thả nhiều thì chúng sẽ cạnh tranh thức ăn với tôm nuôi. Qua theo dõi nhiều năm tôi thấy rằng, khi trong nhá (vó) có sự hiện diện của cá rô phi thì tôm không dám vào ăn mồi (tôm vào nhá rất ít). Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm (vì việc điều chỉnh thức ăn chủ yếu thông qua khả năng, mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm trong nhá. Tóm lại, việc nuôi ghép nói trên chỉ thích hợp đối với hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến. Còn đối với hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thì không thích hợp. Bạn nên cân nhắc thật kỹ.
Dựa vào thông tin anh cung cấp, tôm của anh nuôi là tôm thẻ và có 2 vấn đề chính anh đang quan tâm:
A. Hệ thống quạt nước trong ao nuôi tôm; B. Hệ thống sục khí đáy ao tôm. Để quyết định lựa chọn hệ thống này như thế nào, trước hết phải biết rõ công dụng của từng hệ thống, đồng thời phải hiểu rõ đặc điểm của tôm nuôi:
A. Hệ thống quạt nước: có công dụng chính là tạo đòng chảy và những ý nghĩa quan trọng xếp theo thứ tự sau
1. Tập trung chất thải vào khu vực Siphon (giữa ao); tạo những khu vực có ít chất thải hoặc không có chất thải thuận lợi cho hoạt động sống và bắt mồi của tôm, thuận lợi cho quá trình cho ăn, giảm nguy cơ gây stress - yếu sức khỏe trên tôm.
2. Đồng nhất chất lượng nước tại mọi điểm và mọi tầng nước trong ao. Điều này giúp hệ sinh vật trong ao (tảo, vi sinh có ích, ...) phát triển ổn định hơn, giúp chất lượng nước ổn định hơn trong mọi điều kiện biến động thời tiết - biến động trong ao nuôi; phóng thích lớp khí độc khỏi tầng đáy do dòng chảy xáo trộn tất cả các tầng nước.
3. Kích thích tôm bắt mồi do tập tính ưa dòng chảy của tôm.
4. Thuận lợi cho những hoạt động xử lý thuốc và hóa chất trong ao.
5. Tạo Oxi: tác dụng không quan trọng lắm do hàm lượng Oxi tăng không đáng kể khi sử dụng quạt thông thường (quạt chân vịt - quạt lông nhím truyền thống)
B. Hệ thống sục khí: có công dụng và ý nghĩa
1. Bổ sung Oxi hòa tan cho mọi hoạt động của tôm trong ao, mọi hoạt động của các sinh vật khác trong thủy vực (vi khuẩn, tảo, ...).
2. Xáo trộn các tầng nước, đồng nhất chất lượng nước.
3. Ý nghĩa của hệ thống sục khí: ổn định sức khỏe và nâng cao năng suất - hiệu quả nuôi tôm.
C. Đặc tính tôm thẻ: những đặc điểm khác biệt với nuôi tôm sú
1. Sống - hoạt động và bắt mồi ở mọi tầng nước.
2. Tiêu tốn thức ăn - tốc độ tăng trưởng giai đoạn nuôi thương phẩm - lượng chất thải và mật độ nuôi cao hơn tôm sú (100 - 250con/m2)
3. Môi trường nuôi biến động rất nhanh
Vì những đặc điểm trên, ao nuôi của anh cần lắp đặt cả 2 hệ thống (quạt nước và sục khí). Nếu anh chỉ lắp sục khí: vẫn thừa Oxi cho hoạt động của tôm trong ao. Nhưng vấn đề chất thải đáy ao sẽ ko được giải quyết (chất thải ko tập trung 1 khu vực); nước dễ phân tầng nhiệt độ (trời nắng) và độ mặn (trời mưa) - chất lượng nước tại mọi điểm khó đồng nhất; sự xáo động nước ko đủ để kích thích tôm bắt mồi (nếu anh điều tiết sục khí thật mạnh để tạo xáo động nước mạnh thì hiệu quả sục khí rất thấp). Những điều hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm: hoạt động cho ăn khó khăn, tôm bắt mồi kém, dễ stress, dễ cảm nhiễm bệnh.
Với ao nuôi 3.000m2 và độ sâu 1.4m tối thiểu, nếu là ao hình vuông hoặc ao chữ nhật có độ chênh lệch giữa 2 bờ (2 cạnh hình chữ nhật) không lớn, anh chỉ cần lắp 2 dàn quạt và 1 hệ thống 20 đĩa được xem như tạm ổn. Nếu là ao chữ nhật có sự chênh lệch chiều dài 2 bờ ao lớn, bắt buộc anh phải lắp 3 dàn quạt (thậm chí 4 tùy theo) và hệ thống sục khí. Để hệ thống sục khí mang lại hiệu quả và tiết kiệm, anh cần lưu ý nguyên tắc: khí sủi bọt nhỏ và chậm thì khả năng hòa tan của khí vào nước càng cao, nồng độ khí hòa tan vào nước càng nhiều; máy nén khí công suất phù hợp hoặc vòng tua chậm sẽ tiết kiệm được nhiên liệu; bố trí đĩa phù hợp trong ao nuôi sẽ mang lại hiệu quả Oxi hòa tan cao nhất trong 1 thời gian ngắn nhất (không nên bố trí đĩa gần quạt nước); lựa chọn vật liệu phù hợp và cách lắp đặt hệ thống phân phối tốt sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cũng như thuận tiện trong bảo quản sau mùa vụ.
Nội dung trên là vài dòng trao đổi cùng anh. Hy vọng nội dung có thể đáp ứng được những thắc mắc của anh hoặc, nếu có nội dung nào chưa ổn - mong anh và độc giả góp ý bổ sung. Xin chân thành cảm ơn và chúc anh thành công.
Liemtran308 - Researcher - Techniques in aquaculture monodon and vannamei (Seattle - USA)
Con tôm thẻ nó sống ở mọi tầng nước không như tôm sú sống ở tầng đáy, nhưng con tôm thẻ bài tiết phân thải nhiều hơn con tôm sú, hơn nữa mật độ thả dầy.
Nên nhớ con men vi sinh cũng cần oxy để thở trong khi chúng làm việc để phân hũy chất thải ở đáy ao, khí oxy cũng đẩy khí độc trong ao ra ngoài, đấy là mấu chốt, cho nên chúng ta cần phải cung cấp oxy nhiều hơn nữa, nhất là đáy ao.
Hệ thống cung cấp oxy có 3 loại:
1) Loại cánh bằng nhựa của Đài Loan tạo dòng chảy gom chất thải về chính giữa, loại nầy cánh quạt chỉ đập trên mắt nước, cho nên oxy hoà tan không cung cấp đầy đủ oxy cho đáy ao.
2) Loại đá sủi bọt cung cấp ôxy đáy (máy thổi chạy bằng điện gọi là Air Blower), nhưng không tạo được dòng chảy, cho nên phải có giàn cánh quạt nhựa đi kèm.
3) Loại Ống E-Rô-Týp (ống xốp), máy thổi chạy bằng điện gọi là Air Blower.
a) Có thể là hình dĩa tròn (đặt dưới đáy ao)
b) Có thể căng dây ngang (đặt dưới đáy ao)
c) Có thể thiết kế thành giàn (có bán sẳn hoặc mua các thiết bị về tự chế), cái giàn nầy vừa tạo (oxy tầng đáy, oxy tầng giữa và oxy tầng mặt), và tạo lực đẩy thành dòng chảy để gom chất thải vào giữa.
Do đó cho ta thấy:
- Hệ thống 1 cánh quạt nhựa không cung cấp đầy đủ cho oxy đáy.
- Hệ thống 2 đá sủi bọt cung cấp oxy đáy nhưng lại cần kèm theo giàn quạt, vậy chúng ta cần bỏ tiền ra để mua 2 hệ thống hay không.
- Hệ thống 3 vừa (oxy tầng đáy, oxy tầng giữa và oxy tầng mặt) vừa tạo dòng chảy.
Như tôi đã nói, nuôi tôm thẻ mật độ dầy, phân thải nhiều, con men vi sinh làm việc cũng cần oxy, với phân tích nêu trên bạn có thể chọn lựa một hệ thống tạo oxy cho ao của bạn và hãy xem giá cả và mức độ khả thi mà bạn hãy tự chọn lấy.
Liemtran308 - Researcher - Techniques in aquaculture monodon and vannamei (Seattle - USA)
Trình: Có quạt nước được khi đang cho tôm thẻ ăn không? (3/10/2011)
Tôi đang nuôi tôm thẻ chân trắng 150 con/1m2 được 30 ngày tuổi. Cho tôi hỏi có quạt nước được khi đang cho tôm thẻ ăn không? Cám ơn.
1/ Nuôi tôm mật độ cao, sang tháng thứ 2 có thể chạy quạt nước liên tục 24/24 (kể cả lúc cho tôm ăn) để đáp ứng yêu cầu về oxy hòa tan cho tôm nuôi, nhất là những ngày âm u, mưa nhiều, mất tảo...
2/ Cần chú ý:
- Vào thời điểm cho ăn, chạy giảm tốc độ (hoặc giảm bớt số máy quạt) so với khi chạy quạt bình thường.
- Khi tạt rải thức ăn nên tránh trước và sau khu vực quạt khoảng 4m
- Cần có quạt dự phòng.
Nghia cp: Thảo luận có quạt nước được khi đang cho tôm thẻ ăn không?(8/10/2011)
- Theo tôi bạn thả mật độ 150 con/m2 là quá nhiều, với mật độ này mà không biết cách quản lí thì tôm nuôi sẽ rất hay thiếu oxy và cuối cùng là tỉ lệ sống thấp.
- Tập tính của tôm thẻ nhìn chung khác tôm sú: Chúng bơi lội liên tục và có thể ăn được ở các tầng nước khác nhau, hiện nay nhiều nơi đang áp dụng quy trình nuôi tôm bằng máy cho ăn tự động. Nếu cho ăn bằng máy tự động thì gần như không phải tắt máy quạt nước trong lúc cho tôm ăn, kết quả thu được tôm vẫn phát triển nhanh FCR, ADG rất tốt...do vậy có thể nói trong quá trình cho tôm thẻ ăn nếu cần thiết thì chạy quạt vẫn được.
- Với mật độ như trên bạn phải biết để bố trí dàn quạt cho hợp lí, bạn có thể tham khảo cách tính như sau: Một dàn quạt 13-15 cánh quạt nếu trong vòng 1 phút quay được 100 - 120 vòng thì chỉ cung cấp oxy đủ cho 800-900kg tôm, còn quay 80-100 vòng/phút thì chỉ cung cấp oxy đủ cho 600-700kg tôm...do vậy bạn phải tính toán để bố trí quạt cho hợp lí.
Chúc bạn thành công.
Hỏi ao nuôi lót bạt khi chạy quạt thường tạo ra nhiều bọt không tan (18/8/2011)
Người gửi tin: Le Phuc Ha - Địa chỉ: Quang Tri
Tai sao nuoi tom the chan trang tren ao lot bat khi chay quat thuong tao ra nhieu bot khong tan va cach xu ly? bac nao biet cach xin chi giup- Cam on cac bac nhieu.
Lê Linh - Nha Trang: Thảo luận ao nuôi lót bạt khi chạy quạt thường tạo ra nhiều bọt không tan)(20/8/2011)
Chào anh Hà,
Ao tôm có nhiều bọt không tan là do xác tảo chết và hàm lượng protein trong nước cao. Chắc chắn những ao có nhiều bọt không tan thì độ trong rất thấp.
Biện pháp xử lý: anh nên đánh ZEOLITE rồi thay 30% nước trong ao.
Dam Nguyen: Thảo luận về Ao nuôi lót bạt khi chạy quạt thường tạo ra nhiều bọt không tan (23/8/2011)
Nước xuất hiện nhiều bọt không tan là chỉ thị biểu hiện môi trường nước ao bị dơ, đặc biệt là protein trong nước cao. Lấy mẫu nước ở đáy ao còn có thể ngửi thấy mùi hôi thối.
Ao lót bạt thường bị nhiều hơn ao đất là do hệ sinh thái trong ao đất tốt hơn ao lót bạt nên chất lượng nước trong ao đất lâu dơ hơn.
Cách xử lý: thiết kế hệ thống lọc sinh học tuần hoàn nước, thay nước mới, tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước và đánh vi sinh xử lý nước, xử lý đáy; ngoài ra phải siêng vớt cái bọt không tan đó ra khỏi ao.
Lienphat: Sử dụng màng chống thấm HDPE trong nuôi tôm (7/5/2011)
Thảo luận về đề tài môi trường nuôi tôm có sử dụng màng chống thấm HDPE.
Thiết kế ao có màng chống thấm HDPE cơ bản như ao đất và có nhiều ưu điểm như sau:
- Màng HDPE hầu như không thấm cùng với độ bền cao chịu được mưa nắng hơn 20 năm, rất thích dung làm lớp chống thấm cho hồ nuôi tôm.
- Ao nuôi tôm trên đất phèn chua phải được xử lý rất tốn kém để đảm bảo độ pH cho phép. Và càng ngày càng tăng do việc phơi ao sau mỗi vụ thu hoạch nên có nhiều ao sau một số năm khai thác không thể sử dụng được.
- Các ao nuôi tôm cũ đã nhiễm phèn hoặc nhiễm bẩn, có thể cải tạo lại bằng cách lót màng chống thấm HDPE, bảo đảm cách ly hoàn toàn nước trong ao với môi trường bên ngoài mà không cần xử lý gì thêm.
- Bảo đảm chất lượng nước: với ao đất, chất lượng nước trong ao rất khó kiểm soát do luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như nước nhiễm độc chất trong đất, nước nhiễm phèn từ nền và bờ ao. Màng chống thấm HDPE cách ly nước trong ao với bên ngoài, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật, bảo đảm chất lượng nước được duy trì theo yêu cầu về độ pH, độ mặn, lượng oxy hòa tan, sự phát triển của tảo…
- Ngăn ngừa nhiễm bẩn và giảm rủi ro bệnh tật: sau mỗi vụ thu hoạch, chất thải tồn đọng lại dưới đáy ao rất nhiều.Trong chất thải thường có chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, mầm bệnh.
Với ao đất, không thể nào dọn sạch hoàn toàn kể cả sử dujgn hóa chất. Các chất bẩn này ngày càng thâm nhiễm dần vào đất nền rồi từ đó phát sinh ô nhiễm gây bệnh cho mùa sau.
Tình hình này ngày càng nghiêm trọng hơn và nhiều ao sau một số năm khai thác, mức độ ô nhiễm quá nặng không thể khai thác được nữa. Nếu có màng HDPE, chất thải trong quá trình nuôi tôm không thể xâm nhập vào đất nền, sau khi thu hoạch rất dễ dàng rửa sạch bằng nước.
Màng HDPE màu đen hấp thụ nhiệt tốt nên thường được diệt khuẩn bằng cách phơi nắng trong vòng 3 đến 4 ngày. Nếu cần phải dung hóa chất thì so với ao đất, lượng hóa chất ít hơn rất nhiều và sau đó dễ dàng rửa sạch.
- Chiều sâu nước trong ao từ 1,5m đến 1,8m để đảm bảo nhiệt độ nước ổn định với thời tiết thay đổi vừa tăng mật độ thả giống, thường khoảng 50com/m2.
Tóm lại, lót đáy và mái hồ nuôi thủy sản bằng màng chống thấm HDPE đây là một biện pháp hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường nuôi được kiểm soát và hợp vệ sinh, đồng thời chống xói mòn tiết kiệm chi phí vận hành, thuận tiện thu hoạch.
Trân trọng kính chào. Lienphat
Nghiathuong: Hỏi về gây màu nước trong ao lót bạt HDPE (25/11/2009)
Cach gay mau nuoc de nuoi tom the chan trang tren bat hdpe
Ao nuôi lần đầu sau khi lót bạt HDPE thường khó gây màu nước.
De gay mau nuoc trong ao lot bat HDPE, nen su dung mot so loai hop chat gay mau pha san (bao gom khoang chat va nhieu nguyen to vi luong khac thich hop cho loai tao) cung voi bot ca + bot dau nanh (moi loai 1kg/1000m3, nau chin + 0,1kg ure + 0,3kg DAP tat xuong ao mỗi ngày. Lien tuc 5 - 7 ngay vao nhung luc troi nang - chia làm nhiều đợt hoà loãng tạt, ket hop chay quat).
Lặp lại như vậy sau 5 - 7 ngày trong tháng đầu thả nuôi
lan trinh - Huế: Tìm hiểu lí do tại sao khi nuôi tôm người ta phải sử dụng máy sục khí? (29/10/2009)
Tôi đang tìm hiểu lí do tại sao khi nuôi tôm người ta phải sử dụng máy sục khí?
Đối với nuôi tôm quảng canh, mật độ thưa, lượng oxy dồi dào thì không cần sự hỗ trợ của hệ thống quạt nước hay máy sục khí; nhưng đối với nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, do mật độ nuôi cao nên ngoài quạt nước, việc sử dụng máy sục khí để cung cấp thêm oxy cũng rât hiệu quả. Sục khí rất có lợi khi tôm còn nhỏ (do không phải chạy quạt, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí trong tháng đầu) và nhất là khi tôm lớn trong thời gian cho tôm ăn do phải ngưng chạy quạt nhưng nhờ có sục khí nên lượng oxy vẫn được đáp ứng. Ngoài ra bổ sung thêm oxy kịp thời khi thời tiết xấu, môi trường biến động...
Thành Đô - Bắc Ninh: Tham gia thảo luận về sục khí (5/11/2009)
Ngoài các lợi ích câu trả lời trên đã đưa ra thì còn có một ý kiến khác:
Sục khí cung cấp oxy cho đáy tốt hơn so với quạt nước. Nhưng sục khí không tạo ra được khu vực đáy sạch cho tôm bắt mồi thuận lợi như quạt nước làm được. Theo tôi lên kết hợp 2 biện pháp sục khí và quạt nước.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VIỆT & CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
Nhấn nút để liên kết:
Anh Đỗ Đức Trung: "Vua" nuôi dê đất Sông Trầu
Anh Nguyễn Đình Thuận làm giàu nhờ trồng cây vú sữa tím
Anh Nguyễn Văn Cường nuôi lợn lãi 500 triệu đồng/năm
Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.