• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thảo luận, hỏi đáp và Ý kiến bạn đọc

Thảo luận về men vi sinh, các mô hình nuôi tôm sinh học...

Hoan - Tiền Giang: Hỏi về Công nghệ mới nuôi tôm Biofloc (14/3/2012)

Tôi nghe nói có công nghệ mới nuôi tôm Biofloc không thay nước. Cho hỏi có dễ áp dụng không? Cám ơn.

Vietlinh:

1/ Xử lý chất thải trong ao nuôi tôm.

Hiện nay có 2 phương thức xử lý: ngay trong ao hoặc bên ngoài ao nuôi. Xử lý nước bên ngoài ao nuôi chính là công nghệ lọc tuần hoàn. Nước trong ao nuôi được dẫn ra ngoài qua các ao xử lý gồm các công đoạn lắng, lọc cơ học, lọc sinh học rồi được dẫn về ao để tái sử dụng hoặc thải ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên phương thức này khá phức tạp, chi phí cao và đòi hỏi diện tích lớn. Để xử lý nước ngay trong ao nuôi, người ta có thể tạo điều kiện để các loài tảo bám (periplankton) hoặc vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Sử dụng tảo bám không tiện lợi vì cần phải tạo giá thể cho chúng bám và khả năng xử lý chất thải phụ thuộc vào khả năng đảm bảo thời gian, cũng như cường độ chiếu sáng. Hướng sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để chúng có thể chuyển cơ chất (các chất thải hữu cơ) trực tiếp thành sinh khối vi khuẩn được xem là giải pháp hiệu quả hơn. Đây cũng chính là cơ sở của công nghệ Biofloc.

2/ Công nghệ Biofloc:

Trong môi trường ao nuôi luôn có sự hiện diện của các vi khuẩn dị dưỡng. Chúng có khả năng đồng hóa các chất thải hữu cơ, chuyển thành sinh khối của vi khuẩn (thường rất giàu protein) trong thời gian cực ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Nếu được giữ lơ lửng liên tục trong nước, khi đã đạt một mật độ nhất định, các vi khuẩn sẽ kết dính lại với nhau thành những hạt nhỏ, gọi là floc. Floc có khoảng 2-20% tế bào sống và 60-70% là chất hữu cơ. Trên hạt floc ngoài các vi khuẩn dị dưỡng, còn có nhiều sinh vật khác như nấm, tảo, động vật phù du…

Vì thế mà các hạt floc này có giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử dụng làm thức ăn cho tôm, cá. Công nghệ Biofloc tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh bằng cách: bổ sung nguồn carbon rẻ tiền vào môi trường ao để cân đối với hàm lượng N có sẵn, duy trì mức độ khuấy đảo nước trong ao và hàm lượng oxy hòa tan thích hợp.

Theo PGS-TS HOÀNG TÙNG

 


KS.Phạm Trường Giang - Cty CP Thức Ăn Chăn Nuôi Bạc Liêu; Thao luan ve: NUÔI TÔM CN-BCN THEO QUY TRÌNH SINH HỌC (19/7/2009)

Tôi có vài ý kiến về bài viết của Ks. Nguyễn Đức Khoa – TT KNKN Bạc Liêu như sau:

+ Đã áp dụng quy trình nuôi nhằm giảm chi phí để tăng lợi nhuận thì nuôi tôm với mật độ 10 Post/m2 có cần chạy Oxy đáy không? Thậm chí người nuôi còn cần hạn chế chạy quạt thời gian đầu nữa, chỉ chạy quạt trong lúc cấp bách hoặc sử dụng thuốc hay vôi cho hòa tan đều vào nước thôi.

+ Đánh giá về chất lượng thức ăn như vậy là không chính xác. Bất kỳ nhà máy sản xuất thức ăn đều phải có bụi dù ít hay nhiều, nhưng trong quá trình vận chuyển từ nhà mày đến đại lý, từ đại lý cấp I đến cấp II,… rồi mới đến được người nuôi thì thử hỏi bao thức ăn mà vác lên vác xuống như thế thì viên thức ăn bên trong có bị mẻ hay không? Và nếu bị mẻ viên thì chắc hẳn là bị bụi nhiều.

+ Theo Ks Khoa thì do chất lượng con giống và thức ăn ngày càng kém hiệu quả nên thời gian nuôi có khi lên đến 6 tháng vẫn không thể không được 30 con/kg, còn trước đây nuôi ở mật độ cao (khoảng 30 con/m2) mà không cần có bất kỳ sự phối trộn nào vậy mà chỉ sau khoảng 4 tháng nuôi thì tôm cũng có thể đạt được khoảng 30 con/kg. Đây là một lý do không thuyết phục. Vì trước đây môi trường nước không bị ô nhiểm, chất đất của ao nuôi còn tốt nên tôm mới lớn nhanh. Qua thời gian sử dụng hóa chất làm cho độ phì nhiêu của đất bị mất, thức ăn tự nhiên trong ao không còn và kéo theo là sự tồn lưu của những loại hóa chất như: diệt giáp xác, thuốc trừ sâu, Difterex, kháng sinh đánh xuống ao như Norfloxacin, … ảnh hưởng đến tôm làm cho tôm nuôi chậm lớn.

+ Ks Khoa đã khuyến cáo trộn Vitamin C nhằm tăng sắc đề kháng cho tôm nhưng đã không nhắc tới việc không nên trộn chung với những loại men đường ruột, vì khi trộn chung sẽ làm giảm tác dụng và tệ hơn là mất tác dụng của men.

Ks.Phạm Trường Giang

 


trần việt trung - ĐH Nha Trang: Hoi dap ve: các đơn vị dùng trong vi sinh vật (16/7/2009)

Cho tôi xin hỏi: trong các sản phẩm men vi sinh dùng trong Nuôi Trồng Thủy sản, thường có các đơn vị Như: FAU, CMCU, HUT.. vậy các đơn vị này nghĩa là gì?

Ai biết xin chỉ giúp tôi. Xin cảm ơn nhiều!

Vietlinh:

Chúng tôi xin để nguyên bản tiếng Anh:

1 FAU/g is the amount of enzyme which breaks down 5.26 g starch per hour at 37 C and pH 4.7

Carboxymethyl cellulose unit (CMCU) is that amount of enzyme which liberates one micromole of reducing sugar (expressed as glucose equivalents) in one minute under the conditions of the assay.

Definition of Units: One HUT unit of proteolytic (protease) activity is defined as that amount of enzyme that produces, in 1 minute under the specified conditions, a hydrolysate whose absorbance at 275 nm is the same as that of a solution containing 1.10 µg/ml of tyrosine in 0.006 N Hydrochloric acid.

 


NGUYỄN VĂN RÍ: Thảo luận về hoạt tính của hai loại vi sinh (21/6/2009)

Về 2 loai vi sinh co goc Rhodobacter.sp va Bacillus.sp:

Xin có vài ý kiến về câu hỏi của bạn. Bacillus.sp là dòng vi sinh hiếu khí không bắt buộc, sự xuất hiện của lọai vi sinh này là tạo sự cạnh tranh sinh học, ưu thế lòai trong môi trường, nhằm ức chế sự phát triển của vi sinh học có hại. Tuy nhiên vi sinh này chỉ là vi sinh cạnh tranh cho nên nó không có tác dụng chuyển hóa nitơ, cho nên Bacillus.sp không thể cải thiện môi trường nước đáng kể, vì thế trong các chế phẩm sinh học người ta thường bổ sung thêm hai thanh phần vi sinh nữa là Nitrosomonas.spp và Nitrobacter.spp, để chuyển hóa Nitric và Nitrate, cải thiện ô nhiễm môi trường.

Rhodobacter.sp là vi sinh vật tự dưỡng, chuyển hóa CO2 thành O2 mà không cần sự quang hợp của tảo. Đây là lòai vi sinh người ta mới nghiên cứu và áp dụng trong nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây, các sản phẩm nếu có bổ sung đúng Rhodobacter.sp thì ao nuôi ít bị thếu ôxy khi mất tảo, khi ao bị rớt tảo nên dùng sản phẩm có dòng vi sinh này sẽ cung cấp Oxy cho ao tốt hơn, những ao nuôi tôm thẻ chân trắng rất cần vi sinh này.

Vài ý kiến cùng bạn. Chúc bạn thành công

NGUYỄN VĂN RÍ

 


Huynh Tuan Anh: Sử dụng chế phẩm vi sinh (9/5/2009)

Toi dang su dung 2 san pham vi sinh: Prawbac va EM, nhung toi thay hieu qua su dung khong bang vu truoc. Vu truoc do man 15 phan nghin, vu nay 32 phan nghin. Vay do man co anh huong gi den hoat dong cua vi sinh hay khong?

Vietlinh:

Theo các nhà chuyên môn, khi sản xuất các chế phẩm vi sinh sử dụng cho ao nuôi nước lợ, nhà sản xuất đã tính đến việc thay đổi độ mặn như trên sẽ không làm hạn chế tác dụng của chế phẩm.

Tuy nhiên có thể do các hệ thống ao hồ đã qua 1 vụ nuôi dù được cải tạo kỹ vẫn khó tránh khỏi sự suy giảm môi trường so voi ao mới. Và càng nuôi các vụ tiếp theo sự suy giảm môi trường càng tăng lên. Để duy trì hiệu qủa của chế phẩm vi sinh người ta thường tăng liều lượng hoặc tăng định kỳ sử dụng. Sau đó vài vụ cho ao nghỉ một 2 vụ.


NGUYEN DUC KHOA-TRUNG TAM KNKN BAC LIEU: QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ BẰNG VI SINH (30/3/2009)

NUÔI TÔM CN-BCN THEO QUY TRÌNH SINH HỌC

Hiện nay vấn đề nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) đối với tỉnh Bạc Liêu nói riêng và với tất cả những vùng nuôi tôm CN-BCN trên cả nước nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Bà con nuôi tôm vừa phải đối đầu với sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, chất lượng tôm giống, vừa phải lo lắng trước sự biến động quá cao của giá cả đầu vào như: thuốc, thức ăn, dầu… Bên cạnh đó giá bán sản phẩm tôm của bà con lại ngày càng mất giá do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn trên thì bà con nuôi tôm phải áp dụng cho mình một biện pháp nuôi mới để giảm được chi phí đầu tư cho một vụ nuôi tôm nhằm tăng lợi nhuận. Bằng những kinh nghiệm thực tế qua việc quản lý rất nhiều vùng nuôi tôm trong tỉnh tôi sẽ trao đổi với bà con quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học ở mật độ thưa nhằm để cho bà con hạn chế được vốn đầu tư, dễ dàng trong khâu quản lý, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận lại cao. Mô hình nuôi vi sinh với mật độ thưa là cơ sở để xuất bán được tôm sạch, kích cỡ lớn nên đủ điều kiện cạnh tranh trong xu thế ngày nay đa số các nước nuôi tôm CN-BCN đều thiên về thẻ chân trắng.

I- CHUẨN BỊ AO NUÔI

- Vét nạo bùn ra ngoài, phơi ao 7 – 15 ngày, sau đó lấy nước vào ngâm 1 – 2 ngày rồi tháo cạn lặp lại 2 – 3 lần

- Tiến hành kiểm tra pH đất để bón vôi cho phù hợp. Thường vôi được sử dụng là CaO, CaCO3 với liều lượng 100 – 150kg/1.000m2.

- Phơi ao đến nứt nẽ chân chim để loại bỏ mầm bệnh còn tồn tại trong ao qua các vụ nuôi trước.

- Phải diệt giáp xác tận gốc bằng cách trộn thuốc diệt cua, còng với cơm nguội bỏ vô từng hang của chúng (hạn chế pha nước tạt vì hiệu quả sẽ không cao), rào lưới quanh ao cao 0.5m để ngăn giáp xác từ bên ngoài vào ao nuôi.

- Nếu có được diện tích đất sản xuất nhiều thì nên có 3 ao lắng. Ta cấp nước vào hệ thống ao lắng liên hoàn (ao lắng phù sa đến ao lắng có nuôi cá dữ như: cá chẽm, cá heo…để diệt giáp xác rồi mới đến ao lắng chính, sau đó mới cấp nước qua túi lọc vào ao nuôi. Lưu ý nước qua mỗi ao lắng đều phải được lấy qua túi lọc. Tuy nhiên nếu diện tích đất ít ta vẫn có thể sử dụng một ao lắng.

- Cấp nước vào ao nuôi sau 4-7 ngày thì dùng Iodine diệt khuẩn với liều lượng 1lít/1.500m3

- 2 ngày sau dùng EDTA để phân giải với liều lượng 2-3kg/1.000m3.

- Dùng vôi (CaCO3 và Dolomite) để điều chỉnh độ kiềm, pH nước, dùng phân DAP hoặc N:P:K (1-3 kg/1.000m2) và cám mịn ngâm chua kết hợp với dùng vi sinh cấy xuống ao để gây màu nước.

- Sau 7 ngày lấy mẫu nước đi xét nghiệm khuẩn Vibrio, khuẩn phát sáng. Khi kết quả xét nghiệm nước tốt thì tiến hành chọn giống thả nuôi.

II- CHỌN GIỐNG

- Tôm giống phải đạt cỡ (1,3-1,5 cm), sau khi chọn lọc bằng cảm quan, sốc các yếu tố môi trường đạt rồi thì tiếp tục mang mẫu tôm đi xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng và MBV bằng phương pháp PCR hoặc mô học (nên chọn tôm được đẻ ở lần 1 hoặc lần 2).

- Mật độ thả 10 con/m2.

- Tôm giống phải được thuần nhiệt độ, độ mặn và pH phù hợp với nước của ao nuôi.

- Thả tôm trên gió, nhiệt độ nước thích hợp nhất để thả tôm là 26-28 oC.

III- CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ

1.Quản lý các yếu tố môi trường:

- Quản lý oxy: trong vấn đề nuôi tôm CN-BCN thì oxy là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng vì vậy phải tăng cường quạt đúng vào những thời gian quy định để đảm bảo oxy hòa tan trong nước luôn >4ppm. Nếu có điều kiện thì nên kết hợp quạt với máy cải tiến superchar để thổi khí oxy.

- Quản lý pH: pH thuận lợi nằm trong khoảng 7,5-8,5. Nếu pH biến động thì điều chỉnh bằng cách dùng vôi để điều chỉnh độ kiềm trong khoảng 70-120ppm và độ trong khoảng 25-40cm.

- Cần lưu ý khi tảo tàn đột ngột, nhiệt độ tăng cao, tôm lột xác đồng loạt thì nên tăng cường chạy quạt, giảm thức ăn và dùng vôi để ổn định môi trường nước. Có thể quản lý tảo tốt nhất bằng cách dùng vôi kết hợp với vi sinh (liều lượng và thời điểm xử lý tùy vào độ trong và pH của nước ao mà xác định cụ thể).

- Lấy nước kiểm tra môi trường: phải lấy nước ở tầng đáy để kiểm tra.

- Quản lý nhiệt độ: trong ngày quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm vì vậy phải tăng cường chạy quạt để tránh phân tầng nhiệt độ kết hợp với giảm thức ăn. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ nước ở tầng đáy bằng cách cột dây vào và đưa xuống đáy ao.

- Quản lý độ kiềm: độ kiềm của ao nuôi được điều chỉnh bằng CaCO3 và Dolomite bằng cách đánh trực tiếp xuống ao 7-10 ngày/lần, dùng liều 25kg/1.000m3. Lưu ý khi mưa kéo dài có thể thay đổi thời gian và liều lượng đánh xuống ao nuôi.(Cần kiểm tra chất lượng vôi trước khi dùng trong ao nuôi).

2.Quản lý vi sinh vật trong ao:

- Định kỳ nên mang mẫu nước đi xét nghiệm tảo và vi khuẩn trong ao để làm cơ sở cho việc sử dụng vi sinh. Nhờ xét nghiệm mẫu nước ta còn có thể biết được vi sinh đang sử dụng có hiệu quả hay không vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vi sinh giả.

- Trong 2 tháng đầu nên cấy vi sinh khoảng 10-15 ngày/lần. Cách sử dụng vi sinh hiệu quả là phải biết nhìn màu nước để biết cách xử dụng liều lượng và có thể rút ngắn thời gian xử lý để có hiệu quả nhất.

3. Quản lý thức ăn – Các vitamin và khoáng chất:

- Thức ăn tôm phải được mua của các công ty có uy tín. Không nhận các bao thức ăn bị rách, độ ẩm cao, bị mốc, đặc biệt cách đơn giản để nhận biết thức ăn kém chất lượng là bao thức ăn đó có bụi nhiều và ít mùi thức ăn đặc trưng.

- Trong vấn đề nuôi tôm khâu cho ăn là khâu quan trọng nhất bởi nó ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố: môi trường, chi phí đầu tư và cả thành công hay thất bại của vụ nuôi vì chúng ta đã biết khi thức ăn dư thì môi trường đáy ao sẽ bị ô nhiễm, điều đó kéo theo sự phát triển quá ngưỡng cho phép của vi sinh vật đáy, kéo theo sự bùng phát của tảo và cho đến giai đoạn khi tảo tàn thì môi trường sẽ biến động mạnh gây sốc cho tôm nên rất dễ phát bệnh cho tôm trong ao nuôi. Chính vì vậy chúng ta phải cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng phải điều chỉnh tăng hoặc giảm theo chu kỳ lột vỏ, theo môi trường nước và đặc biệt là theo sức khỏe tôm. Phải điều chỉnh thời gian thăm nhá và lượng thức ăn bỏ vào nhá hợp lý theo từng thời điểm môi trường và theo trọng lượng thân.

- Những năm đầu khi mới nuôi tôm CN-BCN thì tôm nuôi chỉ cần cho ăn thức ăn công nghiệp bình thường, nuôi ở mật độ cao (khoảng 30 con/m2) mà không cần có bất kỳ sự phối trộn nào vậy mà chỉ sau khoảng 4 tháng nuôi thì tôm cũng có thể đạt được khoảng 30 con/kg. Nhưng những năm gần đây do môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng, chất lượng con giống và thức ăn ngày càng kém hiệu quả nên thời gian nuôi có khi lên đến 6 tháng vẫn có thể không được 30 con/kg. Chính vì lẽ đó mà người nuôi tôm trong thời điểm hiện tại bắt buộc phải tìm ra cách làm sao để nâng cao sức đề kháng cho tôm, thúc đẩy tôm mau phát triển và việc phối trộn thêm các vitamin, khoáng chất vào thức ăn là giải pháp hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện nay. Nhưng quan trọng là chúng ta phải biết xử dụng loại nào có hiệu quả và phải biết cách làm sao để giảm thiểu chi phí. Sau đây sẽ là một trong những vitamin và khoáng chất thường được dùng và có hiệu quả:

+ Vitamin C: có công dụng tăng sức đề kháng cho tôm, hạn chế tôm bị sốc dẫn đến cong thân, cần được bổ sung 1-2 lần/ngày. Liều lượng theo hướng dẫn của sản phẩm, nếu thấy tôm hơi yếu có hiện tượng cong thân có thể dùng liều gấp đôi.

+ Men tiêu hóa: Có tác dụng giúp tôm hấp thụ tốt thức ăn, tạo hệ vi sinh đường ruột giúp tôm phòng ngừa bệnh phân trắng. Liều dùng 2lần/ngày.(3- 5g/kg thức ăn).

+ Các chế phẩm ly trích từ thảo dược: giúp tôm giải độc gan. Liều dùng: 1 lần/ngày. Cũng có thể dùng định kỳ 10 ngày/tháng cho ăn liên tục 3-5 ngày/lần.

+ Tỏi tươi xay nhuyễn: tỏi có tính năng kháng khuẩn nên khi ta lấy nước tỏi tươi cho tôm ăn thì ngăn ngừa khuẩn trong thức ăn và đặc biệt là cho đường ruột tôm rất tốt, hạn chế bệnh phân trắng.

+ Mật ong: dùng để áo thức ăn thay cho dầu mực, vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn.

KS Nguyễn Đức Khoa - Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Bạc Liêu


nguyen vu phong - ap phu an, xa phu thinh, huyen tam binh, tinh vinh long: Hỏi về Sử dụng vôi và men vi sinh (20/5/2009)

Muon xu ly nuoc trong khi nuoi, chung ta co the su dung cung luc 2 loai la: voi CaC03 va men vi sinh, co anh huong gi cho sinh vat hay khong.

Vietlinh:

Không sử dụng cùng lúc 2 loại trên. Nhất là hoà chung đồng thời, có khả năng làm hư hỏng men do toả nhiệt của vôi, ảnh hưởng của môi trường pH cao.

Thông thường: vôi CaCO3 được ngâm, hoà loãng rồi tạt khắp ao hồ. Chế phẩm vi sinh nên được tạt trước hoặc sau khi tạt vôi vài giờ.

 


nguyen van tuan - vinh chau, soc trang: Hỏi v/v su dung san pham: cac chung vi sinh xu ly day (17/1/2008)

Trong truong hop nen day do, co mau hoi den va mui hoi thoi. toi co the dung loai vi sinh nao de lam sach day ao? co the ket hop voi zeolite hay diet khuan khong? tom 3 thang, pH=7,8. kiem=115. sau:1.5m. than tom co dong mot it rong co mau hoi den. tom hay keo dan vao luc sang som (5h). mau nuoc hoi sam. tom van an binh thuong. xin cac chuyen gia chi giup

 


hoang - phu khuong - tx ben tre - ben tre: Phân biệt BZT thật - giả (4/10/2004)

Hien nay tren thi truong ba con nuoi tom dang su dung rat nhieu BZT toi muon biet lam cach nao de nhan biet duoc BZT that va BZT gia. rat mong viet linh giup toi cach nhan biet duoc that va gia. Cam on rat nhieu

O6ng Lê Minh Tuấn - Giam doc Cong ty cong nghe sinh hoc ATC - Nhà phân phối độc quyền sản phẩm BZT tại VN

Kinh gui anh Hoang Van Diem,

Cam on anh da quan tam toi san pham BZT cua chung toi.

Dung nhu anh da viet, hien nay tren thi truong da xuat hien san pham BZT gia va nhai lai voi chat luong dang lo ngai. Viec nay lam anh huong khong tot toi hoat dong nuoi tom cua ba con va uy tin cua Cong ty chung toi.

San pham gia, nhai co hai dang:

(1) - su dung bao bi cu va thay chat lieu ben trong bang loai bot kem chat luong; Nguoi mua can xem ky bao bi. Tranh mua san pham co bao bi da bi xe rach va dan lai;

(2) - dung mot ten tuong tu, nhu BAK-V AQUACULTURE, nhung co chat luong qua te.

Tuy nhien, bon lam gia, lam nhai chua dam cong khai bay ban tren thi truong, ma chi ban len lut. Chua co mot dai ly nao dam cong khai rao ban san pham BZT gia tren thi truong.

Cac hang gia, hang nhai nay deu khong co dang ky kiem dinh chat luong tai cac co quan co tham quyen cua Bo Thuy san;

Do vay, loi khuyen cua chung toi la: khong nen mua san pham BZT o bat ky nguon nao khac, ngoai cac dai ly co uy tin da duoc Cong ty chung toi chi dinh tai dia phuong. Hay lien he voi chung toi de biet danh sach dai ly tai dia phuong.

Dia chi cong ty nhu sau: Cong ty cong nghe sinh hoc ATC

phong 805, lau 8, toa nha central Plaza, 17 Le Duan, quan 1, tp HCM

DT: 08 8236589, Fax: 08 8250085

Neu can biet them thong tin gi, xin dung ngan ngai lien he toi chung toi. Mot lan nua chan thanh cam on anh da dong gop y kien cho chung toi.

Tran trong,

Le Minh Tuan - Giam doc Cong ty cong nghe sinh hoc ATC

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Việt Linh: Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, việc làm thủy sản, việc làm nông nghiệp, tuyển dụng, tìm việc, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang